Chiều 19/9, tiếp tục phiên họp thứ 11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012.
Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012 do Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trình bày nêu rõ: Thời gian qua, với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, công tác phòng, chống tham nhũng đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động.
Hoạt động xây dựng thể chế và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh; các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện đồng bộ, nhất là việc công khai, minh bạch hoạt động của bộ máy nhà nước, cải cách hành chính, xây dựng chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong quản lý, sử dụng tài sản công.
Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng có tiến bộ. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã từng bước được kiềm chế... Tuy vậy, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra. Tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội.
Một số văn bản, đề án quan trọng chưa được ban hành kịp thời, nhiều quy định đã bộc lộ hạn chế, vướng mắc, nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung. Tại một số nơi, công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng mới tập trung đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, chưa được sâu rộng đến cấp cơ sở và mọi tầng lớp nhân dân. Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng chưa cụ thể rõ ràng, chưa tương xứng so với số vụ việc tham nhũng được phát hiện, xử lý; các vụ việc, vụ án tham nhũng có quy mô lớn được phát hiện, xử lý còn ít; tài sản bị tham nhũng, gây thiệt hại do tham nhũng được thu hồi và bồi thường còn hạn chế…
Báo cáo giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tán thành với nhiều nội dung Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng của Chính phủ và cho rằng công tác thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong năm qua được tăng cường, góp phần minh bạch hoạt động của bộ máy nhà nước, làm rõ các sai phạm, sơ hở, thiếu sót, góp phần hạn chế tình trạng tiêu cực, tham nhũng.
Tuy vậy, Ủy ban Tư pháp cho rằng qua công tác thanh tra, kiểm toán phát hiện nhiều sai phạm, thất thoát về tiền, tài sản lớn, nhưng hầu hết là kiến nghị xử lý kỷ luật, hành chính; số vụ tham nhũng chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự rất ít; trong quá trình thanh tra, cơ quan thanh tra phát hiện có dấu hiệu tội phạm nhưng không chuyển ngay cho cơ quan điều tra xử lý theo quy định, mà phải chờ đến khi có kết luận thanh tra mới chuyển vụ việc, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thu thập chứng cứ, phát hiện và xử lý tội phạm tham nhũng; việc xử lý sai phạm, thực hiện kiến nghị sau kết luận của thanh tra, kiểm toán chưa nghiêm…
Báo cáo giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng nhận định: Báo cáo của Chính phủ chưa đánh giá tình hình phát hiện và xử lý tham nhũng trong các cơ quan chuyên trách về chống tham nhũng, các cơ quan có thẩm quyền trong phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá nội dung báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng của Chính phủ phản ánh khá toàn diện về tình hình tham nhũng hiện nay.
Nhất trí với kết quả giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cho rằng Báo cáo còn có những điểm trùng với những năm trước, chưa nêu rõ được thực trạng, nguyên nhân của công tác phòng, chống tham nhũng; hoạt động của cơ quan chuyên trách về phòng chống tham nhũng thể hiện trong báo cáo còn mờ nhạt.
Một trong những nguyên nhân của tồn tại là do cơ quan chức năng về phòng, chống tham nhũng hoạt động chưa thật sự hiệu quả. Trong năm 2013 và các năm tiếp theo, các cơ quan phòng, chống tham nhũng cần tập trung khắc phục những hạn chế còn tồn tại, tìm ra các giải pháp tăng cường hiệu quả của việc phát hiện, xử lý tham nhũng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước, báo cáo tham nhũng trong năm 2012 của Chính phủ chưa đánh giá hết mọi mặt của đời sống xã hội như giáo dục, y tế, nạn phong bì..., mới tập trung vào đất đai, tài nguyên, ngân hàng tài chính.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước cũng đề nghị báo cáo phòng, chống tham nhũng của Chính phủ nên bổ sung thống kê những phát hiện, kiến nghị xử lý của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hàng năm xem kết quả xử lý đến đâu, có những vụ việc gì phát sinh...
