Khỉ hoang dã sống trong môi trường tự nhiên ở Bà Rịa-Vũng Tàu hiện nay càng ngày càng ít về số lượng, do con người săn bắt. Ít ai có thể ngờ rằng ngay giữa thành phố Vũng Tàu hay huyện Đất Đỏ vẫn còn những ngôi chùa mà đàn khỉ đã chọn làm nơi trú ngụ, kiếm ăn để sinh tồn và phát triển vì nguồn thức ăn trên núi hiện nay đang dần cạn kiệt.
"Thủ phủ" của khỉ
Chùa Tam Bảo nằm trên con đường Vi Ba, phường 1, (ngôi chùa nằm lưng chừng trên con đường lên ngọn Núi Lớn của thành phố Vũng Tàu) là một trong những nơi đàn khỉ về lưu trú. Hiện nay đàn khỉ hay kéo về chùa tìm thức ăn với khoảng hơn 50 con lớn nhỏ. Những chú khỉ ở đây rất dạn với người mặc dù chúng sống hoang dã và tự nhiên trên núi.
Theo sư trụ trì chùa Tam Bảo Thích Thắng Phước, đàn khỉ này về chùa kiếm ăn khoảng 10 năm nay, nhưng theo sư thầy và nhiều người dân ở khu vực xung quanh cho biết từ ngày họ về đây năm 1974 lên Núi Lớn phát cây làm rẫy đã gặp đàn khỉ này nhiều lần đi kiếm ăn và phá rẫy của họ. Đàn khi cũng đã ở nhiều nơi như Thiền Viện Chân Không, rồi chuyển lên ở gần một đơn vị quân đội trên ngọn Núi Lớn, nhưng hầu như những nơi đó không an toàn với chúng nên chúng cũng đã chuyển đi.
Mười năm trở lại đây chùa Tam Bảo là nơi tá túc lâu nhất của chúng, được nhà chùa, người tới viếng chùa và người dân đi tập thể dục cho ăn nên đàn khỉ rất dạn dĩ với người.
Buổi chiều một ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có mặt ở chùa Tam Bảo sau một tiếng hú và tiếng kẻng gõ của sư trụ trì chùa đàn khỉ từ trên núi con thì chuyền cành, con thì chạy dưới đất, con thì có cả con còn đang bú sữa mẹ níu chặt dưới bụng, một lúc sau đã nhốn nháo ở sân chùa. Chúng tôi tung bỏng ngô, rồi chuối chúng đón lấy từ tay chúng tôi và ngồi tại chỗ ăn ngon lành như khỉ nhà nuôi và được thuần hóa vậy.
Trong lúc chúng tôi cho chúng ăn để quay phim, chụp ảnh thì cũng thấy rất nhiều người dân đi tập thể dục cho chúng ăn, trong đó có cả trẻ em nhưng tuyệt nhiên đàn khỉ ở đây không hề cắn người hay gây thương tích cho con người như đàn khỉ ở đảo Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh, nếu biết cách cho chúng ăn chúng sẽ không làm cho con người sợ, đó là đưa đồ ăn cho chúng một cách tự nhiên và dứt khoát nếu vừa cho ăn vừa rụt rè giật lại chúng sẽ nhe răng ra dọa lại người.
Theo nhiều người dân ở đây, rất ít khi đàn khỉ này tấn công con người. Điều đặc biệt, vì là đàn khỉ hoang dã nên chúng có thể bốc thức ăn từ trong lòng bàn tay người nhưng không ai có thể động vào người chúng được.
Xung quanh chùa Tam Bảo trồng nào chuối, mít, xoài nhưng hầu nhưng cây nào đến mùa có trái cũng xác xơ, tiêu điều vì đàn khỉ phá, chúng bứt những trái cây xung quanh chùa từ lúc còn xanh và tranh nhau ăn ngon lành.
Cũng theo sư Thích Thắng Phước, một ngày đàn khỉ về chùa có khi là 3 lần kiếm thức ăn vào các thời điểm khoảng 6 giờ sáng, 10-11 giờ trưa, 16 giờ chúng về lần nữa. Phần lớn sau khi kiếm thức ăn xong chúng trở về núi nhưng cũng có khi đêm đến chúng ngủ trên cây xung quanh chùa. Mỗi lần xuống chùa là có gì chúng ăn đó, có khi chúng vào hẳn trong chùa tìm thức ăn, nếu nhà chùa không đậy kỹ thức ăn chúng tìm được là ăn hết. Là người gắn bó lâu năm với đàn khỉ sư trụ trì chùa Tam Bảo hầu như nhớ tính cách, đặc điểm của từng con.
