Bộ trưởng Tài chính Ai Cập vừa cho biết nước này sẽ mở lại các cuộc đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về khoản vay 4,8 tỷ USD vào đầu tháng tới.
Chính phủ Ai Cập đã đề ra chương trình cải cách kinh tế mới sửa đổi, nhằm giải quyết các khó khăn về tài chính công và dự trữ ngoại tệ đang sụt giảm.
Theo chương trình cải cách sửa đổi trên, Ai Cập sẽ áp thuế đối với các giao dịch trên thị trường chứng khoán và thuế thu nhập doanh nghiệp đổ đồng sẽ được áp dụng ở mức 25% đối với các công ty Ai Cập, vốn đang phải vật lộn đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước.
Ngoài ra, chương trình cải cách kinh tế này còn đề ra mục tiêu thâm hụt ngân sách của Ai Cập trong năm tài chính 2013 là 189,7 tỷ pound Ai Cập (28 tỷ USD), tương đương 10,9 % sản lượng kinh tế của đất nước.
Chương trình cải cách cũng tìm cách chấm dứt sự sụt giảm đáng báo động về dự trữ ngoại tệ quốc gia, khi Ngân hàng trung ương Ai Cập đã cố vực dậy đồng pound Ai Cập trong những năm gần đây. Ai Cập đặt mục tiêu nâng dự trữ ngoại tệ lên 19 tỷ USD vào cuối tháng 6/2013 và tăng lên 22,5 tỷ USD vào tháng 6/2014.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế tỏ ra hoài nghi về khả năng đạt được các mục tiêu đề ra cũng như liệu Ai Cập có thể nhận được sự giúp đỡ của IMF vào tháng Sáu tới hay không. Trong những tháng gần đây, Ai Cập đã nhận được khoản vay từ Qatar, nhưng vẫn không thể ngăn chặn được dự trữ ngoại tệ sụt giảm và sự xuống giá của đồng pound Ai Cập.
Chương trình cải cách trên vẫn còn điểm hạn chế do chưa nêu rõ kế hoạch cắt giảm trợ cấp trong bối cảnh 1/5 ngân sách quốc gia được dành để trợ cấp năng lượng. Đó được xem là một vấn đề quan trọng quyết định khả năng Ai Cập có thể nhận được khoản vay từ IMF hay không.
Ai Cập và IMF đã nhất trí về nguyên tắc đối với khoản vay trên hồi tháng 11/2012 dựa trên “phiên bản trước đó” của chương trình cải cách trên, nhưng các cuộc đàm phán đã phải hoãn lại từ tháng 12/2012 do tình hình bất ổn nổ ra tại Ai Cập./.
Chính phủ Ai Cập đã đề ra chương trình cải cách kinh tế mới sửa đổi, nhằm giải quyết các khó khăn về tài chính công và dự trữ ngoại tệ đang sụt giảm.
Theo chương trình cải cách sửa đổi trên, Ai Cập sẽ áp thuế đối với các giao dịch trên thị trường chứng khoán và thuế thu nhập doanh nghiệp đổ đồng sẽ được áp dụng ở mức 25% đối với các công ty Ai Cập, vốn đang phải vật lộn đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước.
Ngoài ra, chương trình cải cách kinh tế này còn đề ra mục tiêu thâm hụt ngân sách của Ai Cập trong năm tài chính 2013 là 189,7 tỷ pound Ai Cập (28 tỷ USD), tương đương 10,9 % sản lượng kinh tế của đất nước.
Chương trình cải cách cũng tìm cách chấm dứt sự sụt giảm đáng báo động về dự trữ ngoại tệ quốc gia, khi Ngân hàng trung ương Ai Cập đã cố vực dậy đồng pound Ai Cập trong những năm gần đây. Ai Cập đặt mục tiêu nâng dự trữ ngoại tệ lên 19 tỷ USD vào cuối tháng 6/2013 và tăng lên 22,5 tỷ USD vào tháng 6/2014.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế tỏ ra hoài nghi về khả năng đạt được các mục tiêu đề ra cũng như liệu Ai Cập có thể nhận được sự giúp đỡ của IMF vào tháng Sáu tới hay không. Trong những tháng gần đây, Ai Cập đã nhận được khoản vay từ Qatar, nhưng vẫn không thể ngăn chặn được dự trữ ngoại tệ sụt giảm và sự xuống giá của đồng pound Ai Cập.
Chương trình cải cách trên vẫn còn điểm hạn chế do chưa nêu rõ kế hoạch cắt giảm trợ cấp trong bối cảnh 1/5 ngân sách quốc gia được dành để trợ cấp năng lượng. Đó được xem là một vấn đề quan trọng quyết định khả năng Ai Cập có thể nhận được khoản vay từ IMF hay không.
Ai Cập và IMF đã nhất trí về nguyên tắc đối với khoản vay trên hồi tháng 11/2012 dựa trên “phiên bản trước đó” của chương trình cải cách trên, nhưng các cuộc đàm phán đã phải hoãn lại từ tháng 12/2012 do tình hình bất ổn nổ ra tại Ai Cập./.
Linh Đào (TTXVN)