VietnamPlus xin giới thiệu bài viết của ông Phạm Quang Vinh, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn Quan chức Cao cấp Việt Nam tại ASEAN, về quan hệ đối ngoại ASEAN trong năm 2010.
Dưới đây là toàn văn bài viết:
ASEAN, song hành với các nỗ lực gia tăng hợp tác, liên kết nội khối và xây dựng cộng đồng của mình, luôn coi trọng việc đẩy mạnh quan hệ đối ngoại với các bên đối tác, phản ánh tính chất mở của Hiệp hội và nhằm tranh thủ hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu hoà bình, an ninh và phát triển bền vững của ASEAN. Đây cũng là một trong những định hướng ưu tiên chính trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN, với chủ đề "Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động."
Nhìn lại năm ASEAN 2010, trong hàng loạt các sự kiện và quyết sách quan trọng đã đạt được, có một thành công nổi bật, đó là: nỗ lực và kết quả rất có ý nghĩa trong việc tăng cường, mở rộng và làm sâu sắc thêm các quan hệ đối ngoại của ASEAN, cùng phấn đấu vì hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực. Đó là một năm dồn dập những hoạt động đối ngoại của ASEAN và ASEAN đã thể hiện rõ nét sự năng động, chủ động dẫn dắt các tiến trình hợp tác ở khu vực, cùng với thông qua nhiều quyết sách quan trọng.
Một con số được coi là kỷ lục của ASEAN, đó là 14 cuộc họp cấp cao trong hai ngày rưỡi, trong đó lần đầu tiên có tới 8 cuộc họp cấp cao riêng ASEAN+1 với các đối tác trong một dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN (Cấp cao ASEAN-17, tháng 10/2010). Trong nỗ lực chung trên, có dấu ấn rõ nét và sự đóng góp quan trọng của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN.
Những kết quả quan trọng
Thực sự năm qua, quan hệ hợp tác của ASEAN với các đối tác đã có bước phát triển rất có ý nghĩa, được mở rộng và làm sâu sắc thêm trên toàn tuyến, với tất cả các đối tác chính và trong nhiều khuôn khổ hợp tác khác nhau.
Các đối tác ngày càng coi trọng vai trò và quan hệ với ASEAN, gia tăng các cam kết hỗ trợ ASEAN bằng nhiều hình thức khác nhau và ủng hộ vai trò chủ đạo của ASEAN trong các tiến trình hợp tác ở khu vực. Có thể thấy những kết quả nổi bật sau:
Thứ nhất, quan hệ của ASEAN với từng đối tác đều đã được nâng lên tầm mới và thực chất hơn, là đối tác chiến lược hoặc toàn diện. Lần đầu tiên, trong một năm, ASEAN tổ chức Hội nghị cấp cao với hầu hết các đối tác (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nga, Hoa Kỳ và Liên hợp quốc).
Cùng với củng cố quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc và Nhật Bản, quan hệ ASEAN-Hàn Quốc đã được nâng thành đối tác chiến lược, quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ được nâng lên tầm đối tác chiến lược, trong khi quan hệ với các đối tác còn lại đều là đối tác toàn diện, với nhiều tuyên bố và chương trình hành động hợp tác mới đã được thông qua, hỗ trợ tích cực và thiết thực cho ASEAN trong nỗ lực xây dựng cộng đồng, liên kết và phát triển.
Quan hệ của ASEAN với các tổ chức khu vực khác cũng ngày càng được tăng cường (như Hội đồng hợp tác vùng Vịnh GCC, MERCOSUR, Nhóm RIO…).
Thứ hai, hợp tác của ASEAN với các đối tác trong các diễn đàn, khuôn khổ khu vực do ASEAN đóng vai trò chủ đạo, nhất là ASEAN+3 và Cấp cao Đông Á (EAS), tiếp tục phát triển năng động và thực chất hơn, góp phần đẩy mạnh đối thoại và hợp tác rộng rãi, nhiều mặt ở khu vực Đông Á, trong đó có việc hợp tác nhằm ứng phó hiệu quả với các thách thức đặt ra, như phục hồi và phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia.