Không chỉ ở chùa Tam Bảo, thành phố Vũng Tàu cũng có đàn khỉ tự nhiên hoang dã như vậy. Thiền Viện Trúc Lâm Chơn Nguyên ở khu phố Hải Hà, thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ cũng có một đàn khỉ tự nhiên hoang dã tìm về chùa kiếm thức ăn để sinh tồn.
Nằm ngay chân núi Minh Đạm - ngọn núi trước đây là căn cứ cách mạng của tỉnh Bà Rịa-Long Khánh, Thiền Viện Trúc Lâm Chơn Nguyên là một ngôi chùa với phong cảnh trữ tình với phía sau là núi, phía trước không xa là biển xanh cát vàng.
Theo nhiều nhà sư của Thiền Viện thì đàn khỉ này hiện nay chỉ còn khoảng 50 con, chúng xuống chùa kiếm ăn cũng khoảng từ 14-15 năm nay rồi, ban đầu do đói nên đàn khỉ xuống chùa kiếm thức ăn, các sư trong chùa cứ có thức ăn là cho chúng nên dần dần đàn khỉ xuống thường xuyên hơn và dạn với con người hơn.
7 giờ 30 chúng tôi có mặt ở Thiền Viện Trúc Lâm Chơn Nguyên, ngồi chờ đến 8 giờ 30 mới thấy thấp thoáng đàn khỉ từ trên núi xuống, chưa đầy 15 phút sau đàn khỉ đua nhau chuyền cành rất điệu nghệ, rồi nhảy rất nhanh qua các trườn đá phía trên chùa, chẳng mấy chốc chúng đã xuất hiện trong sân và bắt đầu đi tìm thức ăn. Những trái cam mà các sư trong chùa để ngay trên những tảng đá được những chú khỉ bóc vỏ rồi đánh chén rất nhanh. Thấy trên tay tôi xách nải chuối, con khỉ đầu đàn dạn dĩ nhất tiến vào rồi nhanh như chớp nó đã chộp được nải chuối trên tay tôi, rồi không phải đi đâu xa, nó ngồi ăn ngay tại chỗ trước sự ngỡ ngàng của tôi.
Đàn khỉ ở đây rất hiếu động, chúng chuyền cành cây rồi lên mái của nhà chùa vào cả trong am, rồi vào nhà bếp kiếm ăn chỉ khi có người đuổi chúng mới chạy ra. Chú khỉ đầu đàn là con dạn dĩ và theo những sư trong chùa thì đây là con “ngông nghênh” nhất trong đàn, vì chú khỉ này do một người nuôi và thuần hóa rồi phóng sinh lên núi, các sư ở đây hay gọi nó là “Cô Đơn,” ban đầu chú chỉ có một mình nhưng sau nhiều trận đánh nhau với khỉ đầu đàn của đàn khỉ hay xuống chùa nên khỉ “Cô Đơn” đã được lên thay vị trí.
Đàn khỉ ở đây, khi đã được ăn uống no chúng leo lên các trườn đá bắt chí cho nhau, đùa giỡn nhau hoặc nằm dài dưới sân chùa, leo lên mái nhà bếp mà không hề có chút sợ hãi con người. Theo những người giúp việc trong chùa, ngày nào chúng xuống mà chưa có gì cho ăn là đàn khỉ rung mái tôn nhà bếp ầm ầm, rồi đi khắp các nơi trong am và nhà bếp tìm ăn như khỉ do con người nuôi, có những ngày chúng ăn xong rồi chơi cả ngày ở chùa mà không lên núi nữa. Đàn khỉ ở đây cũng rất dễ thương ngoài đồ ăn ra chúng không bao giờ cắn hay giật đồ của du khách, có những chú khỉ ở đây có thể vuốt ve chúng được.
Và nỗi lo giữ khỉ
Điều đáng buồn ở đây, hiện nay đàn khỉ cả ở chùa Tam Bảo và Thiền Viện Trúc Lâm Chơn Nguyên đều đang giảm dần về số lượng, không phải do không có cái ăn mà chúng chết dần chết mòn, mà do chính sự hủy hoại của con người.
