Các bộ trưởng tài chính Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vừa tuyên bố rằng ASEAN không cần thiết phải phối hợp kiểm soát nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhiều quá mức (hay còn gọi là "tiền nóng") đang đổ vào khu vực - vấn đề làm gia tăng lo ngại về sự mất ổn định kinh tế.
"Tiền nóng" đang làm các đồng tiền Đông Nam Á tăng giá, khiến hàng hóa xuất khẩu của các nước trong khu vực trở nên đắt đỏ trên thị trường thế giới, trong bối cảnh đồng USD yếu đi và Trung Quốc vẫn kiểm soát chặt chẽ đồng nhân dân tệ.
"Tiền nóng" xuất phát từ thế giới phát triển - nơi có tốc độ tăng trưởng thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao. Lượng tiền mặt mà chính phủ các nước giàu "bơm" ra ồ ạt được đổ vào các nền kinh tế đang nổi nhằm thu lợi nhuận cao.
Ngày 30/11 tại cuộc gặp các bộ trưởng tài chính ASEAN diễn ra ở Kuala Lumpur, đại diện 10 nước thành viên khu vực nói rằng việc thành lập một cơ chế khu vực, nhằm ngăn chặn nguồn tiền đầu cơ là chưa cần thiết trong thời điểm hiện nay.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau khi kết thúc cuộc gặp một ngày này, Bộ trưởng Tài chính thứ hai của Malaysia, Ahmad Husni Mohamad Hanadzlah, cũng cho biết vấn đề trên khá riêng biệt ở từng nước.
"Ngay lúc này chưa cần thiết phải có cơ chế phối hợp... Chúng ta nên để cho các thị trường tự quyết định tỷ giá hối đoái," ông Ahmad nói.
Trong khi đó, "tiền nóng" đang đẩy chứng khoán và bất động sản của ASEAN tăng giá, làm tăng nỗi lo lạm phát và nổ "bong bóng" đầu cơ một khi nguồn tiền này đột ngột bị rút ra khỏi thị trường.
Để ngăn chặn rủi ro, ngân hàng trung ương một số nước trong khu vực đã có biện pháp "hạ nhiệt" thị trường, trong đó Thái Lan đã ra tay chặn vốn đầu tư nước ngoài bằng cách nhanh chóng thuế đầu tư nước ngoài vào trái phiếu, sau khi đồng baht đã tăng 10% giá trị trong năm ngoái.
Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cũng thừa nhận các nước thành viên khu vực đang vừa lúng túng trước nguồn "tiền nóng," vừa phải vất vả để ngăn chặn tác động từ gói kích thích kinh tế mới đây của Chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, ông tin rằng các thành viên có thể đối phó được với tình hình này.
Theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF) có trụ sở ở Washington, nguồn vốn tư nhân ròng đổ vào các thị trường đang nổi dự kiến đạt 825 tỷ USD năm nay (tương đương hơn 2 tỷ USD/ngày), cao hơn mức tương ứng 581 tỷ USD cả năm 2009./.
"Tiền nóng" đang làm các đồng tiền Đông Nam Á tăng giá, khiến hàng hóa xuất khẩu của các nước trong khu vực trở nên đắt đỏ trên thị trường thế giới, trong bối cảnh đồng USD yếu đi và Trung Quốc vẫn kiểm soát chặt chẽ đồng nhân dân tệ.
"Tiền nóng" xuất phát từ thế giới phát triển - nơi có tốc độ tăng trưởng thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao. Lượng tiền mặt mà chính phủ các nước giàu "bơm" ra ồ ạt được đổ vào các nền kinh tế đang nổi nhằm thu lợi nhuận cao.
Ngày 30/11 tại cuộc gặp các bộ trưởng tài chính ASEAN diễn ra ở Kuala Lumpur, đại diện 10 nước thành viên khu vực nói rằng việc thành lập một cơ chế khu vực, nhằm ngăn chặn nguồn tiền đầu cơ là chưa cần thiết trong thời điểm hiện nay.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau khi kết thúc cuộc gặp một ngày này, Bộ trưởng Tài chính thứ hai của Malaysia, Ahmad Husni Mohamad Hanadzlah, cũng cho biết vấn đề trên khá riêng biệt ở từng nước.
"Ngay lúc này chưa cần thiết phải có cơ chế phối hợp... Chúng ta nên để cho các thị trường tự quyết định tỷ giá hối đoái," ông Ahmad nói.
Trong khi đó, "tiền nóng" đang đẩy chứng khoán và bất động sản của ASEAN tăng giá, làm tăng nỗi lo lạm phát và nổ "bong bóng" đầu cơ một khi nguồn tiền này đột ngột bị rút ra khỏi thị trường.
Để ngăn chặn rủi ro, ngân hàng trung ương một số nước trong khu vực đã có biện pháp "hạ nhiệt" thị trường, trong đó Thái Lan đã ra tay chặn vốn đầu tư nước ngoài bằng cách nhanh chóng thuế đầu tư nước ngoài vào trái phiếu, sau khi đồng baht đã tăng 10% giá trị trong năm ngoái.
Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cũng thừa nhận các nước thành viên khu vực đang vừa lúng túng trước nguồn "tiền nóng," vừa phải vất vả để ngăn chặn tác động từ gói kích thích kinh tế mới đây của Chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, ông tin rằng các thành viên có thể đối phó được với tình hình này.
Theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF) có trụ sở ở Washington, nguồn vốn tư nhân ròng đổ vào các thị trường đang nổi dự kiến đạt 825 tỷ USD năm nay (tương đương hơn 2 tỷ USD/ngày), cao hơn mức tương ứng 581 tỷ USD cả năm 2009./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)