Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật bảo hiểm tiền gửi.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật bảo hiểm tiền gửi do Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày nêu rõ 6 nội dung còn ý kiến khác nhau trong dự thảo Luật gồm đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi; mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi; mô hình hoạt động và chức năng giám sát của tổ chức bảo hiểm tiền gửi; loại tiền gửi được bảo hiểm; mức phí bảo hiểm tiền gửi; hạn mức trả tiền bảo hiểm.
Mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi - một nội dung quan trọng trong dự thảo Luật là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận. Đa số ý kiến nhất trí giữ nguyên mô hình Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ thành lập như hiện nay và giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý nhà nước. Theo đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc), tổ chức bảo hiểm tiền gửi là một công cụ để Nhà nước giám sát, hạn chế rủi ro trong lĩnh vực tiền tệ cũng như bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng. Do đó, bảo hiểm tiền gửi phải do Thủ tướng Chính phủ thành lập.
Nhiều đại biểu đồng tình, về bản chất, tổ chức bảo hiểm tiền gửi là định chế tài chính có nhiệm vụ góp phần bảo đảm sự ổn định của thị trường tài chính nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Đại biểu Trần Du Lịch khẳng định tổ chức bảo hiểm tiền gửi là định chế tài chính công, bắt buộc phải là tổ chức có quyền tự chủ hay độc lập tương đối. Do vậy, không có lý do gì tổ chức này lại như một cơ quan trực thuộc ngân hàng Nhà nước.
Đại biểu đề nghị dự thảo quy định rõ tổ chức bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tài chính do Thủ tướng Chính phủ thành lập; quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức hoạt động.
Đồng tình với ý kiến của đại biểu Trần Du Lịch (Thành phố Hồ Chí Minh), đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) khẳng định tổ chức bảo hiểm tiền gửi nên là một định chế độc lập.
Theo đại biểu, ngân hàng Nhà nước trên thực tế là một cơ quan thực thi các chính sách về tiền tệ, cấp giấy phép cũng như trực tiếp quản lý các hệ thống tín dụng. Trong khi đó chức năng của bảo hiểm tiền gửi là bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, bảo đảm an toàn và lành mạnh hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao niềm tin của người dân, giám sát hệ thống tài chính quốc gia.
Bảo hiểm tiền gửi còn thực hiện chức năng giám sát nhằm minh bạch hóa, công khai hóa trách nhiệm nhằm hạn chế khả năng xảy ra các đổ vỡ và bảo đảm sự ổn định, an toàn cho hệ thống ngân hàng.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) nhấn mạnh vấn đề có ý nghĩa quan trọng, có ý quyết định của dự thảo Luật này là xác định địa vị pháp lý của tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên, theo đại biểu, dự thảo chưa làm rõ được mối quan hệ pháp luật giữa người gửi tiền và tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Do đó, rất khó để xác định được mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
Thảo luận về vấn đề phí bảo hiểm tiền gửi, đa số các ý kiến nhất trí không quy định cứng nhắc mức phí bảo hiểm tiền gửi trong dự thảo Luật mà giao Thủ tướng Chính phủ quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ.
Theo đại biểu Phan Văn Quý (Nghệ An), việc áp dụng một mức phí bảo hiểm tiền gửi chung về lâu dài sẽ như một sự bao cấp, không tạo ra sự cạnh tranh trong hoạt động của các ngân hàng trong hệ thống. Đồng thời, dẫn tới một nghịch lý là các ngân hàng thanh khoản kém, đặt người gửi tiền trước rủi ro rất lớn và đặt hệ thống ngân hàng trong trường hợp báo động.
Đại biểu Phan Văn Quý cho rằng việc thay đổi cách tính mức phí bảo hiểm tiền gửi là cần thiết và nên tính mức phí bảo hiểm theo mức độ rủi ro khi tham gia bảo hiểm tiền gửi. Ý kiến này nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu. Nhiều ý kiến đồng tình việc xác định phí bảo hiểm tiền gửi dựa trên định mức tín nhiệm của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là cần thiết nhằm đảm bảo sự công bằng cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Loại tiền gửi được bảo hiểm, hạn mức trả tiền bảo hiểm... cũng là những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận trong phiên họp chiều 23/5.
Cũng trong chiều nay, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An.
Theo Chương trình, sáng 24/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về các nội dung: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2011. Việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2012. Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010. Bổ sung một số dự án mới sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015.
