ERAT có 5 thành viên đến từ các nước Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore và 3thành viên của nước sở tại, làm việc dưới sự giám sát của Giám đốc Trung tâmHoạt động khẩn cấp của Thái Lan và phối hợp với Cục Ngăn ngừa và giảm thiểu hậuquả thiên tai của Thái Lan.
Nhóm công tác đã giám sát việc bố trí kế hoạt độngphân phối hàng viện trợ, theo dõi hoạt động xả lũ ra biển để giảm mức nước ởsông Chao Praya.
Theo kế hoạch, ngoài nhiệm vụ đánh giá tình hình, nhóm công táccòn hỗ trợ để xác định những nhu cầu cấp thiết và cơ bản của người dân vùng lũlụt.
ERAT, do Ủy ban Phòng chống thảm họa ASEAN thành lập, là nhóm công tác tập hợpcác chuyên gia kinh nghiệm và được đào tạo về vấn đề thiên tai, là những ngườiđã từng tham gia hoạt động xử lý các thảm họa thiên nhiên xảy ra tại các nướcthành viên ASEAN và cũng như trên thế giới.
Cùng ngày, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã kêu gọi các phe phái chínhtrị đoàn kết để đối phó với trận lụt tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Lờikêu gọi này được đưa ra trong bối cảnh phe đối lập yêu cầu bà ban bố tình trạngkhẩn cấp. Tuy nhiên, chính phủ cho rằng điều này không cần thiết và sắc lệnh banbố tình trạng khẩn cấp sẽ tác động tiêu cực đến lòng tin của giới đầu tư. Một sốnhà phân tích còn cho rằng ban bố tình trạng khẩn cấp đồng nghĩa với việc traoquyền cho quân đội.
Thái Lan đang hứng chịu một đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua,khiến hơn 300 người thiệt mạng và hàng triệu người bị ảnh hưởng. Đợt thiên taikéo dài suốt ba tháng này đã buộc cả 8 hãng sản xuất xe hơi Nhật Bản tại TháiLan quyết định ngừng hoạt động.
Mitsubishi Motors Corp. sẽ gia nhập danh sáchnày sau khi các quan chức của hãng tuyên bố đóng cửa các nhà máy sản xuất trongngày 20/10.
Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Kittirat Na-Ranong xác nhận hơn nửatriệu người đã mất việc làm sau khi nhiều nhà máy bị ngập trong nước lũ, songông vẫn bày tỏ hy vọng giới đầu tư nước ngoài sẽ không rời bỏ Thái Lan./.