Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết ngay sau khi nhận được thông tin tàu đánh cá In Sung số 1 của Hàn Quốc gặp nạn, theo chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và New Zealand khẩn trương tiếp xúc với các cơ quan chức năng của nước sở tại để tìm hiểu vụ việc và tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân.
Ngày 13/12, trả lời câu hỏi của phóng viên về các biện pháp bảo hộ công dân của Việt Nam đối với các thuyền viên Việt Nam gặp nạn trong vụ tàu đánh cá trên bị chìm tại khu vực ngoài khơi Nam Cực vào lúc 4 giờ sáng 13/12 (giờ Hàn Quốc), bà Nguyễn Phương Nga cũng cho biết theo thông tin ban đầu do phía Hàn Quốc và New Zealand cung cấp, có 11 thủy thủ Việt Nam làm việc trên tàu, hiện bảy người đã được cứu, một người được cho là đã chết, ba người khác đang được tích cực tìm kiếm, cứu hộ.
Bộ Ngoại giao đã đề nghị phía Hàn Quốc và New Zealand sớm thông báo nguyên nhân, khẳng định danh tính của những người bị nạn và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam trong việc bảo hộ công dân, hỗ trợ những người bị nạn.
Cục Quản lý Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động, Thương Binh và Xã Hội đề nghị các công ty phái cử thuyền viên cử người đi nắm bắt tình hình vụ việc, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các đối tác khẩn trương có các biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích của các thuyền viên Việt Nam./.
Ngày 13/12, trả lời câu hỏi của phóng viên về các biện pháp bảo hộ công dân của Việt Nam đối với các thuyền viên Việt Nam gặp nạn trong vụ tàu đánh cá trên bị chìm tại khu vực ngoài khơi Nam Cực vào lúc 4 giờ sáng 13/12 (giờ Hàn Quốc), bà Nguyễn Phương Nga cũng cho biết theo thông tin ban đầu do phía Hàn Quốc và New Zealand cung cấp, có 11 thủy thủ Việt Nam làm việc trên tàu, hiện bảy người đã được cứu, một người được cho là đã chết, ba người khác đang được tích cực tìm kiếm, cứu hộ.
Bộ Ngoại giao đã đề nghị phía Hàn Quốc và New Zealand sớm thông báo nguyên nhân, khẳng định danh tính của những người bị nạn và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam trong việc bảo hộ công dân, hỗ trợ những người bị nạn.
Cục Quản lý Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động, Thương Binh và Xã Hội đề nghị các công ty phái cử thuyền viên cử người đi nắm bắt tình hình vụ việc, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các đối tác khẩn trương có các biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích của các thuyền viên Việt Nam./.
(TTXVN/Vietnam+)