Báo chí cần tích cực hơn nữa trong công tác phản biện trách nhiệm cũng như hành động của các cơ quan, tổ chức trong việc can thiệp bảo vệ trẻ em.
Ngày 25/6, tại Hà Nội, Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) tổ chức Hội thảo định hướng truyền thông bảo vệ trẻ em năm 2012.
Ông Đặng Hoa Nam, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em cho biết thời gian qua, nhìn chung các cơ quan truyền thông đã bám sát nội dung, yêu cầu của công tác tuyên truyền, nội dung tin bài tương đối phong phú.
Trong năm 2011, Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em đã phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí chuyển tải nhiều nội dung liên quan đến công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em như phổ biến chính sách, pháp luật; quan điểm, định hướng và nội dung cơ bản của công tác bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015; giới thiệu các mô hình, điển hình tốt trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em...
Tuy nhiên, số lượng tin, bài phản ánh các hoạt động, sự kiện, hội nghị, hội thảo vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với việc chuyển tải các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Nội dung các chuyên trang, chuyên mục, bài viết còn nặng về phản ánh thực trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chưa có nhiều bài viết, phóng sự về các giải pháp cũng như các kinh nghiệm hay trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Từ thực tế triển khai, đại diện các cơ quan báo chí đã trao đổi, thảo luận về định hướng hoạt động truyền thông năm 2012 nhằm phát huy thế mạnh của từng loại hình báo chí, khắc phục những khó khăn, hạn chế trong thời qua để tuyên truyền, phản ánh kịp thời, hiệu quả các vấn đề về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Có 5 vấn đề được các đại biểu thống nhất tập trung tuyên truyền trong năm 2012. Trước hết, tiếp tục phổ biến những quy định của pháp luật, chính sách liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; chính sách trợ giúp các nhóm đối tượng trẻ em; phát hiện những khoảng trống, bất cập giữa pháp luật, chính sách với thực tiễn cuộc sống; giáo dục kiến thức, phương pháp, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ; phát hiện, giới thiệu các mô hình, điển hình tốt trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Báo chí cũng cần tích cực hơn nữa trong công tác chất vấn, phản biện trách nhiệm và hành động của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc phòng ngừa, can thiệp bảo vệ trẻ em.
Đặc biệt, các cơ quan truyền thông cần tăng cường mở các diễn đàn tương tác nhằm thể hiện mong muốn của trẻ em đối với các cơ quan thực thi pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Trước đó, trong hai ngày 24 và 25/6, 80 trẻ em đại diện cho gần 192.000 trẻ đến từ các xã, phường, thị trấn, các huyện, thành phố, các cơ sở bảo trở xã hội... trong tỉnh Ninh Thuận đã tham dự diễn đàn "Vì một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em," được tỉnh tổ chức tại huyện Ninh Phước.
Đông đảo trẻ em tham dự diễn đàn đã trao đổi một cách thẳng thắn với quý lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, các huyện và thành phố tham dự diễn đàn; đồng thời nêu lên những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình, đặc biệt là những vấn đề bức xúc hiện nay đó là nạn bạo lực học đường, tai nạn thương tích, cũng như vấn đề xâm hại trẻ em không ngừng gia tăng trong thời gian qua.
Nhiều em cho rằng, các ngành trong tỉnh cần có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, giải quyết các vấn nạn xảy ra; đồng thời cần quan tâm và tạo điều kiện để các em cùng tham gia vào các hoạt động xã hội; tuyên truyền, vận động toàn thể các bạn trẻ thực hiện tốt "5 điều Bác Hồ dạy" trong học tập và rèn luyện, qua đó để hạn chế thấp nhất bạn trẻ hư hỏng, sa đà vào con đường bạo lực, gây mất trật tự an toàn xã hội ở địa phương...
Bên cạnh đó, tỉnh cần quan tâm đầu tư xây dựng, sửa chữa những con đường, những cây cầu đã bị hư hỏng để học sinh vùng cao, vùng miền núi thuận tiện đến trường; đồng thời cần xây dựng khu vui chơi, giải trí để bạn trẻ vùng khó khăn có sân chơi thật bổ ích; có chính sách hỗ trợ, miễn giảm học phí để các bạn trẻ ở vùng biển, miền núi được đến trường học.
Tại diễn đàn, ông Võ Đại, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận nhấn mạnh, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các sở, ban ngành, đoàn thể trong tỉnh sẽ quan tâm nhiều hơn, tạo môi trường sống thật an toàn và lành mạnh cho trẻ em, sẵn sàng lắng nghe và tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ em cùng tham gia vào các hoạt động xã hội.
Ngoài trách nhiệm của gia đình, tỉnh cũng sẽ quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tăng cường sự tham gia của trẻ vào các hoạt động của gia đình, nhà trường và xã hội, đảm bảo cho mọi trẻ được sống trong một xã hội an toàn, lành mạnh, không bạo lực, không xâm hại...
Ngày 25/6, tại Hà Nội, Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) tổ chức Hội thảo định hướng truyền thông bảo vệ trẻ em năm 2012.