Theo sư trụ trì Thích Thắng Phước, 10 năm qua số lượng đàn khỉ về chùa đang giảm dần, mặc dù hàng năm một con cái trong đàn có thể sinh 3-4 con, mà hiện nay số khỉ cái trong đàn có khoảng hơn 10 con. Nhiều người dân đi kiếm củi trên núi cũng cho biết họ đã nhiều lần bắt gặp những chiếc bẫy khỉ và cũng đã có lần thấy khỉ dính bẫy và cũng có lần nhà chùa phải cho người leo lên cây mít trước chùa để gỡ chiếc dây mà con khỉ dính bẫy đem về chùa, con khỉ đó sau này đã bị rụng hết các ngón tay do đoạn dây thắt quá chặt.
Còn tại Thiền Viện Trúc Lâm Chơn Nguyên, còn thê thảm hơn. Theo các sư tại chùa thì có thời gian đàn khỉ về chùa lên tới 200 con, nhưng hiện nay số lượng đang giảm rõ rệt chỉ còn khoảng 50 con. Phía nhà chùa cũng đã cử người lên núi và phát hiện nhiều bẫy khỉ với đủ các loại như bẫy chụp, bẫy lồng, bẫy bằng chai...
Bên cạnh đó, cũng có nhiều du khách đi khám phá núi Minh Đạm về cũng báo cho nhà chùa là bắt gặp rất nhiều bẫy khỉ, có khi họ cũng đã giúp gỡ những con khỉ ra khỏi những chiếc bẫy. Những con khỉ ở đàn khỉ xuống Thiền Viện Trúc Lâm Chân Nguyên hiện nay chúng tôi bắt gặp chủ yếu là những chú khỉ con khoảng 2-3 năm, còn những khỉ già và khỉ lớn còn rất ít.
Theo ông Lê Văn Khanh, Hạt trưởng Hạt Kiểm Lâm Liên huyện Long Điền-Đất Đỏ, đàn khỉ ở chùa Chân Nguyên là giống khỉ đuôi dài. Trước hiện tượng đánh bắt đàn khỉ đang diễn ra ngày càng nhiều Hạt Kiểm Lâm cũng đã có nhiều biện pháp như tuần tra, tuyên truyền đến người dân, tuy nhiên theo ông Khanh thì do địa hình đồi núi diện tích rộng nên Hạt Kiểm Lâm gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuần tra kiểm soát, bảo vệ đàn khỉ.
Một thực tế là đàn khỉ đang bị chính con người hủy hoại dần vì lợi ích kinh tế. Nếu các ngành chức năng không tích cực vào cuộc cũng như kêu gọi ý thức của người dân trong việc chung tay bảo vệ đàn khỉ thì nguy cơ biến mất những đàn khỉ hoang dã này sẽ sớm sảy ra, đây thực sự là điều đáng tiếc của Bà Rịa-Vũng Tàu./.
"Thủ phủ" của khỉ
Chùa Tam Bảo nằm trên con đường Vi Ba, phường 1, (ngôi chùa nằm lưng chừng trên con đường lên ngọn Núi Lớn của thành phố Vũng Tàu) là một trong những nơi đàn khỉ về lưu trú. Hiện nay đàn khỉ hay kéo về chùa tìm thức ăn với khoảng hơn 50 con lớn nhỏ. Những chú khỉ ở đây rất dạn với người mặc dù chúng sống hoang dã và tự nhiên trên núi.
Theo sư trụ trì chùa Tam Bảo Thích Thắng Phước, đàn khỉ này về chùa kiếm ăn khoảng 10 năm nay, nhưng theo sư thầy và nhiều người dân ở khu vực xung quanh cho biết từ ngày họ về đây năm 1974 lên Núi Lớn phát cây làm rẫy đã gặp đàn khỉ này nhiều lần đi kiếm ăn và phá rẫy của họ. Đàn khi cũng đã ở nhiều nơi như Thiền Viện Chân Không, rồi chuyển lên ở gần một đơn vị quân đội trên ngọn Núi Lớn, nhưng hầu như những nơi đó không an toàn với chúng nên chúng cũng đã chuyển đi.
Mười năm trở lại đây chùa Tam Bảo là nơi tá túc lâu nhất của chúng, được nhà chùa, người tới viếng chùa và người dân đi tập thể dục cho ăn nên đàn khỉ rất dạn dĩ với người.
Buổi chiều một ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có mặt ở chùa Tam Bảo sau một tiếng hú và tiếng kẻng gõ của sư trụ trì chùa đàn khỉ từ trên núi con thì chuyền cành, con thì chạy dưới đất, con thì có cả con còn đang bú sữa mẹ níu chặt dưới bụng, một lúc sau đã nhốn nháo ở sân chùa. Chúng tôi tung bỏng ngô, rồi chuối chúng đón lấy từ tay chúng tôi và ngồi tại chỗ ăn ngon lành như khỉ nhà nuôi và được thuần hóa vậy.
