Sau hai ngày làm việc, ngày 9/3, tại Đà Nẵng, Hội nghị chuyên đề AIPA về hậu khủng hoảng tài chính-kinh tế thế giới và phát triển bền vững do Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam chủ trì đã kết thúc.
Phát biểu tại phiên bế mạc, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn Son khẳng định, việc tham dự và đóng góp ý kiến tích cực, sâu sắc của các đại biểu tham gia hội nghị đã thể hiện mối quan tâm chung của các nghị viện các nước thành viên AIPA trong việc tìm kiếm các giải pháp nhằm ứng phó với khủng hoảng kinh tế và giai đoạn hậu khủng hoảng.
Các đề xuất, khuyến nghị hữu ích là cơ sở quan trọng để khuyến nghị tới lãnh đạo các nghị viện các quốc gia và trình Đại hội đồng AIPA 31 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 9-2010.
Các khuyến nghị quan trọng đã được đưa ra tại hội nghị này tập trung vào tầm khu vực và các nước. Về tầm khu vực ASEAN, Hội nghị khuyến nghị cần tăng cường các chính sách và hành động của các nước thành viên để đảm bảo quá trình phục hồi kinh tế không bị đảo ngược, đồng thời tiếp tục thúc đẩy đầu tư, thương mại, đón đầu giai đoạn phục hồi.
Các nước cần tăng cường chuyển giao công nghệ, hỗ trợ các nước thành viên trong sản xuất; phát triển các nguồn năng lượng sạch, công nghệ xanh, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; tập trung phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bảo đảm an ninh lương thực, tránh bảo hộ mậu dịch và phân biệt đối xử trong thương mại, đầu tư, thu hẹp khoảng cách phát triển.
Thúc đẩy chính phủ các nước thành viên ASEAN chủ động trong việc thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng AIPA 30 (Thái Lan- năm 2009) về khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu. Tiếp tục thúc đẩy trao đổi song phương và đa phương giữa các nước thành viên nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giai đoạn hậu khủng hoảng; trong đó các phối hợp phải chặt chẽ, quyết tâm, nhanh chóng, đáp ứng niềm mong đợi và tin cậy của nhân dân các nước.
Về cấp độ quốc gia, các khuyến nghị tập trung vào việc cần đề cao vai trò điều tiết và giám sát của Nhà nước nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là các chính sách tài chính- tiền tệ và chính sách tài khóa; tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, giải quyết hài hòa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.
Các nước cần xây dựng một hạ tầng tài chính vững mạnh nhằm đảm bảo cho các định chế tài chính hoạt động tốt và thị trường tài chính vận hành trôi chảy. Cần tăng cường vai trò của nghị viện trong công tác hướng dẫn, giải thích, tuyên truyền, đối thoại nhằm củng cố, duy trì niềm tin trong xã hội.
Hội nghị đã làm việc với bốn phiên thảo luận về các chủ đề: tổng quan tình hình hệ quả của khủng hoảng về kinh tế-xã hội; các biện pháp ứng phó với khủng hoảng của chính phủ các quốc gia ASEAN về kinh nghiệm và thực tiễn; vai trò của cơ quan lập pháp trong ứng phó với khủng hoàng kinh tế và giai đoạn hậu khủng hoảng; những vấn đề đặt ra trong cơ cấu lại nền kinh tế, quản trị nhà nước hiệu quả, xóa đói giảm nghèo nhằm mục tiêu phát triển bền vững thời kỳ hậu khủng hoảng.
Các đại biểu đã tập trung trình bày tổng quan về tình hình khủng hoảng tài chính-kinh tế thế giới, trong đó có khu vực Đông Nam Á; những khó khăn, thách thức cần vượt qua, những kinh nghiệm và giải pháp xây dựng pháp luật và vai trò của nghị sĩ trong ứng phó với vấn đề này./.
Phát biểu tại phiên bế mạc, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn Son khẳng định, việc tham dự và đóng góp ý kiến tích cực, sâu sắc của các đại biểu tham gia hội nghị đã thể hiện mối quan tâm chung của các nghị viện các nước thành viên AIPA trong việc tìm kiếm các giải pháp nhằm ứng phó với khủng hoảng kinh tế và giai đoạn hậu khủng hoảng.
Các đề xuất, khuyến nghị hữu ích là cơ sở quan trọng để khuyến nghị tới lãnh đạo các nghị viện các quốc gia và trình Đại hội đồng AIPA 31 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 9-2010.
Các khuyến nghị quan trọng đã được đưa ra tại hội nghị này tập trung vào tầm khu vực và các nước. Về tầm khu vực ASEAN, Hội nghị khuyến nghị cần tăng cường các chính sách và hành động của các nước thành viên để đảm bảo quá trình phục hồi kinh tế không bị đảo ngược, đồng thời tiếp tục thúc đẩy đầu tư, thương mại, đón đầu giai đoạn phục hồi.
Các nước cần tăng cường chuyển giao công nghệ, hỗ trợ các nước thành viên trong sản xuất; phát triển các nguồn năng lượng sạch, công nghệ xanh, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; tập trung phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bảo đảm an ninh lương thực, tránh bảo hộ mậu dịch và phân biệt đối xử trong thương mại, đầu tư, thu hẹp khoảng cách phát triển.
Thúc đẩy chính phủ các nước thành viên ASEAN chủ động trong việc thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng AIPA 30 (Thái Lan- năm 2009) về khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu. Tiếp tục thúc đẩy trao đổi song phương và đa phương giữa các nước thành viên nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giai đoạn hậu khủng hoảng; trong đó các phối hợp phải chặt chẽ, quyết tâm, nhanh chóng, đáp ứng niềm mong đợi và tin cậy của nhân dân các nước.
Về cấp độ quốc gia, các khuyến nghị tập trung vào việc cần đề cao vai trò điều tiết và giám sát của Nhà nước nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là các chính sách tài chính- tiền tệ và chính sách tài khóa; tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, giải quyết hài hòa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.
Các nước cần xây dựng một hạ tầng tài chính vững mạnh nhằm đảm bảo cho các định chế tài chính hoạt động tốt và thị trường tài chính vận hành trôi chảy. Cần tăng cường vai trò của nghị viện trong công tác hướng dẫn, giải thích, tuyên truyền, đối thoại nhằm củng cố, duy trì niềm tin trong xã hội.
Hội nghị đã làm việc với bốn phiên thảo luận về các chủ đề: tổng quan tình hình hệ quả của khủng hoảng về kinh tế-xã hội; các biện pháp ứng phó với khủng hoảng của chính phủ các quốc gia ASEAN về kinh nghiệm và thực tiễn; vai trò của cơ quan lập pháp trong ứng phó với khủng hoàng kinh tế và giai đoạn hậu khủng hoảng; những vấn đề đặt ra trong cơ cấu lại nền kinh tế, quản trị nhà nước hiệu quả, xóa đói giảm nghèo nhằm mục tiêu phát triển bền vững thời kỳ hậu khủng hoảng.
Các đại biểu đã tập trung trình bày tổng quan về tình hình khủng hoảng tài chính-kinh tế thế giới, trong đó có khu vực Đông Nam Á; những khó khăn, thách thức cần vượt qua, những kinh nghiệm và giải pháp xây dựng pháp luật và vai trò của nghị sĩ trong ứng phó với vấn đề này./.
Văn Sơn (Vietnam+)