Tại Hội nghị triển khai phòng chống dịch bệnh và kiểm soát buôn bán gia súc, gia cầm khu vực Đông Nam bộ tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 1/11, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, diễn biến dịch bệnh trên gia cầm rất phức tạp.
Dịch bệnh liên quan đến nhập lậu gia cầm mang theo chủng virus mới không chỉ xảy ra ở khu vực phía Bắc mà lan vào tận Quảng Ngãi với virus thuộc nhóm C có độc lực cao làm cho đàn vịt chết đến 75%.
Theo ông Phạm Văn Đông, năm 2012 dịch bệnh trên gia cầm tăng cao, trong đó số xã, huyện mắc dịch tăng gấp 2, gấp 3 lần so với những năm trước, đồng thời gia cầm chết cũng tăng đột biến. Ông Đông cảnh báo, hiện các đối tượng đang chuyển sang hình thức mới là giết mổ gà nhập lậu ngay ở vùng biên giới rồi đóng vào thùng xốp vận chuyển sâu vào nội địa.
Dịch cúm gia cầm được Cục Thú y đánh giá là gần như phủ sóng toàn quốc, hiện dịch này đã xảy ra rải rác ở Cao Lãnh (Đồng Tháp), Vĩnh Long, Bạc Liêu, Tiền Giang, Sóc trăng, Kiên Giang, Cà Mau… với khoảng 50 chợ có trên 4% thủy cầm mang virus H5N1.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Cục phó Cục Chăn nuôi nhận định, chưa năm nào gà nhập lậu nhiều như năm nay cho dù giá trong nước rất thấp, gà nhập lậu đi đến đâu xuất hiện virus mới đến đó. Về gà thịt, ông Sơn ước tính bình quân mỗi năm có thể nhập lậu đến 70.000-100.000 tấn gà đẻ loại vào Việt Nam. Vào thời kỳ cao điểm loại thải của phía Trung Quốc, lượng gà nhập qua Quảng Ninh có thể lên đến 100-200 tấn/ngày, qua Lạng Sơn có thể đến 100 tấn/ngày, còn khi không có loại thải thì cũng không có gà vào Việt Nam.
Theo Cục Chăn nuôi, khác với mọi năm, năm nay việc nhập lậu con giống gia cầm cũng hoạt động mạnh mẽ với số lượng ước tính khoảng 15-30 triệu con. Các giống chủ yếu là gà địa phương, Lương Phượng, vịt Bầu, trứng giống, trứng ấp dở. Riêng tại các cửa khẩu ở Lạng Sơn, Móng Cái (Quảng Ninh) mỗi ngày nhập lậu từ 40.000-100.000 con.
Địa điểm nhập lậu gà thải loại được xác định là trải dài qua các tỉnh biên giới, từ Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng (chủ yếu nhập gà con giống nuôi ngay tại các địa phương giáp biên giới), nhưng mạnh nhất là tại các cửa khẩu Chi Ma, Tân Thanh (Lạng Sơn) và Móng Cái (Quảng Ninh). Tại cửa khẩu Lạng Sơn, mạnh nhất là gà giống, vịt giống, gà đẻ loại, nội tạng và trứng. Tại cửa khẩu Móng Cái, mạnh nhất là gà thịt, trứng và gà giống. Chợ Quảng Yên, Cao Bằng, cũng mới là nơi tập kết các giống gà, vịt bán cho người nuôi tại địa phương.
Nguyên nhân chính được xác định là do chênh lệch giá giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó nhập lậu gà thu lãi gấp 4 lần, gà giống lãi gấp 2 lần so với hàng trong nước. Hiện giá bán gà thịt tại Móng Cái chỉ khoảng 30.000-35.000 đồng/kg (phía Trung Quốc khoảng 15.000 đồng/kg), nếu đưa về được trong nội địa là siêu lợi nhuận (bán tại chợ Hà Vỹ (Hà Nội) khoảng 65.000-70.000 đồng/kg).
Có thời điểm, giá gà nhập lậu xuống 25.000 đồng/kg tại Móng Cái nên càng khuyến khích các đầu nậu. Về con giống, do con giống chủ yếu là gà trống chọn loại từ những đàn chọn mái để lại sinh sản nên có giá rất rẻ, trong khi người chăn nuôi nước ta vẫn ưa chuộng các giống gà kiêm dụng như gà địa phương, Lương Phượng, dễ nuôi theo hình thức bán công nghiệp. Hơn nữa, ông Nguyễn Thanh Sơn xác định, hiện nước ta còn rất thiếu các cơ sở sản xuất giống trong nước.