Trong lúc chúng tôi cho chúng ăn để quay phim, chụp ảnh thì cũng thấy rất nhiều người dân đi tập thể dục cho chúng ăn, trong đó có cả trẻ em nhưng tuyệt nhiên đàn khỉ ở đây không hề cắn người hay gây thương tích cho con người như đàn khỉ ở đảo Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh, nếu biết cách cho chúng ăn chúng sẽ không làm cho con người sợ, đó là đưa đồ ăn cho chúng một cách tự nhiên và dứt khoát nếu vừa cho ăn vừa rụt rè giật lại chúng sẽ nhe răng ra dọa lại người.
Theo nhiều người dân ở đây, rất ít khi đàn khỉ này tấn công con người. Điều đặc biệt, vì là đàn khỉ hoang dã nên chúng có thể bốc thức ăn từ trong lòng bàn tay người nhưng không ai có thể động vào người chúng được.
Xung quanh chùa Tam Bảo trồng nào chuối, mít, xoài nhưng hầu nhưng cây nào đến mùa có trái cũng xác xơ, tiêu điều vì đàn khỉ phá, chúng bứt những trái cây xung quanh chùa từ lúc còn xanh và tranh nhau ăn ngon lành.
Cũng theo sư Thích Thắng Phước, một ngày đàn khỉ về chùa có khi là 3 lần kiếm thức ăn vào các thời điểm khoảng 6 giờ sáng, 10-11 giờ trưa, 16 giờ chúng về lần nữa. Phần lớn sau khi kiếm thức ăn xong chúng trở về núi nhưng cũng có khi đêm đến chúng ngủ trên cây xung quanh chùa. Mỗi lần xuống chùa là có gì chúng ăn đó, có khi chúng vào hẳn trong chùa tìm thức ăn, nếu nhà chùa không đậy kỹ thức ăn chúng tìm được là ăn hết. Là người gắn bó lâu năm với đàn khỉ sư trụ trì chùa Tam Bảo hầu như nhớ tính cách, đặc điểm của từng con.
Không chỉ ở chùa Tam Bảo, thành phố Vũng Tàu cũng có đàn khỉ tự nhiên hoang dã như vậy. Thiền Viện Trúc Lâm Chơn Nguyên ở khu phố Hải Hà, thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ cũng có một đàn khỉ tự nhiên hoang dã tìm về chùa kiếm thức ăn để sinh tồn.
Nằm ngay chân núi Minh Đạm - ngọn núi trước đây là căn cứ cách mạng của tỉnh Bà Rịa-Long Khánh, Thiền Viện Trúc Lâm Chơn Nguyên là một ngôi chùa với phong cảnh trữ tình với phía sau là núi, phía trước không xa là biển xanh cát vàng.
Theo nhiều nhà sư của Thiền Viện thì đàn khỉ này hiện nay chỉ còn khoảng 50 con, chúng xuống chùa kiếm ăn cũng khoảng từ 14-15 năm nay rồi, ban đầu do đói nên đàn khỉ xuống chùa kiếm thức ăn, các sư trong chùa cứ có thức ăn là cho chúng nên dần dần đàn khỉ xuống thường xuyên hơn và dạn với con người hơn.
7 giờ 30 chúng tôi có mặt ở Thiền Viện Trúc Lâm Chơn Nguyên, ngồi chờ đến 8 giờ 30 mới thấy thấp thoáng đàn khỉ từ trên núi xuống, chưa đầy 15 phút sau đàn khỉ đua nhau chuyền cành rất điệu nghệ, rồi nhảy rất nhanh qua các trườn đá phía trên chùa, chẳng mấy chốc chúng đã xuất hiện trong sân và bắt đầu đi tìm thức ăn. Những trái cam mà các sư trong chùa để ngay trên những tảng đá được những chú khỉ bóc vỏ rồi đánh chén rất nhanh. Thấy trên tay tôi xách nải chuối, con khỉ đầu đàn dạn dĩ nhất tiến vào rồi nhanh như chớp nó đã chộp được nải chuối trên tay tôi, rồi không phải đi đâu xa, nó ngồi ăn ngay tại chỗ trước sự ngỡ ngàng của tôi.