Ông Đặng Hoa Nam, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em cho biết thời gian qua, nhìn chung các cơ quan truyền thông đã bám sát nội dung, yêu cầu của công tác tuyên truyền, nội dung tin bài tương đối phong phú.
Trong năm 2011, Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em đã phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí chuyển tải nhiều nội dung liên quan đến công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em như phổ biến chính sách, pháp luật; quan điểm, định hướng và nội dung cơ bản của công tác bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015; giới thiệu các mô hình, điển hình tốt trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em...
Tuy nhiên, số lượng tin, bài phản ánh các hoạt động, sự kiện, hội nghị, hội thảo vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với việc chuyển tải các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Nội dung các chuyên trang, chuyên mục, bài viết còn nặng về phản ánh thực trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chưa có nhiều bài viết, phóng sự về các giải pháp cũng như các kinh nghiệm hay trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Từ thực tế triển khai, đại diện các cơ quan báo chí đã trao đổi, thảo luận về định hướng hoạt động truyền thông năm 2012 nhằm phát huy thế mạnh của từng loại hình báo chí, khắc phục những khó khăn, hạn chế trong thời qua để tuyên truyền, phản ánh kịp thời, hiệu quả các vấn đề về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Có 5 vấn đề được các đại biểu thống nhất tập trung tuyên truyền trong năm 2012. Trước hết, tiếp tục phổ biến những quy định của pháp luật, chính sách liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; chính sách trợ giúp các nhóm đối tượng trẻ em; phát hiện những khoảng trống, bất cập giữa pháp luật, chính sách với thực tiễn cuộc sống; giáo dục kiến thức, phương pháp, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ; phát hiện, giới thiệu các mô hình, điển hình tốt trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Báo chí cũng cần tích cực hơn nữa trong công tác chất vấn, phản biện trách nhiệm và hành động của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc phòng ngừa, can thiệp bảo vệ trẻ em.
Đặc biệt, các cơ quan truyền thông cần tăng cường mở các diễn đàn tương tác nhằm thể hiện mong muốn của trẻ em đối với các cơ quan thực thi pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Trước đó, trong hai ngày 24 và 25/6, 80 trẻ em đại diện cho gần 192.000 trẻ đến từ các xã, phường, thị trấn, các huyện, thành phố, các cơ sở bảo trở xã hội... trong tỉnh Ninh Thuận đã tham dự diễn đàn "Vì một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em," được tỉnh tổ chức tại huyện Ninh Phước.
Đông đảo trẻ em tham dự diễn đàn đã trao đổi một cách thẳng thắn với quý lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, các huyện và thành phố tham dự diễn đàn; đồng thời nêu lên những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình, đặc biệt là những vấn đề bức xúc hiện nay đó là nạn bạo lực học đường, tai nạn thương tích, cũng như vấn đề xâm hại trẻ em không ngừng gia tăng trong thời gian qua.
Nhiều em cho rằng, các ngành trong tỉnh cần có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, giải quyết các vấn nạn xảy ra; đồng thời cần quan tâm và tạo điều kiện để các em cùng tham gia vào các hoạt động xã hội; tuyên truyền, vận động toàn thể các bạn trẻ thực hiện tốt "5 điều Bác Hồ dạy" trong học tập và rèn luyện, qua đó để hạn chế thấp nhất bạn trẻ hư hỏng, sa đà vào con đường bạo lực, gây mất trật tự an toàn xã hội ở địa phương...
Bên cạnh đó, tỉnh cần quan tâm đầu tư xây dựng, sửa chữa những con đường, những cây cầu đã bị hư hỏng để học sinh vùng cao, vùng miền núi thuận tiện đến trường; đồng thời cần xây dựng khu vui chơi, giải trí để bạn trẻ vùng khó khăn có sân chơi thật bổ ích; có chính sách hỗ trợ, miễn giảm học phí để các bạn trẻ ở vùng biển, miền núi được đến trường học.
Tại diễn đàn, ông Võ Đại, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận nhấn mạnh, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các sở, ban ngành, đoàn thể trong tỉnh sẽ quan tâm nhiều hơn, tạo môi trường sống thật an toàn và lành mạnh cho trẻ em, sẵn sàng lắng nghe và tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ em cùng tham gia vào các hoạt động xã hội.
Ngoài trách nhiệm của gia đình, tỉnh cũng sẽ quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tăng cường sự tham gia của trẻ vào các hoạt động của gia đình, nhà trường và xã hội, đảm bảo cho mọi trẻ được sống trong một xã hội an toàn, lành mạnh, không bạo lực, không xâm hại...
Những năm qua, tỉnh Ninh Thuận luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tạo cho trẻ thực hiện các quyền cơ bản theo quy định của Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em và Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Hầu hết trẻ em nghèo, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong tỉnh đã được trợ giúp bằng nhiều hình thức như phẫu thuật chỉnh hình, trợ cấp xã hội...
Ngoài ra, trẻ được tiếp cận các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, hệ thống bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày càng phát triển./.
(TTXVN)