Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (RBI) ngày 17/4 đã quyết định giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ 8,5% xuống còn 8%, qua đó giảm chi phí cho các khoản vay để mua nhà, ôtô và cho các doanh nghiệp vay.
Đây là lần đầu tiên trong ba năm qua RBI giảm lãi suất này.
Quyết định giảm lãi suất ngắn hạn (lãi suất ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay) được RBI đưa ra nhằm giảm lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tỷ lệ lạm phát của Ấn Độ tăng 6,89% trong tháng Ba vừa qua so với mức dự kiến 6,7% đã đặt RBI trong tình thế khó khăn bởi ngân hàng trung ương này phải tính toán cân bằng các ưu tiên tăng trưởng sao cho không ảnh hưởng đến chính sách chống lạm phát của chính phủ.
Phát biểu khi công bố chính sách tín dụng tại New Delhi ngày 17/4, Thống đốc RBI Duwuri Subbarao nói rằng quyết định cắt giảm lãi suất nói trên là nhằm đẩy tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ lên 9% như thời điểm trước cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu năm 2008.
Lạm phát là động lực chủ yếu khiến RBI thắt chặt cung ứng tiền tệ và giữ nguyên lãi suất trong 36 tháng qua. Quyết định cắt giảm lãi suất là dựa trên đánh giá thực tế rằng tăng trưởng GDP của Ấn Độ đã chậm lại. Ông dự báo tăng trưởng GDP của Ấn Độ trong tài khoá 2012-2013 (bắt đầu từ 1/4/2012) sẽ đạt khoảng 7,3%.
Từ đầu năm đến nay, RBI cũng đã lần lượt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại để thúc đẩy hoạt động cho vay và tăng trưởng kinh tế.
Giới doanh nghiệp tại Ấn Độ đã ngay lập tức hoan nghênh quyết định cắt giảm lãi suất cho vay của RBI. Tổng giám đốc Liên đoàn công nghiệp Ấn Độ Chandrajit Banerjee cho rằng việc cắt giảm lãi suất sẽ góp phần thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế./.
Đây là lần đầu tiên trong ba năm qua RBI giảm lãi suất này.
Quyết định giảm lãi suất ngắn hạn (lãi suất ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay) được RBI đưa ra nhằm giảm lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tỷ lệ lạm phát của Ấn Độ tăng 6,89% trong tháng Ba vừa qua so với mức dự kiến 6,7% đã đặt RBI trong tình thế khó khăn bởi ngân hàng trung ương này phải tính toán cân bằng các ưu tiên tăng trưởng sao cho không ảnh hưởng đến chính sách chống lạm phát của chính phủ.
Phát biểu khi công bố chính sách tín dụng tại New Delhi ngày 17/4, Thống đốc RBI Duwuri Subbarao nói rằng quyết định cắt giảm lãi suất nói trên là nhằm đẩy tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ lên 9% như thời điểm trước cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu năm 2008.
Lạm phát là động lực chủ yếu khiến RBI thắt chặt cung ứng tiền tệ và giữ nguyên lãi suất trong 36 tháng qua. Quyết định cắt giảm lãi suất là dựa trên đánh giá thực tế rằng tăng trưởng GDP của Ấn Độ đã chậm lại. Ông dự báo tăng trưởng GDP của Ấn Độ trong tài khoá 2012-2013 (bắt đầu từ 1/4/2012) sẽ đạt khoảng 7,3%.
Từ đầu năm đến nay, RBI cũng đã lần lượt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại để thúc đẩy hoạt động cho vay và tăng trưởng kinh tế.
Giới doanh nghiệp tại Ấn Độ đã ngay lập tức hoan nghênh quyết định cắt giảm lãi suất cho vay của RBI. Tổng giám đốc Liên đoàn công nghiệp Ấn Độ Chandrajit Banerjee cho rằng việc cắt giảm lãi suất sẽ góp phần thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế./.
(TTXVN)