Theo tờ Thời báo tài chính (Ấn Độ), với tổng giá trị buôn bán trong nhóm nước BRICS trị giá 230 tỷ USD, chỉ chiếm 1% tổng giá trị thương mại toàn cầu (30.000 tỷ USD), rõ ràng tuyên bố của nhóm nước này tại hội nghị Tam Á (Trung Quốc) mới đây về sử dụng các đồng tiền của các nước thành viên trong buôn bán nội khối sẽ chỉ có ảnh hưởng hạn chế.
Theo bài báo, tuyên bố trên chắc chắn không tác động tới địa vị của đồng USD như một đồng tiền dự trữ của thế giới, ngay cả khi hiện tại có những lo lắng đáng kể về vấn đề này.
Tuy vậy, điều đáng nói ở đây là tính tượng trưng trong tuyên bố của BRICS và một thực tế là cùng với sự tăng trưởng kinh tế cao của BRICS, đồng tiền của các nước thành viên khối này cũng cần phải có vai trò lớn hơn trong buôn bán quốc tế.
Căn cứ vào việc đồng Nhân dân tệ có vị trí ngày càng tăng trên toàn cầu, câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có mở cửa các thị trường tài chính của họ cho các nhà đầu tư nước ngoài hay không? Câu trả lời xem ra không mấy chắc chắn.
Trong khi tuyên bố ủng hộ ngoài miệng, dường như Ấn Độ vẫn không giữ đồng Nhân dân tệ hay đồng real như một phần kho dự trữ ngoại tệ của nước này một khi các nước không phải trong nhóm BRICS cho rằng những đồng tiền đó ít giá trị.
Trong khi đó, vấn đề liên quan đến việc dự trữ đồng euro ở thời điểm này cũng đặt ra một số vấn đề khi đồng tiền chung châu Ấu đang gặp rắc rối do một số nước thành viên không thông tin trung thực về các chỉ số phát tiển kinh tế của họ.
Các thành viên BRICS có tin tưởng vào nền kinh tế của nhau không? Câu trả lời là chưa. Trung Quốc là một cường quốc toàn cầu, song ý định của họ không rõ ràng. Nga có phương cách quản lý khác và vẫn phụ thuộc rất nhiều vào dầu mỏ. Brazil thì chi tiêu phung phí còn tổ chức tài chính của Nam Phi thì lộn xộn.
Việc xây dựng một hệ thống tương tự như hệ thống đồng euro trong BRICS có thể gây ra vấn đề rắc rối. Vì thế, giới phân tích nhận định tốt nhất Ấn Độ nên tiếp tục giữ đồng USD làm đồng tiền dự trữ trong thời gian tới./.
Theo bài báo, tuyên bố trên chắc chắn không tác động tới địa vị của đồng USD như một đồng tiền dự trữ của thế giới, ngay cả khi hiện tại có những lo lắng đáng kể về vấn đề này.
Tuy vậy, điều đáng nói ở đây là tính tượng trưng trong tuyên bố của BRICS và một thực tế là cùng với sự tăng trưởng kinh tế cao của BRICS, đồng tiền của các nước thành viên khối này cũng cần phải có vai trò lớn hơn trong buôn bán quốc tế.
Căn cứ vào việc đồng Nhân dân tệ có vị trí ngày càng tăng trên toàn cầu, câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có mở cửa các thị trường tài chính của họ cho các nhà đầu tư nước ngoài hay không? Câu trả lời xem ra không mấy chắc chắn.
Trong khi tuyên bố ủng hộ ngoài miệng, dường như Ấn Độ vẫn không giữ đồng Nhân dân tệ hay đồng real như một phần kho dự trữ ngoại tệ của nước này một khi các nước không phải trong nhóm BRICS cho rằng những đồng tiền đó ít giá trị.
Trong khi đó, vấn đề liên quan đến việc dự trữ đồng euro ở thời điểm này cũng đặt ra một số vấn đề khi đồng tiền chung châu Ấu đang gặp rắc rối do một số nước thành viên không thông tin trung thực về các chỉ số phát tiển kinh tế của họ.
Các thành viên BRICS có tin tưởng vào nền kinh tế của nhau không? Câu trả lời là chưa. Trung Quốc là một cường quốc toàn cầu, song ý định của họ không rõ ràng. Nga có phương cách quản lý khác và vẫn phụ thuộc rất nhiều vào dầu mỏ. Brazil thì chi tiêu phung phí còn tổ chức tài chính của Nam Phi thì lộn xộn.
Việc xây dựng một hệ thống tương tự như hệ thống đồng euro trong BRICS có thể gây ra vấn đề rắc rối. Vì thế, giới phân tích nhận định tốt nhất Ấn Độ nên tiếp tục giữ đồng USD làm đồng tiền dự trữ trong thời gian tới./.
Phạm Thảo (TTXVN/Vietnam+)