Chiều 31/10, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2012; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2013.
Các đại biểu nhất trí với nhiều nhận định, đánh giá của Chính phủ và thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội về bối cảnh kinh tế-xã hội, tình hình thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước. Đồng thời, đề nghị, cần đánh giá tổng quát, cụ thể về tác động, bất cập phát sinh và kết quả của việc triển khai thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ, đặc biệt là chính sách miễn, giảm, giãn thuế trên diện rộng, chính sách cắt giảm đầu tư công để làm căn cứ cho việc hoạch định chính sách trong những năm sau.
Nhiều đại biểu cho rằng, trong bối cảnh kinh tế-xã hội khó khăn, thu ngân sách nhà nước năm 2012 có khả năng chỉ đạt dự toán và đồng tình với nhận định của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội về những nguyên nhân khiến kết quả thu ngân sách nhà nước năm 2012 chưa đạt ở mức kỳ vọng. Trong bối cảnh thu cân đối ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn, thực hiện kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, việc Chính phủ giữ mức bội chi ngân sách nhà nước là 4,8% GDP như Quốc hội đã quyết định đã là cố gắng lớn.
Tiết kiệm chi, thực hiện chính sách xã hội
Cơ bản nhất trí với mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát về ngân sách nhà nước năm 2013, các đại biểu cho rằng, đây là năm bản lề trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015. Theo đánh giá của nhiều đại biểu, năm 2013, tình hình thu, chi ngân sách nhà nước tiếp tục khó khăn; các cân đối lớn trở nên bức xúc, gay gắt khi nhu cầu chi tiêu quá lớn, khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước lại quá hạn hẹp. Do đó, Chính phủ cần làm rõ quan điểm, định hướng việc thực hiện chính sách tài khóa năm 2013 để có phương án xây dựng dự toán ngân sách nhà nước phù hợp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Dù trong hoàn cảnh nào cũng phải dành một khoản từ tiết kiệm chi tiêu để khắc phục bớt khó khăn của các đối tượng chính sách, cán bộ hưu trí, cán bộ công chức hưởng lương thấp. Trong bối cảnh cân đối ngân sách nhà nước năm 2013 gặp nhiều khó khăn, việc điều chỉnh lương có thể chưa thực hiện được song cũng phải tiết kiệm chi để dành một số tiền cho việc nâng mức hưởng vốn đang rất ít ỏi của những đối tượng này.
Về dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2013, nhiều đại biểu đề nghị trong bối cảnh cân đối ngân sách nhà nước hạn hẹp, phải hạn chế tối đa việc ban hành chính sách chi mới, bãi bỏ kịp thời những chính sách chi kém hiệu quả, cơ cấu lại các khoản chi trên tinh thần tiết kiệm, chủ động cắt, giảm những khoản chi chưa thật sự cấp bách, đồng thời làm rõ lĩnh vực, nhiệm vụ cần ưu tiên.
Theo đại biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu), trong điều kiện nguồn thu hiện nay, những người thu nhập thấp, người về hưu sẽ gặp nhiều khó khăn. Đại biểu đề nghị cân nhắc về việc tăng lương, chỉ tập trung điều chỉnh đối với những người nghỉ hưu, trợ cấp đối với người có công và hỗ trợ những người hưởng lương thấp. Phần dành cho cải cách tiền lương chỉ thực hiện từ việc cắt giảm các khoản chi chưa thật bức xúc như chi lễ hội, chi đoàn ra, mua sắm ô tô, xây dựng trụ sở. Theo đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh), nếu cân đối được nguồn, nên ưu tiên tăng cho đối tượng hưởng chính sách xã hội và cán bộ công chức có mức thu nhập thấp.
Đồng tình việc Chính phủ tăng chi đầu tư cho các xã nghèo, huyện nghèo, các chương trình đặc biệt khó khăn, nhất là chương trình an sinh xã hội, đại biểu Danh Út (Kiên Giang) kiến nghị cần tăng cường bố trí chi cho địa phương, giảm chi ở các bộ, ngành Trung ương; tăng chi cho đầu tư, giảm tối đa chi cho hành chính sự nghiệp. Đại biểu Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) đề nghị Chính phủ kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong phân bổ ngân sách nhà nước để giải quyết chế độ chính sách cho đối tượng cựu thanh niên xung phong tham gia kháng chiến.
