Cuộc vận động tranh cử vào 123 ghế trong Quốc hội Campuchia khóa V đã chính thức khép lại và hơn 19.000 điểm bỏ phiếu trên khắp nước này đã hoàn tất công tác chuẩn bị để sẵn sàng mở cửa đón khoảng 9,67 triệu cử tri Campuchia đi bỏ phiếu vào ngày 28/7 tới.
Tham gia cuộc đua vào Quốc hội khóa này có 8 đảng chính trị, trong đó có 3 đảng lớn nhất gồm Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền do Chủ tịch Thượng viện Chea Sim làm Chủ tịch và Thủ tướng Hun Sen làm Phó Chủ tịch, Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập, do thủ lĩnh chính trị lưu vong mới được ân xá Sam Rainsy đứng đầu và Đảng bảo hoàng FUNCINPEC do Công chúa Norodom Arun Rasmey, con gái út của cố Thái Thượng hoàng Norodom Sihanouk, làm Chủ tịch.
Giới phân tích nhận định cơ hội giành ghế Quốc hội khóa mới sẽ chỉ tập trung vào các ứng cử viên của ba chính đảng này, trong đó khả năng thắng cử của CPP là cao nhất.
Hơn một tuần trước ngày bầu cử, chính trường Campuchia trở nên ồn ào bởi sự trở về của thủ lĩnh đối lập Sam Rainsy sau gần 4 năm sống lưu vong ở Pháp.
Ông Sam Rainsy, người được coi là đối thủ chính của đương kim Thủ tướng Hun Sen, đã bỏ trốn khỏi Campuchia vào năm 2009 trước khi bị tòa án Phnom Penh kết án 11 năm tù vì bị kết tội hủy hoại tài sản nhà nước khi nhổ bỏ cọc tiêu định vị phục vụ việc phân giới cắm mốc trên biên giới Campuchia-Việt Nam và ngụy tạo tài liệu. Ông này được về nước nhờ lệnh ân xá của Quốc vương Norodom Sihamoni theo đề nghị của Thủ tướng Hun Sen, trên tinh thần “hòa giải và thống nhất dân tộc nhằm tiến tới cuộc bầu cử dân chủ, tự do và công bằng.” Ông Sam Raisy về nước nhưng không được ra tranh cử vì theo luật định, đã hết thời hạn đăng ký cử tri và ứng cử viên.
Hành động thiện chí của Thủ tướng Hun Sen, ở chừng mực nào đó, có thể đem lại thắng lợi tinh thần cho ông Sam Rainsy và đảng đối lập CNRP, nhưng lại được coi là động thái “tháo ngòi nổ” trước âm mưu của thủ lĩnh đảng đối lập muốn đưa “Mùa Xuân Arập” vào Campuchia bằng cách kích động đám đông tiến hành bạo loạn và giành chính quyền.
Làn sóng “Mùa Xuân Arập” ở Tunisia, Ai Cập, Libya, Syria và Yemen dẫn đến sự sụp đổ của một loạt nhà lãnh đạo cầm quyền hàng thập kỷ ở đó đã khiến ông Sam Rainsy có ý đồ sao chép, nhập khẩu vào Campuchia kiểu “cách mạng” này. Đảng của ông cũng không ngần ngại tuyên bố công khai quan điểm như vậy và thể hiện quyết tâm tổ chức bạo loạn ở Campuchia, đặc biệt khi ông Sam Rainsy không được tham gia tranh cử.
Tuy nhiên, sự trở về của thủ lĩnh đối lập Sam Rainsy cùng những tuyên bố “gây rối” chỉ được số ít hưởng ứng, không thể nào đảo ngược xu thế chung là đảng cầm quyền CPP luôn giành được sự tín nhiệm rất cao của đại đa số trong 14 triệu dân ở đất nước Đông Nam Á này.
Hơn 30 năm qua kể từ khi thoát họa diệt chủng, đất nước Campuchia không chỉ hồi sinh, mà còn vượt qua muôn vàn khó khăn, kể cả những năm dài nội chiến, để không ngừng phát triển, trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á. Xã hội ngày càng ổn định, đời sống người dân không ngừng được cải thiện. Những thành tựu đó không thể tách rời những đóng góp mang tính quyết định của CPP. Người dân Campuchia nói chung hiểu rất rõ điều đó.
