Ai Cập buộc tội 38 cổ động viên trong vụ Port Said

Cơ quan công tố Ai Cập buộc tội 38 cổ động viên bóng đá Ultras Devils thuộc một nhóm bất hợp pháp và có nhiều hành động tấn công khác.
Ngày 14/3, cơ quan công tố Ai Cập đã buộc tội 38 thành viên Câu lạc bộ cổ độngviên bóng đá Ultras Devils thuộc một nhóm bất hợp pháp và có nhiều hành động tấncông khác.

Đây là một đòn nhằm gây sức ép đối với mạng lưới Ultras, một trong những phongtrào có tổ chức nhất tại Ai Cập sau Tổ chức Anh em Hồi giáo.

Tuy nhiên, việc này cũng là một "con dao hai lưỡi" bởi Ultras là một trong nhữngphong trào tiên phong trong làn sóng biểu tình ở Ai Cập và các thành viên câulạc bộ này thường xuyên đụng độ với cảnh sát.

Luật sư đang thụ lý vụ án trên, ông Ahmed Ezzat cho biết 38 thành viên câu lạcbộ Ultras Devils đã bị bắt giữ ngày 14/3 trong một cuộc biểu tình ở thành phốShebeen al-Kom, thủ phủ tỉnh Menoufia. Những người này cũng bị buộc tội âm mưuphóng hỏa một trụ sở tòa án tỉnh và lăng mạ cảnh sát.

Ông Ezzat cho biết thêm rằng an ninh đã được lập lại tại thành phố nàytrong khi có lo ngại rằng những người ủng hộ các đối tượng bị bắt giữ có thểbiểu tình đòi trả tự do cho họ.

Trước đây, biểu tình hiếm khi xảy ra tại Shebeen al-Kom bởi tỉnh Menoufia vốn lànơi ủng hộ các quan chức thời ông Hosni Mubarak.

Hãng thông tấn nhà nước Ai Cập dẫn lời các nhân viên công tố cho biết các đốitượng trên sẽ bị giam giữ trong 15 ngày để điều tra.

Căng thẳng giữa nhóm Ultras và cảnh sát đã nổ ra từ ngày 9/3 khi nhóm cổ độngviên này tức giận trước việc tòa xử trắng án cho 28 bị cáo, trong đó có bảy cảnhsát, trong khi giữ nguyên án tử hình đối với 21 cổ động viên địa phương liênquan đến vụ bạo loạn sân cỏ Port Said hồi tháng 2/2012.

Hai sĩ quan cảnh sát đã bị kết án 15 năm tù vì thờ ơ trước vụ này và không ngăncản được tình trạng sát hại lẫn nhau. Tuy nhiên, các cổ động viên Ultras muốnnhiều cảnh sát hơn nữa phải chịu trách nhiệm.

[Cổ động viên Ai Cập biểu tình, 300 người bị thương]


Cùng ngày, phát biểu trước người dân Port Said, Tổng thống Mohammed Morsi hứa sẽđiều tra toàn diện về vụ bạo lực hôm 9/3 làm hơn 40 người biểu tình và dânthường thiệt mạng. Tổng thống cam kết "đảm bảo các quyền của người dân" và truytìm "thủ phạm thực sự" đứng sau các vụ bao lực tại thành phố cảng này.

Vụ bạo động sân cỏ năm 2012 xảy ra tại Port Said giữa các cổ động viên đội nhàAl-Masry và cổ động viên đội khách Al-Ahly của Cairo. Việc xét xử vụ này đã trởthành một "quả bom hẹn giờ" đối với Tổng thống đương nhiệm Morsi, khi các cuộcbiểu tình liên tiếp diễn ra tại Port Said, thành phố từng một thời là một thànhtrì của Tổ chức Anh em Hồi giáo./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Cây gạo đỏ rực một vùng trời gắn liền với khung cảnh êm đềm, từ lâu trở thành linh hồn của mỗi làng quê, gắn với ký ức của những người con xa quê nhớ về nguồn cội. (Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN)

Đỏ rực trời mùa hoa gạo tháng Ba

Cây gạo đỏ rực một vùng trời gắn liền với khung cảnh êm đềm, từ lâu trở thành linh hồn của mỗi làng quê Bắc Bộ, gắn với ký ức của những người con xa quê nhớ về nguồn cội.

Mỗi độ tháng Ba về, cây gạo miếu Bà Cô (thôn Tân Mỹ, xã Lãng Sơn, thành phố Bắc Giang) đỏ rực một góc trời. (Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN)

Mê đắm hoa gạo tháng Ba

Hoa gạo là loài hoa nở trong dịp cuối Xuân, vào tháng Ba, thời khắc báo hiệu những ngày rét chuẩn bị đi qua, nhường chỗ cho những tia nắng hạ.

Tiền Giang: Thưởng thức hương vị hủ tíu Mỹ Tho

Tiền Giang: Thưởng thức hương vị hủ tíu Mỹ Tho

Hủ tiếu Mỹ Tho, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, là món ẩm thực nổi tiếng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2014, hủ tiếu Mỹ Tho được xác nhận là món ăn đạt giá trị ẩm thực châu Á.

Từ tháng 1-4 hằng năm, cá voi xanh di cư đến khu vực Vịnh Loreto, Mexico, một trong những điểm đến quan trọng của loài cá này để tìm kiếm thức ăn và sinh sản. (Ảnh: Tourloreto/TTXVN phát)

Cá voi xanh di cư đến khu vực Vịnh Loreto

Từ tháng 1-4 hằng năm, cá voi xanh di cư đến khu vực Vịnh Loreto, Mexico, một trong những điểm đến quan trọng của loài cá này để tìm kiếm thức ăn và sinh sản. (Ảnh: Tourloreto/TTXVN phát)

Hình ảnh nữ chiến sỹ dân quân Lê Thị Thảo áp giải phi công Mỹ qua cầu Hàm Rồng do tổ làm phim tài liệu “Người Hàm Rồng” của Điện ảnh Quân đội ghi lại. (Ảnh: Khiếu Tư/TTXVN)

“O du kích nhỏ” kể chuyện áp giải phi công Mỹ

“O du kích nhỏ” Lê Thị Thảo vẫn nhớ như in khoảnh khắc bầu trời Hàm Rồng vang rền tiếng gầm rú của máy bay giặc, mặt đất rung chuyển bởi những loạt bom hạng nặng của kẻ thù dồn dập dội xuống.