Liên quan đến việc phân bổ vốn ngân sách chi một số chương trình thực hiện chính sách dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, đại biểu Danh Út đề xuất: Chính phủ tách riêng hai chương trình 135 giai đoạn 3 và chương trình hỗ trợ 69 huyện nghèo, giao cho cơ quan chủ quản quản lý; bố trí vốn hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số vào chương trình 134 giai đoạn 3 và chương trình định canh định cư.
Đại biểu Huỳnh Minh Hoàng (Bạc Liêu) cho rằng cần tập trung đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, tức là tăng vốn nhà nước và thu hút nguồn vốn xã hội cho đầu tư phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đây là cách tốt nhất nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân. Đại biểu đề nghị tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, tăng kinh phí ngân sách nhà nước đầu tư cho nông thôn mới; phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, đầu tư phát triển các ngành sản xuất…
Đảm bảo công bằng, minh bạch, xóa bỏ cơ chế xin-cho
Liên quan đến xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, các đại biểu đề nghị cần tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, thận trọng; bảo đảm thống nhất, công bằng, minh bạch, tuân thủ kỷ luật tài chính. Hệ thống chính sách thu cũng cần được rà soát, hoàn thiện theo hướng không tạo gánh nặng về thuế đối với người dân, doanh nghiệp và bảo đảm nguồn thu, giữ vững an ninh tài chính quốc gia, tránh hụt thu lớn do điều chỉnh chính sách thuế, nhất là khi chưa có phương án bù đắp. Bên cạnh đó, hạn chế ban hành các chính sách chi mới, thực hiện triệt để tiết kiệm, tái cơ cấu đầu tư công, chống đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, hạn chế tối đa khởi công mới, ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách đã ban hành, bảo đảm chi an sinh xã hội.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ ngân sách năm 2013, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) kiến nghị: Nghiêm khắc với tình trạng chi vượt dự toán, thực hiện nghiêm các kết luận kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra; nghiên cứu sửa đổi Luật Kiểm toán; làm rõ hơn nhiệm vụ phòng chống tham nhũng, tiết kiệm, chống lãng phí, chống buôn lậu. Bên cạnh đó, tháo gỡ những vướng mắc gây ách tắc trong phân bổ ngân sách; tăng cường thực hiện giám sát về ngân sách.
Đại biểu Nguyễn Công Bình (Yên Bái) đề nghị khắc phục tình trạng giao vốn chậm trong thời gian tới bởi theo đại biểu “đồng vốn của Trung ương rất quý, như dòng nước mát tưới cho vùng đất khô hạn, nhất là các tỉnh nghèo”. Đại biểu tán thành các nguyên tắc phân bổ ngân sách 2013 nhưng để đảm bảo cơ cấu vùng miền, đề nghị xem xét, bổ sung thêm tiếp tục ưu tiên miền núi, biên giới và hải đảo để hỗ trợ giải quyết một số vấn đề thiết yếu trong dân. Đại biểu Nguyễn Thế Tuy (Lạng Sơn) cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ đặc biệt quan tâm tới các tỉnh biên giới, hải đảo bởi đây là “phên dậu” của Tổ quốc.
Theo đại biểu Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh), trong bối cảnh khó khăn của năm 2013, nên đi theo hướng tăng chi để có thu. Đại biểu tán thành cần tăng lương tối thiểu theo lộ trình vì đây cũng là giải pháp tăng tiêu dùng; tăng chi cho xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt, tập trung cho giao thông, xây dựng ký túc xá cho sinh viên, nhà công vụ cho giáo viên, bệnh viện tuyến trung ương và khu vực để giảm quá tải cho các tuyến này; tăng mức trái phiếu chính phủ và có thể phát hành trái phiếu công trình; tăng chi cho đầu tư…Đồng thời, có các giải pháp để tăng thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ. Đại biểu Trần Quang Chiểu (Nam Định) đề nghị Chính phủ tập trung quyết liệt 3 vấn đề: Chống nợ đọng thuế; thanh kiểm tra việc chống gửi giá, tập trung vào lĩnh vực đất đai, xây dựng (đây là môi trường dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực) và kiên quyết chống gian lận thương mại, buôn lậu, tạm nhập tái xuất.
