Julian Castro, một thị trưởng trẻ ở Texas, được xem là một Barack Obama thứ hai của cộng đồng người gốc Mỹ Latinh. Tuần trước, ông chính là người đầu tiên thuộc cộng đồng gốc Latinh có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Quốc gia đảng Dân chủ.
Viên thị trưởng 37 tuổi của vùng San Antonio, thành phố lớn thứ hai ở bang Texas, cho AFP biết rằng ông sẽ kể về quá trình đi lên từ nghèo khó của gia đình, trước khi đạt được giấc mơ Mỹ.
"Hiển nhiên tôi sẽ hơi căng thẳng, nhưng tôi biết rằng khi bước lên trên bục phát biểu, mình đã sẵn sàng" - Castro nói khoảng vài giờ trước khi thực hiện bài phát biểu sẽ phát sóng trên khắp nước Mỹ - "Tôi sẽ nói về câu chuyện của gia đình tôi, với tư cách một câu chuyện về giấc mơ Mỹ, rằng trong quá khứ Mỹ đã trở thành mảnh đất của cơ hội ra sao và chúng ta phải đầu tư thế nào để nơi này tiếp tục là mảnh đất của cơ hội trong tương lai, vì sao tôi tin Tổng thống Obama đang có những điều chỉnh đúng đắn."
Julian Castro đã hạ thấp các so sánh giữa ông và Obama, người thông qua bài phát biểu quan trọng hồi năm 2004 tại Đại hội Quốc gia đảng Dân chủ đã tạo nền tảng quan trọng cho các tham vọng chính trị về sau của bản thân.
"Tôi sẽ không xếp mình ngang hàng với Tổng thống Obama. Ông ấy là người có tài năng và khả năng đặc biệt. Tôi là thị trưởng một thành phố. Tôi sẽ cố là chính mình trong đêm nay và làm tốt công việc," ông nói.
Castro, một người Mỹ gốc Mexico thế hệ thứ hai và mẹ đẻ của ông sinh ra tại San Antonio, nói rằng thật hão huyền khi bàn tới Tổng thống gốc Mỹ Latinh đầu tiên của Mỹ vào thời điểm hiện nay. "Tôi tin chuyện đó sẽ xảy ra trong tương lai nhưng đó sẽ không phải là tôi. Đó không phải là vị trí tôi đang hướng tới. Nhưng tôi nghĩ Mỹ đã sẵn sàng để đón một người như thế," ông nói.
Mặc dù phản đối sự so sánh, Castro thực tế có khá nhiều điểm tương đồng. Hai người đều được các bà mẹ đơn thân nuôi lớn và đều học luật ở Đại học Harvard. Cả hai đều có sự ủng hộ từ các nhóm cử tri lớn.
Nhà Trắng đã vẽ ra các sự so sánh giữa câu chuyện của Obama và Castro, người đã đạt được một số tiêu chuẩn để có thể trở thành ứng cử viên Tổng thống. Theo phát ngôn viên chiến dịch vận động tranh cử của Obama Jen Psaki, chuyện đời của Castro đã "phản ánh câu chuyện của Tổng thống và của nước Mỹ - nếu bạn làm việc chăm chỉ, chơi theo luật, đây sẽ là mảnh đất của cơ hội, bạn sẽ có phần một cách công bằng."
Castro, người kết hôn hồi năm 2007 và có con gái 3 tuổi, chỉ biết nói chút tiếng Tây Ban Nha. Tuy nhiên, ông vẫn sẽ thêm tiếng Tây Ban Nha vào bài phát biểu của mình.
Castro lần đầu được bầu làm Thị trưởng San Antonio vào năm 2009, tái đắc cử trong năm 2011 với 83% số phiếu bầu. Castro nói rằng cộng đồng gốc Mỹ Latinh là những người ủng hộ nhiệt thành với Tổng thống.
Hồi tháng 7 năm nay, Obama đã ngưng việc trục xuất các thanh niên nhập cư trái phép dưới 30 tuổi, với điều kiện họ phải tới Mỹ trước năm 16 tuổi. Quyết định của ông đã được cộng đồng gốc Mỹ Latinh hoan nghênh và các nhà phân tích nói rằng nó có thể làm tăng cơ hội để ông tái đắc cử trong ngày 6/11.
"Cộng đồng Mỹ Latinh ghi nhận hoạt động đầu tư của Obama vào giáo dục và nhờ thế mà nhiều người gốc Mỹ Latinh có thể nhận học bổng Pell và học đại học" - Castro nói với AFP - "Luật Chăm sóc sức khỏe với chi phí hợp lý cũng đã khiến 9 triệu người gốc Mỹ Latinh được chăm sóc y tế. Đó là thành tích khổng lồ."
Obama còn kêu gọi việc cho dự luật DREAM, nhằm giúp các thanh niên trẻ nhập cư bất hợp pháp được định cư lâu dài ở Mỹ và đã bị các đối thủ của ông ở phe Cộng hòa chặn lại tại Quốc hội, có cơ hội được xem xét lần nữa.
Hiện có 11,5 triệu người nhập cư trái phép đang sống ở Mỹ, phần lớn là gốc Mỹ Latinh. Nỗ lực giải quyết tình trạng của họ đã gây ra những tranh cãi chính trị sâu sắc. Các cuộc thăm dò hiện cho thấy Obama đang dẫn trước khá lớn trước Romney tại cộng đồng cử tri gốc Mỹ Latinh. Số lượng cử tri ở cộng đồng gốc Mỹ Latinh được cho là có thể lên tới 12 triệu trong cuộc bầu cử tháng 11 tới đây, cho thấy sức mạnh đang tăng lên của cộng đồng này./.