Hợp tác ASEAN+3 có bước phát triển tích cực trên 22 lĩnh vực, với gần 60 cơ chế khác nhau, trong đó đáng chú ý nhất là Thoả thuận đa phương hoá sáng kiến Chiang Mai (với trị giá 120 tỷ USD) về hoán đổi ngoại tệ, hỗ trợ ứng phó với nguy cơ một cuộc khủng khoảng tài chính ở khu vực. Cấp cao Đông Á tiếp tục trao đổi về các vấn đề có tầm quan trọng chiến lược đối với khu vực và triển khai hợp tác trên 5 lĩnh vực ưu tiên như tài chính-kinh tế, năng lượng, môi trường, quản lý thảm họa và giáo dục.
Thứ ba, đó là sự tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy liên kết ở khu vực Đông Á, nhất là thông qua các khuôn khổ ASEAN+3 như là một công cụ chính và EAS với tư cách là cơ chế bổ trợ cho mục tiêu lâu dài là xây dựng cộng đồng Đông Á. ASEAN cùng các nước đối tác liên quan đã nhất trí triển khai nghiên cứu khả thi các sáng kiến về Khu vực vực mậu dịch tự do Đông Á (EAFTA) và Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á (CEPEA) để hướng tới xây dựng khu vực mậu dịch tự do (FTA) ở Đông Á.
Thứ tư, thúc đẩy hợp tác ASEAN với các đối tác trong việc củng cố và tăng cường môi trường hoà bình, an ninh và ổn định ở khu vực, ứng phó hiệu quả với các thách thức về an ninh, cả truyền thống và phi truyền thống; tích cực phát huy giá trị và hiệu quả của các thoả thuận, công cụ và cơ chế hợp tác ở khu vực như Hiệp ước hợp tác thân thiện Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước Khu vực phi vũ khí hạt nhân Đông Nam Á (SEANWFZ), Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF); thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, chia sẻ và xây dựng các chuẩn mực, quy tắc ứng xử chung ở khu vực.
Trong năm, đã có thêm Canada và Thổ Nhĩ Kỳ tham gia Hiệp ước TAC, đồng thời cũng đã hoàn tất và ký Nghị định thư thứ ba sửa đổi Hiệp ước TAC để các tổ chức liên chính phủ gồm các quốc gia có chủ quyền như EU có thể tham gia TAC. Đặc biệt, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng với các đối tác đã được khởi động và triệu tập lần đầu tiên trong năm 2010 là một đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy đối thoại chiến lược vì hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.
Thứ năm, nỗ lực chung về thúc đẩy cấu trúc hợp tác khu vực đang định hình phù hợp với đặc thù của khu vực và lợi ích của ASEAN. Trong năm đã có bước chuyển rất có ý nghĩa, theo đó các nước đều đồng tình với quan điểm của ASEAN là: một cấu trúc khu vực dựa trên các tiến trình hợp tác hiện có, đa tầng nấc, đan xen, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau, trong đó ASEAN đóng vai trò trung tâm, cùng phấn đấu vì mục tiêu chung là hoà bình, hợp tác và phát triển ở khu vực.
ASEAN coi trọng và khuyến khích các đối tác tham gia hợp tác sâu rộng ở khu vực và cùng chung tay xử lý các vấn đề của khu vực. Trên tinh thần đó, ASEAN cùng các đối tác Đông Á đã thông qua Tuyên bố kỷ niệm 5 năm Cấp cao Đông Á khẳng định lại các mục tiêu, nguyên tắc, ưu tiên và thể thức của diễn đàn này; đồng thời đã nhất trí quyết định mở rộng Cấp cao Đông Á và mời Nga và Hoa Kỳ tham gia làm thành viên bắt đầu từ năm 2011; trước mắt, mời Ngoại trưởng hai nước dự Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 5 (10/2010) với tư cách là khách mời đặc biệt của Chủ tịch Hội nghị để khởi động quá trình chuẩn bị cho việc này.
Thứ sáu, ASEAN ngày càng phát huy vai trò và đóng góp quan trọng, có trách nhiệm vào các công việc chung của cộng đồng quốc tế, nhất là tại các diễn đàn quốc tế và khu vực khác (như G20, APEC, ASEM, Liên hợp quốc, Hội nghị về Biến đổi khí hậu…). Đóng góp của ASEAN tại các cuộc họp cấp cao G20 trong năm 2010 được đánh giá cao, với những bài học kinh nghiệm quí về hợp tác vì phục hồi, phát triển bền vững và liên kết khu vực.