Nhiều đại biểu cũng đề xuất cần rà soát, rút gọn các chương trình hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương, đồng thời, cần làm rõ căn cứ, tiêu chí, cơ sở phân bổ mức hỗ trợ cụ thể cho từng dự án, bảo đảm công khai, minh bạch; kiên quyết cắt, giảm một số khoản hỗ trợ chưa được làm rõ căn cứ phân bổ, tính hiệu quả chưa được đánh giá…
Cho rằng năm 2013 là năm số vốn bố trí cho đầu tư phát triển có tỷ lệ thấp nhất trong những năm gần đây, chưa bảo đảm được nguyên tắc tối thiểu, chưa coi trọng trung và dài hạn, đại biểu đề nghị Quốc hội giữ mức tối thiểu là 180.000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển. Chính phủ chỉ đạo rà soát lại, kiên quyết cắt giảm các dự án, các chương trình chưa hiệu quả để bố trí vốn cho các chương trình hiệu quả hơn như chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình 134, 135… Đại biểu cho rằng, cần đảm bảo cân đối ngân sách trong ngắn hạn cũng như trong trung và dài hạn; hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, có địa chỉ cụ thể để tăng hiệu quả đồng vốn; đảm bảo minh bạch, công khai, chống lợi ích nhóm. Đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) cũng đồng tình, một vấn đề quan trọng hiện nay là rà soát lại tiêu chí phân bổ vốn đầu tư để đảm bảo công bằng, minh bạch, xóa bỏ cơ chế xin-cho.
Tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã giải trình thêm một số vấn đề về bố trí vốn đầu tư phát triển năm 2012; phát hành trái phiếu Chính phủ; chương trình mục tiêu quốc gia... Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét lại cách bố trí vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia để nâng cao hơn nữa hiệu quả. Trong các chương trình mục tiêu quốc gia, tỷ lệ vốn sự nghiệp rất lớn nên không có nguồn lực để cân đối.
Theo Chương trình, ngày 1/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; về công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; về công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012./.
Các đại biểu nhất trí với nhiều nhận định, đánh giá của Chính phủ và thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội về bối cảnh kinh tế-xã hội, tình hình thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước. Đồng thời, đề nghị, cần đánh giá tổng quát, cụ thể về tác động, bất cập phát sinh và kết quả của việc triển khai thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ, đặc biệt là chính sách miễn, giảm, giãn thuế trên diện rộng, chính sách cắt giảm đầu tư công để làm căn cứ cho việc hoạch định chính sách trong những năm sau.
Nhiều đại biểu cho rằng, trong bối cảnh kinh tế-xã hội khó khăn, thu ngân sách nhà nước năm 2012 có khả năng chỉ đạt dự toán và đồng tình với nhận định của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội về những nguyên nhân khiến kết quả thu ngân sách nhà nước năm 2012 chưa đạt ở mức kỳ vọng. Trong bối cảnh thu cân đối ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn, thực hiện kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, việc Chính phủ giữ mức bội chi ngân sách nhà nước là 4,8% GDP như Quốc hội đã quyết định đã là cố gắng lớn.
Tiết kiệm chi, thực hiện chính sách xã hội
Cơ bản nhất trí với mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát về ngân sách nhà nước năm 2013, các đại biểu cho rằng, đây là năm bản lề trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015. Theo đánh giá của nhiều đại biểu, năm 2013, tình hình thu, chi ngân sách nhà nước tiếp tục khó khăn; các cân đối lớn trở nên bức xúc, gay gắt khi nhu cầu chi tiêu quá lớn, khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước lại quá hạn hẹp. Do đó, Chính phủ cần làm rõ quan điểm, định hướng việc thực hiện chính sách tài khóa năm 2013 để có phương án xây dựng dự toán ngân sách nhà nước phù hợp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Dù trong hoàn cảnh nào cũng phải dành một khoản từ tiết kiệm chi tiêu để khắc phục bớt khó khăn của các đối tượng chính sách, cán bộ hưu trí, cán bộ công chức hưởng lương thấp. Trong bối cảnh cân đối ngân sách nhà nước năm 2013 gặp nhiều khó khăn, việc điều chỉnh lương có thể chưa thực hiện được song cũng phải tiết kiệm chi để dành một số tiền cho việc nâng mức hưởng vốn đang rất ít ỏi của những đối tượng này.