Thật dễ hiểu vì sao CPP đã giành được sự ủng hộ rất lớn của cử tri trong các cuộc bầu cử Quốc hội trước đây, đặc biệt là cuộc bầu cử năm 2008, với chiến thắng mà Đài BBC mô tả là “long trời lở đất” (giành được 90 trong tổng số 123 ghế). Trong cuộc bầu cử lần này, CPP dự kiến sẽ giành thắng lợi với ít nhất 2/3 số ghế.
Trong cương lĩnh tranh cử của mình, CPP nhấn mạnh việc tiếp tục ủng hộ đương kim Thủ tướng Hun Sen làm ứng cử viên thủ tướng nhiệm kỳ 5 và các nhiệm kỳ tiếp theo; tiếp tục liên minh với đảng Bảo hoàng FUNCINPEC để lập chính phủ mới nếu thắng cử; cải thiện đời sống người dân; củng cố và phát triển quan hệ hợp tác với mọi lực lượng chính trị và các giới trong xã hội để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Cương lĩnh tranh cử của đảng này cũng nhấn mạnh: Campuchia dưới sự lãnh đạo của CPP sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề biên giới với các nước láng giềng dựa trên hiến pháp, luật pháp quốc gia, quốc tế, các hiến chương quốc tế nhằm bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Campuchia, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Phát biểu tại buổi lễ mở đầu chiến dịch tranh cử của CPP hôm 27/6, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch danh dự CPP Heng Samrin (Hêng Xom-rin) nhấn mạnh: "Quyết định đúng sẽ đem lại thêm thành công, quyết định sai sẽ là sự thụt lùi và nguy hại lớn cho dân tộc."
Với sự ủng hộ của phần đông cử tri, CPP chắc chắc sẽ giành được đa số ghế tại Quốc hội trong cuộc bầu cử ngày 28/7 tới. Kết quả đó sẽ giúp Campuchia đảm bảo tính liên tục trong việc thực hiện các chính sách lớn và bảo đảm sự ổn định chính trị-xã hội để đất nước này tiếp tục phát triển./.
Tham gia cuộc đua vào Quốc hội khóa này có 8 đảng chính trị, trong đó có 3 đảng lớn nhất gồm Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền do Chủ tịch Thượng viện Chea Sim làm Chủ tịch và Thủ tướng Hun Sen làm Phó Chủ tịch, Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập, do thủ lĩnh chính trị lưu vong mới được ân xá Sam Rainsy đứng đầu và Đảng bảo hoàng FUNCINPEC do Công chúa Norodom Arun Rasmey, con gái út của cố Thái Thượng hoàng Norodom Sihanouk, làm Chủ tịch.
Giới phân tích nhận định cơ hội giành ghế Quốc hội khóa mới sẽ chỉ tập trung vào các ứng cử viên của ba chính đảng này, trong đó khả năng thắng cử của CPP là cao nhất.
Hơn một tuần trước ngày bầu cử, chính trường Campuchia trở nên ồn ào bởi sự trở về của thủ lĩnh đối lập Sam Rainsy sau gần 4 năm sống lưu vong ở Pháp.
Ông Sam Rainsy, người được coi là đối thủ chính của đương kim Thủ tướng Hun Sen, đã bỏ trốn khỏi Campuchia vào năm 2009 trước khi bị tòa án Phnom Penh kết án 11 năm tù vì bị kết tội hủy hoại tài sản nhà nước khi nhổ bỏ cọc tiêu định vị phục vụ việc phân giới cắm mốc trên biên giới Campuchia-Việt Nam và ngụy tạo tài liệu. Ông này được về nước nhờ lệnh ân xá của Quốc vương Norodom Sihamoni theo đề nghị của Thủ tướng Hun Sen, trên tinh thần “hòa giải và thống nhất dân tộc nhằm tiến tới cuộc bầu cử dân chủ, tự do và công bằng.” Ông Sam Raisy về nước nhưng không được ra tranh cử vì theo luật định, đã hết thời hạn đăng ký cử tri và ứng cử viên.