Với tình trạng lộn xộn này, tại hội nghị, đại biểu đến từ ngành chăn nuôi, kiểm soát thú y các tỉnh phía Nam cho rằng, rất khó để kiểm soát được dịch bệnh, nhất là cúm gia cầm và đặc biệt là gây gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏa cộng đồng. Có thể có các chất tồn dư độc hại từ gà loại thải, nội tạng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất trong nước.
Trước thực trạng này, ông Diệp Kỉnh Tần, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, mặc dù không có cửa khẩu trực tiếp nhập lậu gia cầm nhưng các tỉnh, thành phía Nam cũng phải chống buôn lậu gia súc, gia cầm bằng cách ngăn chặn các hành vi vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm nhập lậu vì đây là nơi tiêu thụ sản phẩm lớn.
Tại hội nghị, Cục Chăn nuôi cũng đưa ra một số giải pháp, trong đó giải pháp quan trọng là phải tăng đàn giống gốc để có đủ con giống cho sản xuất sẽ giảm nhập lậu. Đặc biệt cần có sự phối hợp chặt chẽ, kiên quyết, trách nhiệm của các cấp, các ngành trước hết và ở các tỉnh biên giới với Trung Quốc như Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh.
Các tỉnh có đường quốc lộ từ biên giới về như dọc quốc lộ 1, quốc lộ 3, quốc lộ 10, quốc lộ 18, quốc lộ 39... như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nội... cần tăng cường lực lượng tại các chốt kiểm dịch, thành lập các đội kiểm tra liên ngành, trong đó nòng cốt là lực lượng thú y, thực hiện kiểm tra 24/24 tại các chốt, trạm…
Cục Chăn nuôi cũng kiến nghị Bộ chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu phân tích, đánh giá chất lượng thịt gà loại thải của Trung Quốc, đặc biệt là chất tồn dư kháng sinh và hocmon, để khuyến cáo cho người tiêu dùng và tăng cường tuyên truyền cho người chăn nuôi phải mua con giống có nguồn gốc, an toàn dịch bệnh; cảnh báo đến người chăn nuôi, người tiêu dùng không sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc, không được kiểm dịch./.
Dịch bệnh liên quan đến nhập lậu gia cầm mang theo chủng virus mới không chỉ xảy ra ở khu vực phía Bắc mà lan vào tận Quảng Ngãi với virus thuộc nhóm C có độc lực cao làm cho đàn vịt chết đến 75%.
Theo ông Phạm Văn Đông, năm 2012 dịch bệnh trên gia cầm tăng cao, trong đó số xã, huyện mắc dịch tăng gấp 2, gấp 3 lần so với những năm trước, đồng thời gia cầm chết cũng tăng đột biến. Ông Đông cảnh báo, hiện các đối tượng đang chuyển sang hình thức mới là giết mổ gà nhập lậu ngay ở vùng biên giới rồi đóng vào thùng xốp vận chuyển sâu vào nội địa.
Dịch cúm gia cầm được Cục Thú y đánh giá là gần như phủ sóng toàn quốc, hiện dịch này đã xảy ra rải rác ở Cao Lãnh (Đồng Tháp), Vĩnh Long, Bạc Liêu, Tiền Giang, Sóc trăng, Kiên Giang, Cà Mau… với khoảng 50 chợ có trên 4% thủy cầm mang virus H5N1.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Cục phó Cục Chăn nuôi nhận định, chưa năm nào gà nhập lậu nhiều như năm nay cho dù giá trong nước rất thấp, gà nhập lậu đi đến đâu xuất hiện virus mới đến đó. Về gà thịt, ông Sơn ước tính bình quân mỗi năm có thể nhập lậu đến 70.000-100.000 tấn gà đẻ loại vào Việt Nam. Vào thời kỳ cao điểm loại thải của phía Trung Quốc, lượng gà nhập qua Quảng Ninh có thể lên đến 100-200 tấn/ngày, qua Lạng Sơn có thể đến 100 tấn/ngày, còn khi không có loại thải thì cũng không có gà vào Việt Nam.