Về dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2013, nhiều đại biểu đề nghị trong bối cảnh cân đối ngân sách nhà nước hạn hẹp, phải hạn chế tối đa việc ban hành chính sách chi mới, bãi bỏ kịp thời những chính sách chi kém hiệu quả, cơ cấu lại các khoản chi trên tinh thần tiết kiệm, chủ động cắt, giảm những khoản chi chưa thật sự cấp bách, đồng thời làm rõ lĩnh vực, nhiệm vụ cần ưu tiên.
Theo đại biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu), trong điều kiện nguồn thu hiện nay, những người thu nhập thấp, người về hưu sẽ gặp nhiều khó khăn. Đại biểu đề nghị cân nhắc về việc tăng lương, chỉ tập trung điều chỉnh đối với những người nghỉ hưu, trợ cấp đối với người có công và hỗ trợ những người hưởng lương thấp. Phần dành cho cải cách tiền lương chỉ thực hiện từ việc cắt giảm các khoản chi chưa thật bức xúc như chi lễ hội, chi đoàn ra, mua sắm ô tô, xây dựng trụ sở. Theo đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh), nếu cân đối được nguồn, nên ưu tiên tăng cho đối tượng hưởng chính sách xã hội và cán bộ công chức có mức thu nhập thấp.
Đồng tình việc Chính phủ tăng chi đầu tư cho các xã nghèo, huyện nghèo, các chương trình đặc biệt khó khăn, nhất là chương trình an sinh xã hội, đại biểu Danh Út (Kiên Giang) kiến nghị cần tăng cường bố trí chi cho địa phương, giảm chi ở các bộ, ngành Trung ương; tăng chi cho đầu tư, giảm tối đa chi cho hành chính sự nghiệp. Đại biểu Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) đề nghị Chính phủ kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong phân bổ ngân sách nhà nước để giải quyết chế độ chính sách cho đối tượng cựu thanh niên xung phong tham gia kháng chiến.
Liên quan đến việc phân bổ vốn ngân sách chi một số chương trình thực hiện chính sách dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, đại biểu Danh Út đề xuất: Chính phủ tách riêng hai chương trình 135 giai đoạn 3 và chương trình hỗ trợ 69 huyện nghèo, giao cho cơ quan chủ quản quản lý; bố trí vốn hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số vào chương trình 134 giai đoạn 3 và chương trình định canh định cư.
Đại biểu Huỳnh Minh Hoàng (Bạc Liêu) cho rằng cần tập trung đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, tức là tăng vốn nhà nước và thu hút nguồn vốn xã hội cho đầu tư phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đây là cách tốt nhất nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân. Đại biểu đề nghị tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, tăng kinh phí ngân sách nhà nước đầu tư cho nông thôn mới; phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, đầu tư phát triển các ngành sản xuất…
Đảm bảo công bằng, minh bạch, xóa bỏ cơ chế xin-cho
Liên quan đến xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, các đại biểu đề nghị cần tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, thận trọng; bảo đảm thống nhất, công bằng, minh bạch, tuân thủ kỷ luật tài chính. Hệ thống chính sách thu cũng cần được rà soát, hoàn thiện theo hướng không tạo gánh nặng về thuế đối với người dân, doanh nghiệp và bảo đảm nguồn thu, giữ vững an ninh tài chính quốc gia, tránh hụt thu lớn do điều chỉnh chính sách thuế, nhất là khi chưa có phương án bù đắp. Bên cạnh đó, hạn chế ban hành các chính sách chi mới, thực hiện triệt để tiết kiệm, tái cơ cấu đầu tư công, chống đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, hạn chế tối đa khởi công mới, ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách đã ban hành, bảo đảm chi an sinh xã hội.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ ngân sách năm 2013, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) kiến nghị: Nghiêm khắc với tình trạng chi vượt dự toán, thực hiện nghiêm các kết luận kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra; nghiên cứu sửa đổi Luật Kiểm toán; làm rõ hơn nhiệm vụ phòng chống tham nhũng, tiết kiệm, chống lãng phí, chống buôn lậu. Bên cạnh đó, tháo gỡ những vướng mắc gây ách tắc trong phân bổ ngân sách; tăng cường thực hiện giám sát về ngân sách.