Cuối cùng, thông qua các hoạt động chung của ASEAN, tích cực tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ của các đối tác nhằm thúc đẩy khuôn khổ hợp tác tiểu vùng trong ASEAN, nhất là Tiểu vùng Mekong, tạo cơ sở và điều kiện để thúc đẩy phát triển đồng đều, tăng cường liên kết và kết nối ASEAN. Theo đó, hợp tác Tiểu vùng Mekong được các đối tác ngày càng quan tâm và đã có những bước tiến quan trọng trong năm qua.
Chúng ta đã tổ chức thành công Cấp cao Mekong - Nhật bản lần hai và Cuộc họp Bộ trưởng Mekong-Hoa Kỳ lần hai. Nhiều đối tác, trong đó có Ấn độ, Hàn Quốc, Nga, Australia… bày tỏ quan tâm và muốn tham gia nhiều hơn hợp tác với các nước Mekong.
Vai trò ASEAN và dấu ấn Việt Nam
Nhìn tổng thể trong năm qua, quan hệ đối ngoại của ASEAN đã có những bước phát triển mạnh mẽ và thực chất hơn; vai trò và vị thế quốc tế của Hiệp hội ngày càng được nâng cao. Đây là tiền đề quan trọng cho quan hệ đối ngoại của ASEAN tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Trong những thành tựu nổi bật trên, chúng ta thấy rất rõ nét vai trò nổi bật, chủ động của ASEAN, nhất là trong việc thúc đẩy các mục tiêu chung vì hoà bình, an ninh và phát triển bền vững ở khu vực, ứng phó hiệu quả với các thách thức đặt ra, cũng như trong việc định hình cấu trúc khu vực trong tương lai.
Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào các thành tựu trên của ASEAN, thể hiện tinh thần ‘chủ động, tích cực và có trách nhiệm’, được bạn bè tin cậy và ghi đậm dấu ấn của nước Chủ tịch ASEAN.
Ngay từ đầu năm, chúng ta đã xác định rõ, và được các nước nhất trí cao về các trọng tâm ưu tiên của năm ASEAN 2010, bao gồm: (1) đẩy mạnh thực hiện Lộ trình xây dựng Cộng đồng và triển khai Hiến chương ASEAN; (2) tăng cường quan hệ của ASEAN với các đối tác; (3) thúc đẩy hợp tác vì hoà bình, an ninh, phát triển bền vững và ứng phó hiệu quả với các thách thức toàn cầu; và (4) tăng cường đoàn kết, nâng cao vị thế, và bảo đảm vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực.
Chúng ta đã có sự chuẩn bị từ sớm, làm tốt công tác điều hành và tổ chức trên tất các các mặt (nội dung, lễ tân, tổ chức, an ninh…), chủ động tham vấn rộng rãi các nước trong suốt cả năm chủ tịch, cùng với việc đưa ra nhiều đề xuất, sáng kiến phù hợp, từ đó tạo được sự đồng thuận và quyết tâm cao giữa các nước về chủ trương và các biện pháp đẩy mạnh triển khai các trọng tâm ưu tiên trên, trong đó có lĩnh vực quan hệ đối ngoại của ASEAN, cũng như bảo đảm vai trò trung tâm của ASEAN trong các diễn đàn hợp tác khu vực và trong một cấu trúc khu vực đang định hình.
Có thể thấy, trong mỗi kết quả hợp tác của ASEAN trong năm qua, đều có phần đóng góp và dấu ấn của Việt Nam với tư cách là chủ tịch.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, trong bài viết tổng kết chung về năm ASEAN 2010, đã đánh giá: “Có thể khẳng định rằng chúng ta đã hoàn thành tốt đẹp nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2010 với dấu ấn đậm nét Việt Nam… Thành công của nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2010 đánh dấu một bước phát triển mới đầy ý nghĩa của Việt Nam trên bước đường hội nhập khu vực và quốc tế. Những nỗ lực và đóng góp tích cực của Việt Nam cho sự phát triển và lớn mạnh của ASEAN thêm một lần nữa khẳng định chính sách nhất quán của chúng ta coi trọng ASEAN cả về hợp tác đa phương và quan hệ song phương, luôn nỗ lực hết mình vì một ASEAN vững mạnh, đoàn kết và liên kết ngày càng chặt chẽ hơn.”/.
