Hưởng ứng kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam Việt Nam, tối 26/4, tỉnh Bạc Liêu tổ chức đêm văn nghệ vận động quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin trên địa bàn.
Sau một thời gian tích cực vận đông quyên góp trong các ban ngành đoàn thể, mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh, đêm 26/4 đã trực tiếp quyên góp gần 500 triệu đồng ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
Qua đêm quyên góp này, Bạc Liêu tiếp tuc vận động quyên góp, phấn đấu từ nay đến cuối năm vận động thêm 200 triệu đồng, nâng tổng số tiền vận động trong năm 2011 lên khoảng 800 triệu đồng.
Với số tiền quyên góp này, Bạc Liêu ưu tiên tập trung hỗ trợ xây nhà, phương tiện đi lại, tạo công ăn việc làm… nhằm giúp các gia đình nạn nhân chất độc da cam/ dioxin sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Ông Huỳnh Ngọc Hổ, Chủ tịch Hội bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh Bạc Liêu cho biết, địa phương có 10.000 nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin, nhưng đến nay chỉ có 3.000 nạn nhân được bảo trợ, hưởng trợ cấp thường xuyên.
Riêng, số nạn nhân còn lại khoảng 7.000 người bị phơi nhiễm, chưa được địa phương xác nhận, chưa được hưởng trợ cấp. Phần lớn, những người này có hoàn cảnh gia đình khó khăn, hàng ngày phải đối mặt với bệnh tật, nghèo đói; bị tổn thương nặng về tinh thần lẫn thể chất. Họ đều là gánh nặng cho gia đình và xã hội nên rất cần được mọi người mở rộng vòng tay chia sẻ./.
Sau một thời gian tích cực vận đông quyên góp trong các ban ngành đoàn thể, mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh, đêm 26/4 đã trực tiếp quyên góp gần 500 triệu đồng ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
Qua đêm quyên góp này, Bạc Liêu tiếp tuc vận động quyên góp, phấn đấu từ nay đến cuối năm vận động thêm 200 triệu đồng, nâng tổng số tiền vận động trong năm 2011 lên khoảng 800 triệu đồng.
Với số tiền quyên góp này, Bạc Liêu ưu tiên tập trung hỗ trợ xây nhà, phương tiện đi lại, tạo công ăn việc làm… nhằm giúp các gia đình nạn nhân chất độc da cam/ dioxin sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Ông Huỳnh Ngọc Hổ, Chủ tịch Hội bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh Bạc Liêu cho biết, địa phương có 10.000 nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin, nhưng đến nay chỉ có 3.000 nạn nhân được bảo trợ, hưởng trợ cấp thường xuyên.
Riêng, số nạn nhân còn lại khoảng 7.000 người bị phơi nhiễm, chưa được địa phương xác nhận, chưa được hưởng trợ cấp. Phần lớn, những người này có hoàn cảnh gia đình khó khăn, hàng ngày phải đối mặt với bệnh tật, nghèo đói; bị tổn thương nặng về tinh thần lẫn thể chất. Họ đều là gánh nặng cho gia đình và xã hội nên rất cần được mọi người mở rộng vòng tay chia sẻ./.
Bảo Trân (TTXVN/Vietnam+)