Theo Cục Chăn nuôi, khác với mọi năm, năm nay việc nhập lậu con giống gia cầm cũng hoạt động mạnh mẽ với số lượng ước tính khoảng 15-30 triệu con. Các giống chủ yếu là gà địa phương, Lương Phượng, vịt Bầu, trứng giống, trứng ấp dở. Riêng tại các cửa khẩu ở Lạng Sơn, Móng Cái (Quảng Ninh) mỗi ngày nhập lậu từ 40.000-100.000 con.
Địa điểm nhập lậu gà thải loại được xác định là trải dài qua các tỉnh biên giới, từ Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng (chủ yếu nhập gà con giống nuôi ngay tại các địa phương giáp biên giới), nhưng mạnh nhất là tại các cửa khẩu Chi Ma, Tân Thanh (Lạng Sơn) và Móng Cái (Quảng Ninh). Tại cửa khẩu Lạng Sơn, mạnh nhất là gà giống, vịt giống, gà đẻ loại, nội tạng và trứng. Tại cửa khẩu Móng Cái, mạnh nhất là gà thịt, trứng và gà giống. Chợ Quảng Yên, Cao Bằng, cũng mới là nơi tập kết các giống gà, vịt bán cho người nuôi tại địa phương.
Nguyên nhân chính được xác định là do chênh lệch giá giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó nhập lậu gà thu lãi gấp 4 lần, gà giống lãi gấp 2 lần so với hàng trong nước. Hiện giá bán gà thịt tại Móng Cái chỉ khoảng 30.000-35.000 đồng/kg (phía Trung Quốc khoảng 15.000 đồng/kg), nếu đưa về được trong nội địa là siêu lợi nhuận (bán tại chợ Hà Vỹ (Hà Nội) khoảng 65.000-70.000 đồng/kg).
Có thời điểm, giá gà nhập lậu xuống 25.000 đồng/kg tại Móng Cái nên càng khuyến khích các đầu nậu. Về con giống, do con giống chủ yếu là gà trống chọn loại từ những đàn chọn mái để lại sinh sản nên có giá rất rẻ, trong khi người chăn nuôi nước ta vẫn ưa chuộng các giống gà kiêm dụng như gà địa phương, Lương Phượng, dễ nuôi theo hình thức bán công nghiệp. Hơn nữa, ông Nguyễn Thanh Sơn xác định, hiện nước ta còn rất thiếu các cơ sở sản xuất giống trong nước.
Với tình trạng lộn xộn này, tại hội nghị, đại biểu đến từ ngành chăn nuôi, kiểm soát thú y các tỉnh phía Nam cho rằng, rất khó để kiểm soát được dịch bệnh, nhất là cúm gia cầm và đặc biệt là gây gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏa cộng đồng. Có thể có các chất tồn dư độc hại từ gà loại thải, nội tạng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất trong nước.
Trước thực trạng này, ông Diệp Kỉnh Tần, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, mặc dù không có cửa khẩu trực tiếp nhập lậu gia cầm nhưng các tỉnh, thành phía Nam cũng phải chống buôn lậu gia súc, gia cầm bằng cách ngăn chặn các hành vi vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm nhập lậu vì đây là nơi tiêu thụ sản phẩm lớn.
Tại hội nghị, Cục Chăn nuôi cũng đưa ra một số giải pháp, trong đó giải pháp quan trọng là phải tăng đàn giống gốc để có đủ con giống cho sản xuất sẽ giảm nhập lậu. Đặc biệt cần có sự phối hợp chặt chẽ, kiên quyết, trách nhiệm của các cấp, các ngành trước hết và ở các tỉnh biên giới với Trung Quốc như Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh.
Các tỉnh có đường quốc lộ từ biên giới về như dọc quốc lộ 1, quốc lộ 3, quốc lộ 10, quốc lộ 18, quốc lộ 39... như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nội... cần tăng cường lực lượng tại các chốt kiểm dịch, thành lập các đội kiểm tra liên ngành, trong đó nòng cốt là lực lượng thú y, thực hiện kiểm tra 24/24 tại các chốt, trạm…
Cục Chăn nuôi cũng kiến nghị Bộ chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu phân tích, đánh giá chất lượng thịt gà loại thải của Trung Quốc, đặc biệt là chất tồn dư kháng sinh và hocmon, để khuyến cáo cho người tiêu dùng và tăng cường tuyên truyền cho người chăn nuôi phải mua con giống có nguồn gốc, an toàn dịch bệnh; cảnh báo đến người chăn nuôi, người tiêu dùng không sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc, không được kiểm dịch./.
Liên Phương (TTXVN)