Viên thị trưởng 37 tuổi của vùng San Antonio, thành phố lớn thứ hai ở bang Texas, cho AFP biết rằng ông sẽ kể về quá trình đi lên từ nghèo khó của gia đình, trước khi đạt được giấc mơ Mỹ.
"Hiển nhiên tôi sẽ hơi căng thẳng, nhưng tôi biết rằng khi bước lên trên bục phát biểu, mình đã sẵn sàng" - Castro nói khoảng vài giờ trước khi thực hiện bài phát biểu sẽ phát sóng trên khắp nước Mỹ - "Tôi sẽ nói về câu chuyện của gia đình tôi, với tư cách một câu chuyện về giấc mơ Mỹ, rằng trong quá khứ Mỹ đã trở thành mảnh đất của cơ hội ra sao và chúng ta phải đầu tư thế nào để nơi này tiếp tục là mảnh đất của cơ hội trong tương lai, vì sao tôi tin Tổng thống Obama đang có những điều chỉnh đúng đắn."
Julian Castro đã hạ thấp các so sánh giữa ông và Obama, người thông qua bài phát biểu quan trọng hồi năm 2004 tại Đại hội Quốc gia đảng Dân chủ đã tạo nền tảng quan trọng cho các tham vọng chính trị về sau của bản thân.
"Tôi sẽ không xếp mình ngang hàng với Tổng thống Obama. Ông ấy là người có tài năng và khả năng đặc biệt. Tôi là thị trưởng một thành phố. Tôi sẽ cố là chính mình trong đêm nay và làm tốt công việc," ông nói.
Castro, một người Mỹ gốc Mexico thế hệ thứ hai và mẹ đẻ của ông sinh ra tại San Antonio, nói rằng thật hão huyền khi bàn tới Tổng thống gốc Mỹ Latinh đầu tiên của Mỹ vào thời điểm hiện nay. "Tôi tin chuyện đó sẽ xảy ra trong tương lai nhưng đó sẽ không phải là tôi. Đó không phải là vị trí tôi đang hướng tới. Nhưng tôi nghĩ Mỹ đã sẵn sàng để đón một người như thế," ông nói.
Mặc dù phản đối sự so sánh, Castro thực tế có khá nhiều điểm tương đồng. Hai người đều được các bà mẹ đơn thân nuôi lớn và đều học luật ở Đại học Harvard. Cả hai đều có sự ủng hộ từ các nhóm cử tri lớn.
Nhà Trắng đã vẽ ra các sự so sánh giữa câu chuyện của Obama và Castro, người đã đạt được một số tiêu chuẩn để có thể trở thành ứng cử viên Tổng thống. Theo phát ngôn viên chiến dịch vận động tranh cử của Obama Jen Psaki, chuyện đời của Castro đã "phản ánh câu chuyện của Tổng thống và của nước Mỹ - nếu bạn làm việc chăm chỉ, chơi theo luật, đây sẽ là mảnh đất của cơ hội, bạn sẽ có phần một cách công bằng."
Castro, người kết hôn hồi năm 2007 và có con gái 3 tuổi, chỉ biết nói chút tiếng Tây Ban Nha. Tuy nhiên, ông vẫn sẽ thêm tiếng Tây Ban Nha vào bài phát biểu của mình.
Castro lần đầu được bầu làm Thị trưởng San Antonio vào năm 2009, tái đắc cử trong năm 2011 với 83% số phiếu bầu. Castro nói rằng cộng đồng gốc Mỹ Latinh là những người ủng hộ nhiệt thành với Tổng thống.
Hồi tháng 7 năm nay, Obama đã ngưng việc trục xuất các thanh niên nhập cư trái phép dưới 30 tuổi, với điều kiện họ phải tới Mỹ trước năm 16 tuổi. Quyết định của ông đã được cộng đồng gốc Mỹ Latinh hoan nghênh và các nhà phân tích nói rằng nó có thể làm tăng cơ hội để ông tái đắc cử trong ngày 6/11.
"Cộng đồng Mỹ Latinh ghi nhận hoạt động đầu tư của Obama vào giáo dục và nhờ thế mà nhiều người gốc Mỹ Latinh có thể nhận học bổng Pell và học đại học" - Castro nói với AFP - "Luật Chăm sóc sức khỏe với chi phí hợp lý cũng đã khiến 9 triệu người gốc Mỹ Latinh được chăm sóc y tế. Đó là thành tích khổng lồ."
Obama còn kêu gọi việc cho dự luật DREAM, nhằm giúp các thanh niên trẻ nhập cư bất hợp pháp được định cư lâu dài ở Mỹ và đã bị các đối thủ của ông ở phe Cộng hòa chặn lại tại Quốc hội, có cơ hội được xem xét lần nữa.
Hiện có 11,5 triệu người nhập cư trái phép đang sống ở Mỹ, phần lớn là gốc Mỹ Latinh. Nỗ lực giải quyết tình trạng của họ đã gây ra những tranh cãi chính trị sâu sắc. Các cuộc thăm dò hiện cho thấy Obama đang dẫn trước khá lớn trước Romney tại cộng đồng cử tri gốc Mỹ Latinh. Số lượng cử tri ở cộng đồng gốc Mỹ Latinh được cho là có thể lên tới 12 triệu trong cuộc bầu cử tháng 11 tới đây, cho thấy sức mạnh đang tăng lên của cộng đồng này./.
Linh Vũ (Vietnam+)