Sáng 18/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015 đã khai mạc với sự tham dự đại hội có 348 đại biểu, đại diện cho 42.000 đảng viên của 16 đảng bộ trực thuộc Đảng bộ tỉnh.
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội. Chủ tịch nước đã biểu dương Đảng bộ An Giang đoàn kết, lãnh đạo phát triển kinh tế, xã hội. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, thu nhập bình quân của người dân xấp xỉ bình quân cả nước.
Thế mạnh cây lúa, con cá nước ngọt có bước phát triển vượt bậc, đứng đầu khu vực và cả nước, nông nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển và đổi mới, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, An Giang đã đạt và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng của nhiệm kỳ đại hội 2005- 2010 đề ra.
Mối quan hệ hợp tác với các tỉnh trong khu vực và quốc tế ngày càng phát triển, xứng đáng là vùng kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã có những kết quả tốt, có nhiều tấm gương điển hình trong học tập và làm theo đặc biệt là có nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc vào văn kiện đại hội của tỉnh.
Tuy nhiên, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết lưu ý An Giang có kinh tế phát triển nhanh, nhưng chưa thật bền vững, một số chỉ tiêu chưa đạt được do có nguyên nhân khách quan và cả chủ quan, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, khu vực công nghiệp xây dựng, chỉ riêng dịch vụ là phát triển nhanh. Kết cấu hạ tầng còn yếu kém, văn hóa xã hội và môi trường còn yếu, công tác giảm nghèo chưa bền vững. Môi trường đầu tư chưa thuận lợi, chỉ số cạnh tranh có giảm sút. Giáo dục đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực chưa phát triển tương xứng.
Gợi ý cho định hướng phát triển của An Giang trong 5 năm tới, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cho rằng An Giang có nhiều tiềm năng nông nghiệp, có vị trí thuận lợi trong giao thương với các nước.
Tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long, có đất đai màu mỡ, nông nghiệp trong thời gian tới còn giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương và đảm bảo an ninh lương thực. Cần quan tâm đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, áp dụng khoa học kỹ thuật, nhất là tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp, từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông, liên kết với các tỉnh trong vùng và mở rộng hợp tác quốc tế để khai thác thị trường.
Tập trung vào dịch vụ thương mại có chất lượng cao, tích cực thực hiện cải cách hành chính để thu hút đầu tư phát triển.
Trong thời gian tới tỉnh cần nâng tiêu chí hộ nghèo cao hơn, vì theo tiêu chí của hộ nghèo ở Việt Nam còn thấp hơn tiêu chí của các hộ nghèo trên thế giới, vì vậy hộ nghèo còn nhiều, cùng với cuộc chiến tranh đã qua làm cho nhiều người nghèo, vì vậy phải chăm lo công tác giảm nghèo.
Cần làm tốt công tác quốc phòng, an ninh, thúc đẩy hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới, giải quyết tốt khiếu nại của nhân dân, giữ vững ổn định xã hội. Cần quan tâm xây dựng Đảng, Mặt trận Tổ quốc, phải xây dựng Đảng mạnh về tổ chức, các cấp ủy đảng, chính quyền phải lắng nghe ý kiến nhân dân, giữ gìn sự đòan kết trong tòan Đảng bộ, chú trọng phát triển đào tạo nguồn nhân lực.
Chủ tịch nước lưu ý, Đại hội còn có nhiệm vụ quan trọng là bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ mới, bầu Đoàn đại biểu đi dự đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, các đại biểu cần cân nhắc để bầu, nhất là về cơ cấu cán bộ trẻ, cán bộ nữ và cán bộ dân tộc trong vùng đồng bào dân tộc.
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang khóa VIII trình Ðại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ IX với yêu cầu nhìn thẳng vào sự thật để kiểm điểm, đánh giá khách quan, toàn diện thành tựu và những yếu kém, khuyết điểm, đồng thời rút ra được những kinh nghiệm qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII; đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ mới nhằm tiếp tục “Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy thế mạnh về dịch vụ và kinh tế biên giới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, tạo nền tảng để đến năm 2015 An Giang phát triển toàn diện, đạt mức trung bình của cả nước.”
