Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận xét các Hiệp định tự do thương mại (FTA) đạt được trong thời gian vừa qua không thể được đánh giá là giúp tạo nên sự bùng nổ trong thương mại giữa các nước châu Á, khi các thỏa thuận này vẫn còn bị giới hạn về quy mô và gặp khó khăn trong việc thực hiện.
Tuy nhiên, nếu những tranh cãi về thương mại tư do được dàn xếp ổn thỏa, trong tương lai các FTA có thể giúp các nước châu Á gia tăng trao đổi thương mại.
Theo một cuộc điều tra của ADB, cho dù hiện có ít nhất một quốc gia châu Á tham gia ký hay đang đàm phán để ký tới 190 FTA tính tới tháng 1/2012, số phần trăm các nhà xuất khẩu và nhập khẩu trong khu vực được hưởng lợi từ các FTA là rất nhỏ.
Người đứng đầu Văn phòng Hội nhập Kinh tế Khu vực của ADB, Iwan Azis, nhận định đã có một sự lầm tưởng về tác động của FTA đối với hoạt động trao đổi thương mại.
Ông Azis cho biết trao đổi thương mại giữa các quốc gia châu Á đã tăng từ 45% năm 2001 lên 55% năm 2011 và chủ yếu nhờ nỗ lực tự do hóa (thương mại) đơn phương của một số nền kinh tế.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ trầm trọng tại Khu vực đồng euro (Eurozone) và đà phục hồi yếu của kinh tế Mỹ tác động xấu đến lĩnh vực xuất khẩu của các nước châu Á, các nền kinh tế của "lục địa trẻ" tăng cường trao đổi hàng hóa với nhau. Ông Azis cho rằng trong tương lai các FTA có thể giúp các nước châu Á gia tăng trao đổi thương mại, nếu những tranh cãi được dàn xếp ổn thỏa.
Theo báo cáo của ADB, sự khác biệt về hàng rào thuế, vấn đề bản quyền, luật chống bán phá giá và một số vấn đề khác có thể giới hạn tính hiệu quả của các FTA. Việc đàm phán và ký kết FTA trên toàn cầu đã "mọc lên như nấm," sau khi Vòng đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại Thế giới thất bại năm 2006, do những bất đồng về chương trình trợ cấp cho nông nghiệp./.
Tuy nhiên, nếu những tranh cãi về thương mại tư do được dàn xếp ổn thỏa, trong tương lai các FTA có thể giúp các nước châu Á gia tăng trao đổi thương mại.
Theo một cuộc điều tra của ADB, cho dù hiện có ít nhất một quốc gia châu Á tham gia ký hay đang đàm phán để ký tới 190 FTA tính tới tháng 1/2012, số phần trăm các nhà xuất khẩu và nhập khẩu trong khu vực được hưởng lợi từ các FTA là rất nhỏ.
Người đứng đầu Văn phòng Hội nhập Kinh tế Khu vực của ADB, Iwan Azis, nhận định đã có một sự lầm tưởng về tác động của FTA đối với hoạt động trao đổi thương mại.
Ông Azis cho biết trao đổi thương mại giữa các quốc gia châu Á đã tăng từ 45% năm 2001 lên 55% năm 2011 và chủ yếu nhờ nỗ lực tự do hóa (thương mại) đơn phương của một số nền kinh tế.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ trầm trọng tại Khu vực đồng euro (Eurozone) và đà phục hồi yếu của kinh tế Mỹ tác động xấu đến lĩnh vực xuất khẩu của các nước châu Á, các nền kinh tế của "lục địa trẻ" tăng cường trao đổi hàng hóa với nhau. Ông Azis cho rằng trong tương lai các FTA có thể giúp các nước châu Á gia tăng trao đổi thương mại, nếu những tranh cãi được dàn xếp ổn thỏa.
Theo báo cáo của ADB, sự khác biệt về hàng rào thuế, vấn đề bản quyền, luật chống bán phá giá và một số vấn đề khác có thể giới hạn tính hiệu quả của các FTA. Việc đàm phán và ký kết FTA trên toàn cầu đã "mọc lên như nấm," sau khi Vòng đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại Thế giới thất bại năm 2006, do những bất đồng về chương trình trợ cấp cho nông nghiệp./.
Trà My (TTXVN)