Hành động thiện chí của Thủ tướng Hun Sen, ở chừng mực nào đó, có thể đem lại thắng lợi tinh thần cho ông Sam Rainsy và đảng đối lập CNRP, nhưng lại được coi là động thái “tháo ngòi nổ” trước âm mưu của thủ lĩnh đảng đối lập muốn đưa “Mùa Xuân Arập” vào Campuchia bằng cách kích động đám đông tiến hành bạo loạn và giành chính quyền.
Làn sóng “Mùa Xuân Arập” ở Tunisia, Ai Cập, Libya, Syria và Yemen dẫn đến sự sụp đổ của một loạt nhà lãnh đạo cầm quyền hàng thập kỷ ở đó đã khiến ông Sam Rainsy có ý đồ sao chép, nhập khẩu vào Campuchia kiểu “cách mạng” này. Đảng của ông cũng không ngần ngại tuyên bố công khai quan điểm như vậy và thể hiện quyết tâm tổ chức bạo loạn ở Campuchia, đặc biệt khi ông Sam Rainsy không được tham gia tranh cử.
Tuy nhiên, sự trở về của thủ lĩnh đối lập Sam Rainsy cùng những tuyên bố “gây rối” chỉ được số ít hưởng ứng, không thể nào đảo ngược xu thế chung là đảng cầm quyền CPP luôn giành được sự tín nhiệm rất cao của đại đa số trong 14 triệu dân ở đất nước Đông Nam Á này.
Hơn 30 năm qua kể từ khi thoát họa diệt chủng, đất nước Campuchia không chỉ hồi sinh, mà còn vượt qua muôn vàn khó khăn, kể cả những năm dài nội chiến, để không ngừng phát triển, trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á. Xã hội ngày càng ổn định, đời sống người dân không ngừng được cải thiện. Những thành tựu đó không thể tách rời những đóng góp mang tính quyết định của CPP. Người dân Campuchia nói chung hiểu rất rõ điều đó.
Thật dễ hiểu vì sao CPP đã giành được sự ủng hộ rất lớn của cử tri trong các cuộc bầu cử Quốc hội trước đây, đặc biệt là cuộc bầu cử năm 2008, với chiến thắng mà Đài BBC mô tả là “long trời lở đất” (giành được 90 trong tổng số 123 ghế). Trong cuộc bầu cử lần này, CPP dự kiến sẽ giành thắng lợi với ít nhất 2/3 số ghế.
Trong cương lĩnh tranh cử của mình, CPP nhấn mạnh việc tiếp tục ủng hộ đương kim Thủ tướng Hun Sen làm ứng cử viên thủ tướng nhiệm kỳ 5 và các nhiệm kỳ tiếp theo; tiếp tục liên minh với đảng Bảo hoàng FUNCINPEC để lập chính phủ mới nếu thắng cử; cải thiện đời sống người dân; củng cố và phát triển quan hệ hợp tác với mọi lực lượng chính trị và các giới trong xã hội để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Cương lĩnh tranh cử của đảng này cũng nhấn mạnh: Campuchia dưới sự lãnh đạo của CPP sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề biên giới với các nước láng giềng dựa trên hiến pháp, luật pháp quốc gia, quốc tế, các hiến chương quốc tế nhằm bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Campuchia, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Phát biểu tại buổi lễ mở đầu chiến dịch tranh cử của CPP hôm 27/6, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch danh dự CPP Heng Samrin (Hêng Xom-rin) nhấn mạnh: "Quyết định đúng sẽ đem lại thêm thành công, quyết định sai sẽ là sự thụt lùi và nguy hại lớn cho dân tộc."
Với sự ủng hộ của phần đông cử tri, CPP chắc chắc sẽ giành được đa số ghế tại Quốc hội trong cuộc bầu cử ngày 28/7 tới. Kết quả đó sẽ giúp Campuchia đảm bảo tính liên tục trong việc thực hiện các chính sách lớn và bảo đảm sự ổn định chính trị-xã hội để đất nước này tiếp tục phát triển./.
Khánh Linh (TTXVN)