Báo cáo nêu rõ kinh tế tỉnh An Giang tiếp tục tăng trưởng khá cao, các ngành, lĩnh vực phát triển khá toàn diện, huy động được nhiều nguồn lực đầu tư phát triển. Đã khai thác được thế mạnh trong phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP bình quân 10,34%/năm (Nghị quyết 12%); trong đó, khu vực dịch vụ tăng 13,46% (chỉ tiêu 15,3%), khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 12,97% (chỉ tiêu 16,7%), khu vực nông nghiệp tăng 3,77% (chỉ tiêu 3,6%).
Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 21,183 triệu đồng (tương đương 1.141 USD), tăng trên 2,5 lần so năm 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nhất là lĩnh vực dịch vụ. Đến năm 2010, giá trị dịch vụ chiếm tỷ trọng 53,72% (tăng 4,52% so năm 2005), nông nghiệp chiếm 33,46% (giảm 5,04%), công nghiệp-xây dựng chiếm 12,82% (tăng 0,52%).
Thành tựu nổi bật về kinh tế là huy động được nhiều nguồn lực đầu tư phát triển của xã hội. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2006-2010 đạt 87.316 tỷ đồng, vượt gần 32% so kế hoạch, riêng năm 2010 cao gấp 3 lần so năm 2005. Tổng thu ngân sách 5 năm đạt 13.824 tỷ đồng (vượt chỉ tiêu 499 tỷ đồng).
Thương mại-dịch vụ phát triển nhanh; thực hiện tốt chương trình xúc tiến thương mại; đầu tư mới các khu thương mại, siêu thị, chợ.... Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt trên 3 tỷ USD (Nghị quyết 2,68 tỷ USD), tăng gấp 3 lần giai đoạn 2001-2005. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ vượt 30% so kế hoạch; kinh tế biên giới, du lịch, các ngành dịch vụ vận chuyển, tài chính - tín dụng, viễn thông, nhà hàng, khách sạn... phát triển, tạo giá trị gia tăng cao.
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bước đầu đã chuyển từ học tập sang làm theo, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình, điển hình tiên tiến. Đại đa số cán bộ, đảng viên luôn nêu cao trách nhiệm trước Đảng và nhân dân; vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của đơn vị, địa phương, khẳng định niềm tin và sự gắn bó giữa nhân dân với Đảng.
Đại hội sẽ kết thúc ngày 19/10./.
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội. Chủ tịch nước đã biểu dương Đảng bộ An Giang đoàn kết, lãnh đạo phát triển kinh tế, xã hội. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, thu nhập bình quân của người dân xấp xỉ bình quân cả nước.
Thế mạnh cây lúa, con cá nước ngọt có bước phát triển vượt bậc, đứng đầu khu vực và cả nước, nông nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển và đổi mới, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, An Giang đã đạt và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng của nhiệm kỳ đại hội 2005- 2010 đề ra.
Mối quan hệ hợp tác với các tỉnh trong khu vực và quốc tế ngày càng phát triển, xứng đáng là vùng kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã có những kết quả tốt, có nhiều tấm gương điển hình trong học tập và làm theo đặc biệt là có nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc vào văn kiện đại hội của tỉnh.
Tuy nhiên, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết lưu ý An Giang có kinh tế phát triển nhanh, nhưng chưa thật bền vững, một số chỉ tiêu chưa đạt được do có nguyên nhân khách quan và cả chủ quan, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, khu vực công nghiệp xây dựng, chỉ riêng dịch vụ là phát triển nhanh. Kết cấu hạ tầng còn yếu kém, văn hóa xã hội và môi trường còn yếu, công tác giảm nghèo chưa bền vững. Môi trường đầu tư chưa thuận lợi, chỉ số cạnh tranh có giảm sút. Giáo dục đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực chưa phát triển tương xứng.
Gợi ý cho định hướng phát triển của An Giang trong 5 năm tới, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cho rằng An Giang có nhiều tiềm năng nông nghiệp, có vị trí thuận lợi trong giao thương với các nước.
Tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long, có đất đai màu mỡ, nông nghiệp trong thời gian tới còn giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương và đảm bảo an ninh lương thực. Cần quan tâm đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, áp dụng khoa học kỹ thuật, nhất là tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp, từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông, liên kết với các tỉnh trong vùng và mở rộng hợp tác quốc tế để khai thác thị trường.
Tập trung vào dịch vụ thương mại có chất lượng cao, tích cực thực hiện cải cách hành chính để thu hút đầu tư phát triển.
