Ngày 18/11, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ 3.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, đánh giá cao công tác bảo vệ môi trường đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được xây dựng từ Trung ương đến địa phương.
Chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường đã có những bước phát triển nhanh chóng. Quản lý nhà nước về môi trường đã có bước phát triển khá nhanh, góp phần rất quan trọng trong kiểm soát và hạn chế sự gia tăng ô nhiễm môi trường, từng bước cải thiện môi trường, tạo điều kiện cho phát triển bền vững của đất nước.
Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ chất lượng môi trường tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chậm. Môi trường một số khu vực tiếp tục bị ô nhiễm, đặc biệt tại các lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Sài Gòn-Đồng Nai. Một số sự cố môi trường vẫn xảy ra, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn nhiều với thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp.
Việc khai thác tài nguyên không hợp lý, gây ô nhiễm môi trường đang khá phổ biến, tình trạng săn bắt, mua bán trái phép động, thực vật hoang dã, suy giảm đa dạng sinh học, sinh vật ngoại lai xâm lấn đang diễn biến phức tạp như ốc bươu vàng, rùa tai đỏ.
Phó Thủ tướng nêu rõ, giai đoạn 10 năm tới đặt ra nhiều thời cơ và thách thức. Đảng đã xác định quan điểm phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, phải coi bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của mọi công dân. Các bộ, ngành, địa phương cần coi bảo vệ môi trường là nhiệm vụ ưu tiên của mình.
Giai đoạn 2005-2010 được coi là giai đoạn thành công nhất trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường.
Với tổng cộng 66 văn bản dưới luật được xây dựng và ban hành, trong đó có 23 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, 43 văn bản cấp bộ đã tạo được một hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường tương đối toàn diện và đồng bộ, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước.
Theo thống kê sơ bộ, từ năm 2005 đến nay, đã có khoảng 60 dự án chiến lược, quy hoạch đã thực hiện đánh giá môi trường chiến lược; khoảng 7.000 dự án đầu tư đã thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt đối với 500 báo cáo, các bộ, ngành và địa phương thẩm định, phê duyệt đối với 6.500 báo cáo, chưa kể rất nhiều dự án, hoạt động đầu tư đã thực hiện đăng ký cam kết bảo vệ môi trường./.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, đánh giá cao công tác bảo vệ môi trường đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được xây dựng từ Trung ương đến địa phương.
Chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường đã có những bước phát triển nhanh chóng. Quản lý nhà nước về môi trường đã có bước phát triển khá nhanh, góp phần rất quan trọng trong kiểm soát và hạn chế sự gia tăng ô nhiễm môi trường, từng bước cải thiện môi trường, tạo điều kiện cho phát triển bền vững của đất nước.
Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ chất lượng môi trường tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chậm. Môi trường một số khu vực tiếp tục bị ô nhiễm, đặc biệt tại các lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Sài Gòn-Đồng Nai. Một số sự cố môi trường vẫn xảy ra, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn nhiều với thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp.
Việc khai thác tài nguyên không hợp lý, gây ô nhiễm môi trường đang khá phổ biến, tình trạng săn bắt, mua bán trái phép động, thực vật hoang dã, suy giảm đa dạng sinh học, sinh vật ngoại lai xâm lấn đang diễn biến phức tạp như ốc bươu vàng, rùa tai đỏ.
Phó Thủ tướng nêu rõ, giai đoạn 10 năm tới đặt ra nhiều thời cơ và thách thức. Đảng đã xác định quan điểm phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, phải coi bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của mọi công dân. Các bộ, ngành, địa phương cần coi bảo vệ môi trường là nhiệm vụ ưu tiên của mình.
Giai đoạn 2005-2010 được coi là giai đoạn thành công nhất trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường.
Với tổng cộng 66 văn bản dưới luật được xây dựng và ban hành, trong đó có 23 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, 43 văn bản cấp bộ đã tạo được một hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường tương đối toàn diện và đồng bộ, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước.
Theo thống kê sơ bộ, từ năm 2005 đến nay, đã có khoảng 60 dự án chiến lược, quy hoạch đã thực hiện đánh giá môi trường chiến lược; khoảng 7.000 dự án đầu tư đã thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt đối với 500 báo cáo, các bộ, ngành và địa phương thẩm định, phê duyệt đối với 6.500 báo cáo, chưa kể rất nhiều dự án, hoạt động đầu tư đã thực hiện đăng ký cam kết bảo vệ môi trường./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)