Wayney Stuart, một nghệ nhân sản xuất đàn pianno tại vùng Newcastle của Australia, đã đóng một cây đàn dương cầm lớn nhất thế giới và được mệnh danh là "mẹ của mọi đại dương cầm."
Sự kiện này đã tạo ra một dấu ấn trong thế giới âm nhạc khi chiếc đàn trên xuất hiện trong buổi hòa nhạc vừa qua tại Sydney.
Khi sáng tác nhạc vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, nhà soạn nhạc thiên tài Ludwig van Beethoven đã bị giới hạn bởi âm vực hẹp của đàn dương cầm thời bấy giờ bởi nó chỉ có 73 nốt.
Beethoven vẫn thường than thở rằng loại dương cầm đó quá nhỏ và ông muốn có một chiếc đàn lớn hơn với âm thanh vang hơn. Sau khi ông qua đời, dương cầm đã được cải tiến với 88 phím như ngày nay.
Giờ đây, chiếc đại dương cầm do Stuart sản xuất với kích cỡ siêu lớn, dựa trên thiết kế mới nhất của Australia với 102 phím, nhiều hơn 14 phím so với một đại dương cầm tiêu chuẩn dùng trong hòa nhạc.
Ông Stuart cho biết hiện trên thế giới chỉ có 6 chiếc như vậy nên chúng có khả năng đặc biệt. Những phím bổ sung khiến cho âm thanh của phím đàn trở nên đa dạng hơn và gây ra được nhiều cảm xúc mạnh mẽ hơn. Thậm chí một tai nghe nhạc "sành sỏi" nhất cũng có thể phân biệt được điểm khác biệt này.
Theo các chuyên gia, chiếc đại dương cầm này sẽ góp phần đa dạng hóa những tiết mục biểu diễn dương cầm trong một buổi hòa nhạc.
Trong vòng 60-70 năm qua, nhà máy của Stuart đã sản xuất rất nhiều chiếc đàn theo kiểu dáng cổ điển. Ông cho biết ban đầu ông khó có thể tưởng tượng sẽ sản xuất được một chiếc dương cầm hiện đại của thế kỷ 21 mà vẫn giữ được kiểu dáng bàn phím của thế kỷ 19.
Hiện chiếc đại dương cầm trên được đặt ở đại sảnh trường Đại học Sydney. Nghệ sỹ dương cầm nổi tiếng Gerard Williems cho biết anh rất háo hức khi được đặt tay lên phím đàn khi nó được vận chuyển từ cơ xưởng Stuart and Sons tại Newcastle tới Đại học Sydney.
Williems là người hiểu rất rõ chiếc dương cầm này khi anh chơi những khúc biến tấu Diabelli của Beethoven, đặc biệt là bản Notre Dame. Bản nhạc này được Beethoven viết vào thời điểm cuối đời đầy bi kịch khi nhạc sỹ tài danh này đã bị điếc. Nó được coi như bản nhạc tiểu sử kể lại cuộc đời của Beethoven, cũng như những quan điểm sống của ông lúc đương thời. Ông đã sáng tác bản nhạc đó với cảm xúc mãnh liệt và sức thuyết phục đến mức tất cả các thính giả đều rất xúc động khi thưởng thức.
Nghệ sỹ Williems nói: "Việc chơi và ghi âm lại tất cả các bản sonata trên chiếc đại dương cầm của Stuart đã khiến cho tôi trở thành một người khác biệt. Mọi người đều biết những bản nhạc này rất tuyệt nhưng nếu chơi trên chiếc đàn của Stuart thì tiếng nhạc trong hơn, rõ hơn, giống như tiếng suối chảy."
Williems là nghệ sỹ Australia đầu tiên đã ghi âm 32 bản sonata, 5 bản concertor và giờ đây là 33 khúc biến tấu Diabelly, đánh dấu nỗi ám ảnh suốt 15 năm dài đằng đẵng của nhạc sỹ thiên tài Beethoven./.
Sự kiện này đã tạo ra một dấu ấn trong thế giới âm nhạc khi chiếc đàn trên xuất hiện trong buổi hòa nhạc vừa qua tại Sydney.
Khi sáng tác nhạc vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, nhà soạn nhạc thiên tài Ludwig van Beethoven đã bị giới hạn bởi âm vực hẹp của đàn dương cầm thời bấy giờ bởi nó chỉ có 73 nốt.
Beethoven vẫn thường than thở rằng loại dương cầm đó quá nhỏ và ông muốn có một chiếc đàn lớn hơn với âm thanh vang hơn. Sau khi ông qua đời, dương cầm đã được cải tiến với 88 phím như ngày nay.
Giờ đây, chiếc đại dương cầm do Stuart sản xuất với kích cỡ siêu lớn, dựa trên thiết kế mới nhất của Australia với 102 phím, nhiều hơn 14 phím so với một đại dương cầm tiêu chuẩn dùng trong hòa nhạc.
Ông Stuart cho biết hiện trên thế giới chỉ có 6 chiếc như vậy nên chúng có khả năng đặc biệt. Những phím bổ sung khiến cho âm thanh của phím đàn trở nên đa dạng hơn và gây ra được nhiều cảm xúc mạnh mẽ hơn. Thậm chí một tai nghe nhạc "sành sỏi" nhất cũng có thể phân biệt được điểm khác biệt này.
Theo các chuyên gia, chiếc đại dương cầm này sẽ góp phần đa dạng hóa những tiết mục biểu diễn dương cầm trong một buổi hòa nhạc.
Trong vòng 60-70 năm qua, nhà máy của Stuart đã sản xuất rất nhiều chiếc đàn theo kiểu dáng cổ điển. Ông cho biết ban đầu ông khó có thể tưởng tượng sẽ sản xuất được một chiếc dương cầm hiện đại của thế kỷ 21 mà vẫn giữ được kiểu dáng bàn phím của thế kỷ 19.
Hiện chiếc đại dương cầm trên được đặt ở đại sảnh trường Đại học Sydney. Nghệ sỹ dương cầm nổi tiếng Gerard Williems cho biết anh rất háo hức khi được đặt tay lên phím đàn khi nó được vận chuyển từ cơ xưởng Stuart and Sons tại Newcastle tới Đại học Sydney.
Williems là người hiểu rất rõ chiếc dương cầm này khi anh chơi những khúc biến tấu Diabelli của Beethoven, đặc biệt là bản Notre Dame. Bản nhạc này được Beethoven viết vào thời điểm cuối đời đầy bi kịch khi nhạc sỹ tài danh này đã bị điếc. Nó được coi như bản nhạc tiểu sử kể lại cuộc đời của Beethoven, cũng như những quan điểm sống của ông lúc đương thời. Ông đã sáng tác bản nhạc đó với cảm xúc mãnh liệt và sức thuyết phục đến mức tất cả các thính giả đều rất xúc động khi thưởng thức.
Nghệ sỹ Williems nói: "Việc chơi và ghi âm lại tất cả các bản sonata trên chiếc đại dương cầm của Stuart đã khiến cho tôi trở thành một người khác biệt. Mọi người đều biết những bản nhạc này rất tuyệt nhưng nếu chơi trên chiếc đàn của Stuart thì tiếng nhạc trong hơn, rõ hơn, giống như tiếng suối chảy."
Williems là nghệ sỹ Australia đầu tiên đã ghi âm 32 bản sonata, 5 bản concertor và giờ đây là 33 khúc biến tấu Diabelly, đánh dấu nỗi ám ảnh suốt 15 năm dài đằng đẵng của nhạc sỹ thiên tài Beethoven./.
Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)