Đàn khỉ ở đây rất hiếu động, chúng chuyền cành cây rồi lên mái của nhà chùa vào cả trong am, rồi vào nhà bếp kiếm ăn chỉ khi có người đuổi chúng mới chạy ra. Chú khỉ đầu đàn là con dạn dĩ và theo những sư trong chùa thì đây là con “ngông nghênh” nhất trong đàn, vì chú khỉ này do một người nuôi và thuần hóa rồi phóng sinh lên núi, các sư ở đây hay gọi nó là “Cô Đơn,” ban đầu chú chỉ có một mình nhưng sau nhiều trận đánh nhau với khỉ đầu đàn của đàn khỉ hay xuống chùa nên khỉ “Cô Đơn” đã được lên thay vị trí.
Đàn khỉ ở đây, khi đã được ăn uống no chúng leo lên các trườn đá bắt chí cho nhau, đùa giỡn nhau hoặc nằm dài dưới sân chùa, leo lên mái nhà bếp mà không hề có chút sợ hãi con người. Theo những người giúp việc trong chùa, ngày nào chúng xuống mà chưa có gì cho ăn là đàn khỉ rung mái tôn nhà bếp ầm ầm, rồi đi khắp các nơi trong am và nhà bếp tìm ăn như khỉ do con người nuôi, có những ngày chúng ăn xong rồi chơi cả ngày ở chùa mà không lên núi nữa. Đàn khỉ ở đây cũng rất dễ thương ngoài đồ ăn ra chúng không bao giờ cắn hay giật đồ của du khách, có những chú khỉ ở đây có thể vuốt ve chúng được.
Và nỗi lo giữ khỉ
Điều đáng buồn ở đây, hiện nay đàn khỉ cả ở chùa Tam Bảo và Thiền Viện Trúc Lâm Chơn Nguyên đều đang giảm dần về số lượng, không phải do không có cái ăn mà chúng chết dần chết mòn, mà do chính sự hủy hoại của con người.
Theo sư trụ trì Thích Thắng Phước, 10 năm qua số lượng đàn khỉ về chùa đang giảm dần, mặc dù hàng năm một con cái trong đàn có thể sinh 3-4 con, mà hiện nay số khỉ cái trong đàn có khoảng hơn 10 con. Nhiều người dân đi kiếm củi trên núi cũng cho biết họ đã nhiều lần bắt gặp những chiếc bẫy khỉ và cũng đã có lần thấy khỉ dính bẫy và cũng có lần nhà chùa phải cho người leo lên cây mít trước chùa để gỡ chiếc dây mà con khỉ dính bẫy đem về chùa, con khỉ đó sau này đã bị rụng hết các ngón tay do đoạn dây thắt quá chặt.
Còn tại Thiền Viện Trúc Lâm Chơn Nguyên, còn thê thảm hơn. Theo các sư tại chùa thì có thời gian đàn khỉ về chùa lên tới 200 con, nhưng hiện nay số lượng đang giảm rõ rệt chỉ còn khoảng 50 con. Phía nhà chùa cũng đã cử người lên núi và phát hiện nhiều bẫy khỉ với đủ các loại như bẫy chụp, bẫy lồng, bẫy bằng chai...
Bên cạnh đó, cũng có nhiều du khách đi khám phá núi Minh Đạm về cũng báo cho nhà chùa là bắt gặp rất nhiều bẫy khỉ, có khi họ cũng đã giúp gỡ những con khỉ ra khỏi những chiếc bẫy. Những con khỉ ở đàn khỉ xuống Thiền Viện Trúc Lâm Chân Nguyên hiện nay chúng tôi bắt gặp chủ yếu là những chú khỉ con khoảng 2-3 năm, còn những khỉ già và khỉ lớn còn rất ít.
Theo ông Lê Văn Khanh, Hạt trưởng Hạt Kiểm Lâm Liên huyện Long Điền-Đất Đỏ, đàn khỉ ở chùa Chân Nguyên là giống khỉ đuôi dài. Trước hiện tượng đánh bắt đàn khỉ đang diễn ra ngày càng nhiều Hạt Kiểm Lâm cũng đã có nhiều biện pháp như tuần tra, tuyên truyền đến người dân, tuy nhiên theo ông Khanh thì do địa hình đồi núi diện tích rộng nên Hạt Kiểm Lâm gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuần tra kiểm soát, bảo vệ đàn khỉ.
Một thực tế là đàn khỉ đang bị chính con người hủy hoại dần vì lợi ích kinh tế. Nếu các ngành chức năng không tích cực vào cuộc cũng như kêu gọi ý thức của người dân trong việc chung tay bảo vệ đàn khỉ thì nguy cơ biến mất những đàn khỉ hoang dã này sẽ sớm sảy ra, đây thực sự là điều đáng tiếc của Bà Rịa-Vũng Tàu./.
Hoàng Nhị (TTXVN)