Ngày 4/4, tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia đã khai mạc hội thảo bàn biện pháp tăng cường quan hệ đối tác giữa các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư.
Cuộc hội thảo kéo dài ba ngày tập trung thảo luận vai trò của các nghị sỹ trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di cư trong các nước ASEAN.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin cho rằng tình trạng di cư để tìm kiếm việc làm đang đặt ra những thách thức lớn đối với các gia đình và xã hội, trong đó có tình trạng buôn bán, bóc lột lao động nữ và lao động trẻ em...
Theo ông Heng Samrin, những thách thức này không chỉ đe dọa cuộc sống của chính các nạn nhân, mà còn gây ra nhiều khó khăn cho gia đình họ và toàn xã hội. Vì vậy, giải pháp quan trọng nhất hiện nay không phải là ngăn chặn các luồng lao động di cư, mà phải đưa ra những phương thức và biện pháp thích hợp nhằm bảo vệ các đối tượng này.
Ông Cheam Yeap - Chủ tịch Ủy ban kinh tế, tài chính, ngân hàng và kiểm toán của Quốc hội Campuchia, cũng nhấn mạnh việc bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư đòi hỏi phải có sự tham gia của tất cả các bên liên quan.
Tuyên bố của ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư được thông qua năm 2007. Khu vực này hiện có gần 600 triệu người, chiếm khoảng 8,8% dân số thế giới, với lực lượng lao động lên tới hơn 263 triệu người./.
Cuộc hội thảo kéo dài ba ngày tập trung thảo luận vai trò của các nghị sỹ trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di cư trong các nước ASEAN.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin cho rằng tình trạng di cư để tìm kiếm việc làm đang đặt ra những thách thức lớn đối với các gia đình và xã hội, trong đó có tình trạng buôn bán, bóc lột lao động nữ và lao động trẻ em...
Theo ông Heng Samrin, những thách thức này không chỉ đe dọa cuộc sống của chính các nạn nhân, mà còn gây ra nhiều khó khăn cho gia đình họ và toàn xã hội. Vì vậy, giải pháp quan trọng nhất hiện nay không phải là ngăn chặn các luồng lao động di cư, mà phải đưa ra những phương thức và biện pháp thích hợp nhằm bảo vệ các đối tượng này.
Ông Cheam Yeap - Chủ tịch Ủy ban kinh tế, tài chính, ngân hàng và kiểm toán của Quốc hội Campuchia, cũng nhấn mạnh việc bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư đòi hỏi phải có sự tham gia của tất cả các bên liên quan.
Tuyên bố của ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư được thông qua năm 2007. Khu vực này hiện có gần 600 triệu người, chiếm khoảng 8,8% dân số thế giới, với lực lượng lao động lên tới hơn 263 triệu người./.
(TTXVN/Vietnam+)