Dưới đây là toàn văn bài viết:
ASEAN, song hành với các nỗ lực gia tăng hợp tác, liên kết nội khối và xây dựng cộng đồng của mình, luôn coi trọng việc đẩy mạnh quan hệ đối ngoại với các bên đối tác, phản ánh tính chất mở của Hiệp hội và nhằm tranh thủ hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu hoà bình, an ninh và phát triển bền vững của ASEAN. Đây cũng là một trong những định hướng ưu tiên chính trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN, với chủ đề "Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động."
Nhìn lại năm ASEAN 2010, trong hàng loạt các sự kiện và quyết sách quan trọng đã đạt được, có một thành công nổi bật, đó là: nỗ lực và kết quả rất có ý nghĩa trong việc tăng cường, mở rộng và làm sâu sắc thêm các quan hệ đối ngoại của ASEAN, cùng phấn đấu vì hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực. Đó là một năm dồn dập những hoạt động đối ngoại của ASEAN và ASEAN đã thể hiện rõ nét sự năng động, chủ động dẫn dắt các tiến trình hợp tác ở khu vực, cùng với thông qua nhiều quyết sách quan trọng.
Một con số được coi là kỷ lục của ASEAN, đó là 14 cuộc họp cấp cao trong hai ngày rưỡi, trong đó lần đầu tiên có tới 8 cuộc họp cấp cao riêng ASEAN+1 với các đối tác trong một dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN (Cấp cao ASEAN-17, tháng 10/2010). Trong nỗ lực chung trên, có dấu ấn rõ nét và sự đóng góp quan trọng của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN.
Những kết quả quan trọng
Thực sự năm qua, quan hệ hợp tác của ASEAN với các đối tác đã có bước phát triển rất có ý nghĩa, được mở rộng và làm sâu sắc thêm trên toàn tuyến, với tất cả các đối tác chính và trong nhiều khuôn khổ hợp tác khác nhau.
Các đối tác ngày càng coi trọng vai trò và quan hệ với ASEAN, gia tăng các cam kết hỗ trợ ASEAN bằng nhiều hình thức khác nhau và ủng hộ vai trò chủ đạo của ASEAN trong các tiến trình hợp tác ở khu vực. Có thể thấy những kết quả nổi bật sau:
Thứ nhất, quan hệ của ASEAN với từng đối tác đều đã được nâng lên tầm mới và thực chất hơn, là đối tác chiến lược hoặc toàn diện. Lần đầu tiên, trong một năm, ASEAN tổ chức Hội nghị cấp cao với hầu hết các đối tác (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nga, Hoa Kỳ và Liên hợp quốc).
Cùng với củng cố quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc và Nhật Bản, quan hệ ASEAN-Hàn Quốc đã được nâng thành đối tác chiến lược, quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ được nâng lên tầm đối tác chiến lược, trong khi quan hệ với các đối tác còn lại đều là đối tác toàn diện, với nhiều tuyên bố và chương trình hành động hợp tác mới đã được thông qua, hỗ trợ tích cực và thiết thực cho ASEAN trong nỗ lực xây dựng cộng đồng, liên kết và phát triển.
Quan hệ của ASEAN với các tổ chức khu vực khác cũng ngày càng được tăng cường (như Hội đồng hợp tác vùng Vịnh GCC, MERCOSUR, Nhóm RIO…).
Thứ hai, hợp tác của ASEAN với các đối tác trong các diễn đàn, khuôn khổ khu vực do ASEAN đóng vai trò chủ đạo, nhất là ASEAN+3 và Cấp cao Đông Á (EAS), tiếp tục phát triển năng động và thực chất hơn, góp phần đẩy mạnh đối thoại và hợp tác rộng rãi, nhiều mặt ở khu vực Đông Á, trong đó có việc hợp tác nhằm ứng phó hiệu quả với các thách thức đặt ra, như phục hồi và phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia.
