Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình dương (APEC) lần thứ 21 và các Hội nghị liên quan, diễn ra tại Bali,Indonesia từ ngày 1-8/10/2013, APEC đã nhất trí thiết lập một mạng lưới chống tham nhũng theo sáng kiến do nước chủ nhà Indonesia đề xuất, nhằm tăng cường tính minh bạch và nâng cao hiệu quả chống tham nhũng trong khu vực.
Tổng vụ trưởng châu Á-Thái Bình dương và châu Phi, Bộ Ngoại giao Indonesia, Yuri O. Thamrin cho biết đây là một mạng lưới hợp tác giữa các nhà thực thi pháp luật các nền kinh tế APEC để giải quyết nhiều loại tham nhũng khác nhau, từ hối lộ đến rửa tiền.
Các thành viên của mạng lưới này bao gồm các nhà thừa hành pháp luật, các cơ quan/tổ chức chống tham nhũng, các nhà điều tra và các công tố viên chuyên trách về tham nhũng, các cơ quan hỗ trợ tư pháp và dẫn độ từ tất cả các nền kinh tế thành viên APEC.
Tổng vụ trưởng Thamrin nói rằng thông qua mạng lưới này, việc thực thi pháp luật sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình điều tra và truy tố. Ngoài ra, các nhà chuyên trách các nền kinh tế thành viên APEC có thể trao đổi kinh nghiệm về xây dựng năng lực chống tham nhũng.
Mặc dù tham nhũng và xử lý tham nhũng không phải là một vấn đề mới của APEC, song đây là căn bệnh mạn tính, dễ lây lan và gia tăng nếu lơ là cảnh giác, mà hậu quả của nó đến đời sốngchính trị-kinh tế-xã hội không hề nhỏ, trong đó có việc gây mất lòng tin, bóp méo thị trường, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, làm tăng chi phí dịch vụ công và các dự án cơ sở hạ tầng.
Quan chức ngoại giao cấp cao nói trên cho biết thêm rằng các nhà lãnh đạo APEC tại Hội nghị thượng đỉnh năm 2005 đã nhất trí thành lập Nhóm đặc trách các chuyên gia Chống tham nhũng và Minh bạch (ACT), tiền thân của Nhóm nghị sự Chống Tham nhũng và Minh bạch (ACTWG) của APEC ra đời sau đó năm 2011.
ACT cũng như ACTWG đã thường xuyên tổ chức các cuộc họp giữa các nhà thực thi pháp luật để trao đổi kinh nghiệm và thực hành tốt nhất trong cuộc chiến loại trừ tham nhũng.
Trong năm 2013, với vai trò Chủ tịch ACTWG Indonesia đã đưa ra sáng kiến thiết lập mạng lưới chống tham nhũng (ACT-NET), và với cơ chế mới này, các nhà thực thi pháp luật có thể phát triển mạng lưới hợp tác của họ trong việc phát hiện, điều tra, và truy tố những phần tử tham nhũng trong toàn bộ nền kinh tế thành viên APEC.
Tương tự với các mạng quốc tế khác, ACT-NET sẽ cho phép tương tác gần gũi hơn giữa những người thừa hành pháp luật xuyên quốc gia, giúp cải thiện thông tin liên lạc và hợp tác, nâng cao khả năng có thể giải quyết được nhiều vấn đề chính thức trong nỗ lực chung loại trừ tham nhũng của khu vực./.
Tổng vụ trưởng châu Á-Thái Bình dương và châu Phi, Bộ Ngoại giao Indonesia, Yuri O. Thamrin cho biết đây là một mạng lưới hợp tác giữa các nhà thực thi pháp luật các nền kinh tế APEC để giải quyết nhiều loại tham nhũng khác nhau, từ hối lộ đến rửa tiền.
Các thành viên của mạng lưới này bao gồm các nhà thừa hành pháp luật, các cơ quan/tổ chức chống tham nhũng, các nhà điều tra và các công tố viên chuyên trách về tham nhũng, các cơ quan hỗ trợ tư pháp và dẫn độ từ tất cả các nền kinh tế thành viên APEC.
Tổng vụ trưởng Thamrin nói rằng thông qua mạng lưới này, việc thực thi pháp luật sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình điều tra và truy tố. Ngoài ra, các nhà chuyên trách các nền kinh tế thành viên APEC có thể trao đổi kinh nghiệm về xây dựng năng lực chống tham nhũng.
Mặc dù tham nhũng và xử lý tham nhũng không phải là một vấn đề mới của APEC, song đây là căn bệnh mạn tính, dễ lây lan và gia tăng nếu lơ là cảnh giác, mà hậu quả của nó đến đời sốngchính trị-kinh tế-xã hội không hề nhỏ, trong đó có việc gây mất lòng tin, bóp méo thị trường, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, làm tăng chi phí dịch vụ công và các dự án cơ sở hạ tầng.
Quan chức ngoại giao cấp cao nói trên cho biết thêm rằng các nhà lãnh đạo APEC tại Hội nghị thượng đỉnh năm 2005 đã nhất trí thành lập Nhóm đặc trách các chuyên gia Chống tham nhũng và Minh bạch (ACT), tiền thân của Nhóm nghị sự Chống Tham nhũng và Minh bạch (ACTWG) của APEC ra đời sau đó năm 2011.
ACT cũng như ACTWG đã thường xuyên tổ chức các cuộc họp giữa các nhà thực thi pháp luật để trao đổi kinh nghiệm và thực hành tốt nhất trong cuộc chiến loại trừ tham nhũng.
Trong năm 2013, với vai trò Chủ tịch ACTWG Indonesia đã đưa ra sáng kiến thiết lập mạng lưới chống tham nhũng (ACT-NET), và với cơ chế mới này, các nhà thực thi pháp luật có thể phát triển mạng lưới hợp tác của họ trong việc phát hiện, điều tra, và truy tố những phần tử tham nhũng trong toàn bộ nền kinh tế thành viên APEC.
Tương tự với các mạng quốc tế khác, ACT-NET sẽ cho phép tương tác gần gũi hơn giữa những người thừa hành pháp luật xuyên quốc gia, giúp cải thiện thông tin liên lạc và hợp tác, nâng cao khả năng có thể giải quyết được nhiều vấn đề chính thức trong nỗ lực chung loại trừ tham nhũng của khu vực./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)