Buổi chiều, Quốc hội thảo luận tại tổ về Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế./.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật bảo hiểm tiền gửi do Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày nêu rõ 6 nội dung còn ý kiến khác nhau trong dự thảo Luật gồm đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi; mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi; mô hình hoạt động và chức năng giám sát của tổ chức bảo hiểm tiền gửi; loại tiền gửi được bảo hiểm; mức phí bảo hiểm tiền gửi; hạn mức trả tiền bảo hiểm.
Mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi - một nội dung quan trọng trong dự thảo Luật là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận. Đa số ý kiến nhất trí giữ nguyên mô hình Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ thành lập như hiện nay và giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý nhà nước. Theo đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc), tổ chức bảo hiểm tiền gửi là một công cụ để Nhà nước giám sát, hạn chế rủi ro trong lĩnh vực tiền tệ cũng như bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng. Do đó, bảo hiểm tiền gửi phải do Thủ tướng Chính phủ thành lập.
Nhiều đại biểu đồng tình, về bản chất, tổ chức bảo hiểm tiền gửi là định chế tài chính có nhiệm vụ góp phần bảo đảm sự ổn định của thị trường tài chính nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Đại biểu Trần Du Lịch khẳng định tổ chức bảo hiểm tiền gửi là định chế tài chính công, bắt buộc phải là tổ chức có quyền tự chủ hay độc lập tương đối. Do vậy, không có lý do gì tổ chức này lại như một cơ quan trực thuộc ngân hàng Nhà nước.
Đại biểu đề nghị dự thảo quy định rõ tổ chức bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tài chính do Thủ tướng Chính phủ thành lập; quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức hoạt động.
Đồng tình với ý kiến của đại biểu Trần Du Lịch (Thành phố Hồ Chí Minh), đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) khẳng định tổ chức bảo hiểm tiền gửi nên là một định chế độc lập.
Theo đại biểu, ngân hàng Nhà nước trên thực tế là một cơ quan thực thi các chính sách về tiền tệ, cấp giấy phép cũng như trực tiếp quản lý các hệ thống tín dụng. Trong khi đó chức năng của bảo hiểm tiền gửi là bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, bảo đảm an toàn và lành mạnh hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao niềm tin của người dân, giám sát hệ thống tài chính quốc gia.
Bảo hiểm tiền gửi còn thực hiện chức năng giám sát nhằm minh bạch hóa, công khai hóa trách nhiệm nhằm hạn chế khả năng xảy ra các đổ vỡ và bảo đảm sự ổn định, an toàn cho hệ thống ngân hàng.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) nhấn mạnh vấn đề có ý nghĩa quan trọng, có ý quyết định của dự thảo Luật này là xác định địa vị pháp lý của tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên, theo đại biểu, dự thảo chưa làm rõ được mối quan hệ pháp luật giữa người gửi tiền và tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Do đó, rất khó để xác định được mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
Thảo luận về vấn đề phí bảo hiểm tiền gửi, đa số các ý kiến nhất trí không quy định cứng nhắc mức phí bảo hiểm tiền gửi trong dự thảo Luật mà giao Thủ tướng Chính phủ quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ.
Theo đại biểu Phan Văn Quý (Nghệ An), việc áp dụng một mức phí bảo hiểm tiền gửi chung về lâu dài sẽ như một sự bao cấp, không tạo ra sự cạnh tranh trong hoạt động của các ngân hàng trong hệ thống. Đồng thời, dẫn tới một nghịch lý là các ngân hàng thanh khoản kém, đặt người gửi tiền trước rủi ro rất lớn và đặt hệ thống ngân hàng trong trường hợp báo động.
Đại biểu Phan Văn Quý cho rằng việc thay đổi cách tính mức phí bảo hiểm tiền gửi là cần thiết và nên tính mức phí bảo hiểm theo mức độ rủi ro khi tham gia bảo hiểm tiền gửi. Ý kiến này nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu. Nhiều ý kiến đồng tình việc xác định phí bảo hiểm tiền gửi dựa trên định mức tín nhiệm của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là cần thiết nhằm đảm bảo sự công bằng cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Loại tiền gửi được bảo hiểm, hạn mức trả tiền bảo hiểm... cũng là những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận trong phiên họp chiều 23/5.
Cũng trong chiều nay, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An.
Theo Chương trình, sáng 24/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về các nội dung: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2011. Việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2012. Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010. Bổ sung một số dự án mới sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015.
Buổi chiều, Quốc hội thảo luận tại tổ về Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế./.
Thanh Hòa (TTXVN)