Hợp tác ASEAN+3 có bước phát triển tích cực trên 22 lĩnh vực, với gần 60 cơ chế khác nhau, trong đó đáng chú ý nhất là Thoả thuận đa phương hoá sáng kiến Chiang Mai (với trị giá 120 tỷ USD) về hoán đổi ngoại tệ, hỗ trợ ứng phó với nguy cơ một cuộc khủng khoảng tài chính ở khu vực. Cấp cao Đông Á tiếp tục trao đổi về các vấn đề có tầm quan trọng chiến lược đối với khu vực và triển khai hợp tác trên 5 lĩnh vực ưu tiên như tài chính-kinh tế, năng lượng, môi trường, quản lý thảm họa và giáo dục.
Thứ ba, đó là sự tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy liên kết ở khu vực Đông Á, nhất là thông qua các khuôn khổ ASEAN+3 như là một công cụ chính và EAS với tư cách là cơ chế bổ trợ cho mục tiêu lâu dài là xây dựng cộng đồng Đông Á. ASEAN cùng các nước đối tác liên quan đã nhất trí triển khai nghiên cứu khả thi các sáng kiến về Khu vực vực mậu dịch tự do Đông Á (EAFTA) và Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á (CEPEA) để hướng tới xây dựng khu vực mậu dịch tự do (FTA) ở Đông Á.
Thứ tư, thúc đẩy hợp tác ASEAN với các đối tác trong việc củng cố và tăng cường môi trường hoà bình, an ninh và ổn định ở khu vực, ứng phó hiệu quả với các thách thức về an ninh, cả truyền thống và phi truyền thống; tích cực phát huy giá trị và hiệu quả của các thoả thuận, công cụ và cơ chế hợp tác ở khu vực như Hiệp ước hợp tác thân thiện Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước Khu vực phi vũ khí hạt nhân Đông Nam Á (SEANWFZ), Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF); thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, chia sẻ và xây dựng các chuẩn mực, quy tắc ứng xử chung ở khu vực.
Trong năm, đã có thêm Canada và Thổ Nhĩ Kỳ tham gia Hiệp ước TAC, đồng thời cũng đã hoàn tất và ký Nghị định thư thứ ba sửa đổi Hiệp ước TAC để các tổ chức liên chính phủ gồm các quốc gia có chủ quyền như EU có thể tham gia TAC. Đặc biệt, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng với các đối tác đã được khởi động và triệu tập lần đầu tiên trong năm 2010 là một đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy đối thoại chiến lược vì hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.
Thứ năm, nỗ lực chung về thúc đẩy cấu trúc hợp tác khu vực đang định hình phù hợp với đặc thù của khu vực và lợi ích của ASEAN. Trong năm đã có bước chuyển rất có ý nghĩa, theo đó các nước đều đồng tình với quan điểm của ASEAN là: một cấu trúc khu vực dựa trên các tiến trình hợp tác hiện có, đa tầng nấc, đan xen, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau, trong đó ASEAN đóng vai trò trung tâm, cùng phấn đấu vì mục tiêu chung là hoà bình, hợp tác và phát triển ở khu vực.
ASEAN coi trọng và khuyến khích các đối tác tham gia hợp tác sâu rộng ở khu vực và cùng chung tay xử lý các vấn đề của khu vực. Trên tinh thần đó, ASEAN cùng các đối tác Đông Á đã thông qua Tuyên bố kỷ niệm 5 năm Cấp cao Đông Á khẳng định lại các mục tiêu, nguyên tắc, ưu tiên và thể thức của diễn đàn này; đồng thời đã nhất trí quyết định mở rộng Cấp cao Đông Á và mời Nga và Hoa Kỳ tham gia làm thành viên bắt đầu từ năm 2011; trước mắt, mời Ngoại trưởng hai nước dự Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 5 (10/2010) với tư cách là khách mời đặc biệt của Chủ tịch Hội nghị để khởi động quá trình chuẩn bị cho việc này.
Thứ sáu, ASEAN ngày càng phát huy vai trò và đóng góp quan trọng, có trách nhiệm vào các công việc chung của cộng đồng quốc tế, nhất là tại các diễn đàn quốc tế và khu vực khác (như G20, APEC, ASEM, Liên hợp quốc, Hội nghị về Biến đổi khí hậu…). Đóng góp của ASEAN tại các cuộc họp cấp cao G20 trong năm 2010 được đánh giá cao, với những bài học kinh nghiệm quí về hợp tác vì phục hồi, phát triển bền vững và liên kết khu vực.