Đại biểu Nguyễn Công Bình (Yên Bái) đề nghị khắc phục tình trạng giao vốn chậm trong thời gian tới bởi theo đại biểu “đồng vốn của Trung ương rất quý, như dòng nước mát tưới cho vùng đất khô hạn, nhất là các tỉnh nghèo”. Đại biểu tán thành các nguyên tắc phân bổ ngân sách 2013 nhưng để đảm bảo cơ cấu vùng miền, đề nghị xem xét, bổ sung thêm tiếp tục ưu tiên miền núi, biên giới và hải đảo để hỗ trợ giải quyết một số vấn đề thiết yếu trong dân. Đại biểu Nguyễn Thế Tuy (Lạng Sơn) cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ đặc biệt quan tâm tới các tỉnh biên giới, hải đảo bởi đây là “phên dậu” của Tổ quốc.
Theo đại biểu Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh), trong bối cảnh khó khăn của năm 2013, nên đi theo hướng tăng chi để có thu. Đại biểu tán thành cần tăng lương tối thiểu theo lộ trình vì đây cũng là giải pháp tăng tiêu dùng; tăng chi cho xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt, tập trung cho giao thông, xây dựng ký túc xá cho sinh viên, nhà công vụ cho giáo viên, bệnh viện tuyến trung ương và khu vực để giảm quá tải cho các tuyến này; tăng mức trái phiếu chính phủ và có thể phát hành trái phiếu công trình; tăng chi cho đầu tư…Đồng thời, có các giải pháp để tăng thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ. Đại biểu Trần Quang Chiểu (Nam Định) đề nghị Chính phủ tập trung quyết liệt 3 vấn đề: Chống nợ đọng thuế; thanh kiểm tra việc chống gửi giá, tập trung vào lĩnh vực đất đai, xây dựng (đây là môi trường dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực) và kiên quyết chống gian lận thương mại, buôn lậu, tạm nhập tái xuất.
Nhiều đại biểu cũng đề xuất cần rà soát, rút gọn các chương trình hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương, đồng thời, cần làm rõ căn cứ, tiêu chí, cơ sở phân bổ mức hỗ trợ cụ thể cho từng dự án, bảo đảm công khai, minh bạch; kiên quyết cắt, giảm một số khoản hỗ trợ chưa được làm rõ căn cứ phân bổ, tính hiệu quả chưa được đánh giá…
Cho rằng năm 2013 là năm số vốn bố trí cho đầu tư phát triển có tỷ lệ thấp nhất trong những năm gần đây, chưa bảo đảm được nguyên tắc tối thiểu, chưa coi trọng trung và dài hạn, đại biểu đề nghị Quốc hội giữ mức tối thiểu là 180.000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển. Chính phủ chỉ đạo rà soát lại, kiên quyết cắt giảm các dự án, các chương trình chưa hiệu quả để bố trí vốn cho các chương trình hiệu quả hơn như chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình 134, 135… Đại biểu cho rằng, cần đảm bảo cân đối ngân sách trong ngắn hạn cũng như trong trung và dài hạn; hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, có địa chỉ cụ thể để tăng hiệu quả đồng vốn; đảm bảo minh bạch, công khai, chống lợi ích nhóm. Đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) cũng đồng tình, một vấn đề quan trọng hiện nay là rà soát lại tiêu chí phân bổ vốn đầu tư để đảm bảo công bằng, minh bạch, xóa bỏ cơ chế xin-cho.
Tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã giải trình thêm một số vấn đề về bố trí vốn đầu tư phát triển năm 2012; phát hành trái phiếu Chính phủ; chương trình mục tiêu quốc gia... Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét lại cách bố trí vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia để nâng cao hơn nữa hiệu quả. Trong các chương trình mục tiêu quốc gia, tỷ lệ vốn sự nghiệp rất lớn nên không có nguồn lực để cân đối.
Theo Chương trình, ngày 1/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; về công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; về công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012./.
Thanh Hòa (TTXVN)