Trong thời gian tới tỉnh cần nâng tiêu chí hộ nghèo cao hơn, vì theo tiêu chí của hộ nghèo ở Việt Nam còn thấp hơn tiêu chí của các hộ nghèo trên thế giới, vì vậy hộ nghèo còn nhiều, cùng với cuộc chiến tranh đã qua làm cho nhiều người nghèo, vì vậy phải chăm lo công tác giảm nghèo.
Cần làm tốt công tác quốc phòng, an ninh, thúc đẩy hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới, giải quyết tốt khiếu nại của nhân dân, giữ vững ổn định xã hội. Cần quan tâm xây dựng Đảng, Mặt trận Tổ quốc, phải xây dựng Đảng mạnh về tổ chức, các cấp ủy đảng, chính quyền phải lắng nghe ý kiến nhân dân, giữ gìn sự đòan kết trong tòan Đảng bộ, chú trọng phát triển đào tạo nguồn nhân lực.
Chủ tịch nước lưu ý, Đại hội còn có nhiệm vụ quan trọng là bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ mới, bầu Đoàn đại biểu đi dự đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, các đại biểu cần cân nhắc để bầu, nhất là về cơ cấu cán bộ trẻ, cán bộ nữ và cán bộ dân tộc trong vùng đồng bào dân tộc.
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang khóa VIII trình Ðại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ IX với yêu cầu nhìn thẳng vào sự thật để kiểm điểm, đánh giá khách quan, toàn diện thành tựu và những yếu kém, khuyết điểm, đồng thời rút ra được những kinh nghiệm qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII; đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ mới nhằm tiếp tục “Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy thế mạnh về dịch vụ và kinh tế biên giới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, tạo nền tảng để đến năm 2015 An Giang phát triển toàn diện, đạt mức trung bình của cả nước.”
Báo cáo nêu rõ kinh tế tỉnh An Giang tiếp tục tăng trưởng khá cao, các ngành, lĩnh vực phát triển khá toàn diện, huy động được nhiều nguồn lực đầu tư phát triển. Đã khai thác được thế mạnh trong phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP bình quân 10,34%/năm (Nghị quyết 12%); trong đó, khu vực dịch vụ tăng 13,46% (chỉ tiêu 15,3%), khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 12,97% (chỉ tiêu 16,7%), khu vực nông nghiệp tăng 3,77% (chỉ tiêu 3,6%).
Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 21,183 triệu đồng (tương đương 1.141 USD), tăng trên 2,5 lần so năm 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nhất là lĩnh vực dịch vụ. Đến năm 2010, giá trị dịch vụ chiếm tỷ trọng 53,72% (tăng 4,52% so năm 2005), nông nghiệp chiếm 33,46% (giảm 5,04%), công nghiệp-xây dựng chiếm 12,82% (tăng 0,52%).
Thành tựu nổi bật về kinh tế là huy động được nhiều nguồn lực đầu tư phát triển của xã hội. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2006-2010 đạt 87.316 tỷ đồng, vượt gần 32% so kế hoạch, riêng năm 2010 cao gấp 3 lần so năm 2005. Tổng thu ngân sách 5 năm đạt 13.824 tỷ đồng (vượt chỉ tiêu 499 tỷ đồng).
Thương mại-dịch vụ phát triển nhanh; thực hiện tốt chương trình xúc tiến thương mại; đầu tư mới các khu thương mại, siêu thị, chợ.... Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt trên 3 tỷ USD (Nghị quyết 2,68 tỷ USD), tăng gấp 3 lần giai đoạn 2001-2005. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ vượt 30% so kế hoạch; kinh tế biên giới, du lịch, các ngành dịch vụ vận chuyển, tài chính - tín dụng, viễn thông, nhà hàng, khách sạn... phát triển, tạo giá trị gia tăng cao.
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bước đầu đã chuyển từ học tập sang làm theo, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình, điển hình tiên tiến. Đại đa số cán bộ, đảng viên luôn nêu cao trách nhiệm trước Đảng và nhân dân; vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của đơn vị, địa phương, khẳng định niềm tin và sự gắn bó giữa nhân dân với Đảng.
Đại hội sẽ kết thúc ngày 19/10./.
Vương Thoại Trung (TTXVN/Vietnam+)