Cuối cùng, thông qua các hoạt động chung của ASEAN, tích cực tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ của các đối tác nhằm thúc đẩy khuôn khổ hợp tác tiểu vùng trong ASEAN, nhất là Tiểu vùng Mekong, tạo cơ sở và điều kiện để thúc đẩy phát triển đồng đều, tăng cường liên kết và kết nối ASEAN. Theo đó, hợp tác Tiểu vùng Mekong được các đối tác ngày càng quan tâm và đã có những bước tiến quan trọng trong năm qua.
Chúng ta đã tổ chức thành công Cấp cao Mekong - Nhật bản lần hai và Cuộc họp Bộ trưởng Mekong-Hoa Kỳ lần hai. Nhiều đối tác, trong đó có Ấn độ, Hàn Quốc, Nga, Australia… bày tỏ quan tâm và muốn tham gia nhiều hơn hợp tác với các nước Mekong.
Vai trò ASEAN và dấu ấn Việt Nam
Nhìn tổng thể trong năm qua, quan hệ đối ngoại của ASEAN đã có những bước phát triển mạnh mẽ và thực chất hơn; vai trò và vị thế quốc tế của Hiệp hội ngày càng được nâng cao. Đây là tiền đề quan trọng cho quan hệ đối ngoại của ASEAN tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Trong những thành tựu nổi bật trên, chúng ta thấy rất rõ nét vai trò nổi bật, chủ động của ASEAN, nhất là trong việc thúc đẩy các mục tiêu chung vì hoà bình, an ninh và phát triển bền vững ở khu vực, ứng phó hiệu quả với các thách thức đặt ra, cũng như trong việc định hình cấu trúc khu vực trong tương lai.
Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào các thành tựu trên của ASEAN, thể hiện tinh thần ‘chủ động, tích cực và có trách nhiệm’, được bạn bè tin cậy và ghi đậm dấu ấn của nước Chủ tịch ASEAN.
Ngay từ đầu năm, chúng ta đã xác định rõ, và được các nước nhất trí cao về các trọng tâm ưu tiên của năm ASEAN 2010, bao gồm: (1) đẩy mạnh thực hiện Lộ trình xây dựng Cộng đồng và triển khai Hiến chương ASEAN; (2) tăng cường quan hệ của ASEAN với các đối tác; (3) thúc đẩy hợp tác vì hoà bình, an ninh, phát triển bền vững và ứng phó hiệu quả với các thách thức toàn cầu; và (4) tăng cường đoàn kết, nâng cao vị thế, và bảo đảm vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực.
Chúng ta đã có sự chuẩn bị từ sớm, làm tốt công tác điều hành và tổ chức trên tất các các mặt (nội dung, lễ tân, tổ chức, an ninh…), chủ động tham vấn rộng rãi các nước trong suốt cả năm chủ tịch, cùng với việc đưa ra nhiều đề xuất, sáng kiến phù hợp, từ đó tạo được sự đồng thuận và quyết tâm cao giữa các nước về chủ trương và các biện pháp đẩy mạnh triển khai các trọng tâm ưu tiên trên, trong đó có lĩnh vực quan hệ đối ngoại của ASEAN, cũng như bảo đảm vai trò trung tâm của ASEAN trong các diễn đàn hợp tác khu vực và trong một cấu trúc khu vực đang định hình.
Có thể thấy, trong mỗi kết quả hợp tác của ASEAN trong năm qua, đều có phần đóng góp và dấu ấn của Việt Nam với tư cách là chủ tịch.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, trong bài viết tổng kết chung về năm ASEAN 2010, đã đánh giá: “Có thể khẳng định rằng chúng ta đã hoàn thành tốt đẹp nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2010 với dấu ấn đậm nét Việt Nam… Thành công của nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2010 đánh dấu một bước phát triển mới đầy ý nghĩa của Việt Nam trên bước đường hội nhập khu vực và quốc tế. Những nỗ lực và đóng góp tích cực của Việt Nam cho sự phát triển và lớn mạnh của ASEAN thêm một lần nữa khẳng định chính sách nhất quán của chúng ta coi trọng ASEAN cả về hợp tác đa phương và quan hệ song phương, luôn nỗ lực hết mình vì một ASEAN vững mạnh, đoàn kết và liên kết ngày càng chặt chẽ hơn.”/.
(TTXVN/Vietnam+)