Theo một nghiên cứu mới đây, các chuyến bay tại các nước đang phát triển nguy hiểm gấp 13 lần so với các chuyến bay tại Mỹ hay các nước tiến tiến khác.
Giáo sư Arnold Barnett thuộc học viện Massachusetts, Mỹ, chuyên nghiên cứu về an toàn hàng không, đã thống kê tỷ lệ người thiệt mạng trên các chuyến bay của các nước tiên tiến như Canada hay Nhật Bản là 1/14 triệu người.
Trong khi đó, cũng theo con số của giáo sư Barnett, tỷ lệ này đối với các chuyến bay của các nước mới nổi như Ấn Độ hay Brazil lên đến 1/2.000 người. Tại các nước kém phát triển hơn như Châu Phi hay các nước Mỹ Latinh, tỷ lệ này là 1/800.000; trong đó, Nigeria là nước kém an toàn hàng không nhất.
Giáo sư Barnett nói: “Tuy nhiên tin tốt đối với chúng ta là tỷ lệ các chuyến bay an toàn đang tăng trên toàn thế giới, đó là điều quan trọng nhất.”
Nghiên cứu của giáo sư Barnett được công bố trên tờ Transportation Science, một tạp chí của Học viên Nghiên cứu các quá trình hoạt động và khoa học quản lý, trong đó ông đưa ra giả thiết rằng những khác biệt về văn hóa như sự tự chủ cá nhân hay sự tín nhiệm đối với phi hành đoàn có thể là nguyên nhân của những khác biệt về tỷ lệ tai nạn.
Giáo sư Barnett nói: “Sự tín nhiệm đối với phi hành đoàn là rất quan trọng. Nếu ai đó nhận thấy cơ trưởng đang làm điều gì đó bất thường, tại một số nước họ sẽ thắc mắc về điều đó, ở một số nước khác thì không. Tự chủ cá nhân cũng quan trọng như vậy. Nếu có điều gì đó bất thường, người dân ở những nước có sự tự chủ cá nhân cao hơn sẽ cố gắng tham gia giải quyết vấn đề hơn là chỉ hỏi đang có chuyện gì xảy ra.”
Một điều thú vị là giáo sư Barnett lại là người mắc chứng “sợ bay,” tuy nhiên với những nghiên cứu của mình, ông vẫn khẳng định không có lý do gì để phải lo lắng khi du lịch bằng đường hàng không, dù ở những nước tiên tiến hay những nước đang phát triển./.
Giáo sư Arnold Barnett thuộc học viện Massachusetts, Mỹ, chuyên nghiên cứu về an toàn hàng không, đã thống kê tỷ lệ người thiệt mạng trên các chuyến bay của các nước tiên tiến như Canada hay Nhật Bản là 1/14 triệu người.
Trong khi đó, cũng theo con số của giáo sư Barnett, tỷ lệ này đối với các chuyến bay của các nước mới nổi như Ấn Độ hay Brazil lên đến 1/2.000 người. Tại các nước kém phát triển hơn như Châu Phi hay các nước Mỹ Latinh, tỷ lệ này là 1/800.000; trong đó, Nigeria là nước kém an toàn hàng không nhất.
Giáo sư Barnett nói: “Tuy nhiên tin tốt đối với chúng ta là tỷ lệ các chuyến bay an toàn đang tăng trên toàn thế giới, đó là điều quan trọng nhất.”
Nghiên cứu của giáo sư Barnett được công bố trên tờ Transportation Science, một tạp chí của Học viên Nghiên cứu các quá trình hoạt động và khoa học quản lý, trong đó ông đưa ra giả thiết rằng những khác biệt về văn hóa như sự tự chủ cá nhân hay sự tín nhiệm đối với phi hành đoàn có thể là nguyên nhân của những khác biệt về tỷ lệ tai nạn.
Giáo sư Barnett nói: “Sự tín nhiệm đối với phi hành đoàn là rất quan trọng. Nếu ai đó nhận thấy cơ trưởng đang làm điều gì đó bất thường, tại một số nước họ sẽ thắc mắc về điều đó, ở một số nước khác thì không. Tự chủ cá nhân cũng quan trọng như vậy. Nếu có điều gì đó bất thường, người dân ở những nước có sự tự chủ cá nhân cao hơn sẽ cố gắng tham gia giải quyết vấn đề hơn là chỉ hỏi đang có chuyện gì xảy ra.”
Một điều thú vị là giáo sư Barnett lại là người mắc chứng “sợ bay,” tuy nhiên với những nghiên cứu của mình, ông vẫn khẳng định không có lý do gì để phải lo lắng khi du lịch bằng đường hàng không, dù ở những nước tiên tiến hay những nước đang phát triển./.
Đại Hải (Vietnam+)