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho rằng trong năm 2013, các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng nên chọn khâu đột phá để tập trung phòng, chống tham nhũng có hiệu quả; đề xuất lựa chọn vấn đề "trách nhiệm người đứng đầu." Nếu người đứng đầu để xảy ra vấn đề thì phải chịu trách nhiệm và xin từ chức.
Ngay sau phiên thảo luận và cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã phát biểu bế mạc phiên họp thứ 11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII.
Phát biểu bế mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, sau sáu ngày làm việc khẩn trương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành chương trình đề ra.
Tại phiên họp lần thứ 11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng, còn có ý kiến khác nhau của các dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân; Luật Hộ tịch; Luật Khoa học và công nghệ (sửa đổi); Luật Đất đai (sửa đổi); dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Xuất bản (sửa đổi).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã nghe các báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số; kết quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân với các quyết định hành chính về đất đai; cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012 và một số công việc quan trọng khác.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các cơ quan của Quốc hội tiếp tục hoàn thiện xây dựng pháp luật, bổ sung báo cáo để có thể sớm gửi tài liệu cho các đại biểu Quốc hội, góp phần thiết thực vào việc chuẩn bị tốt cho kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII./.
Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012 do Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trình bày nêu rõ: Thời gian qua, với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, công tác phòng, chống tham nhũng đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động.
Hoạt động xây dựng thể chế và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh; các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện đồng bộ, nhất là việc công khai, minh bạch hoạt động của bộ máy nhà nước, cải cách hành chính, xây dựng chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong quản lý, sử dụng tài sản công.
Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng có tiến bộ. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã từng bước được kiềm chế... Tuy vậy, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra. Tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội.
Một số văn bản, đề án quan trọng chưa được ban hành kịp thời, nhiều quy định đã bộc lộ hạn chế, vướng mắc, nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung. Tại một số nơi, công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng mới tập trung đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, chưa được sâu rộng đến cấp cơ sở và mọi tầng lớp nhân dân. Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng chưa cụ thể rõ ràng, chưa tương xứng so với số vụ việc tham nhũng được phát hiện, xử lý; các vụ việc, vụ án tham nhũng có quy mô lớn được phát hiện, xử lý còn ít; tài sản bị tham nhũng, gây thiệt hại do tham nhũng được thu hồi và bồi thường còn hạn chế…
Báo cáo giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tán thành với nhiều nội dung Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng của Chính phủ và cho rằng công tác thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong năm qua được tăng cường, góp phần minh bạch hoạt động của bộ máy nhà nước, làm rõ các sai phạm, sơ hở, thiếu sót, góp phần hạn chế tình trạng tiêu cực, tham nhũng.
Tuy vậy, Ủy ban Tư pháp cho rằng qua công tác thanh tra, kiểm toán phát hiện nhiều sai phạm, thất thoát về tiền, tài sản lớn, nhưng hầu hết là kiến nghị xử lý kỷ luật, hành chính; số vụ tham nhũng chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự rất ít; trong quá trình thanh tra, cơ quan thanh tra phát hiện có dấu hiệu tội phạm nhưng không chuyển ngay cho cơ quan điều tra xử lý theo quy định, mà phải chờ đến khi có kết luận thanh tra mới chuyển vụ việc, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thu thập chứng cứ, phát hiện và xử lý tội phạm tham nhũng; việc xử lý sai phạm, thực hiện kiến nghị sau kết luận của thanh tra, kiểm toán chưa nghiêm…
Báo cáo giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng nhận định: Báo cáo của Chính phủ chưa đánh giá tình hình phát hiện và xử lý tham nhũng trong các cơ quan chuyên trách về chống tham nhũng, các cơ quan có thẩm quyền trong phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá nội dung báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng của Chính phủ phản ánh khá toàn diện về tình hình tham nhũng hiện nay.
Nhất trí với kết quả giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cho rằng Báo cáo còn có những điểm trùng với những năm trước, chưa nêu rõ được thực trạng, nguyên nhân của công tác phòng, chống tham nhũng; hoạt động của cơ quan chuyên trách về phòng chống tham nhũng thể hiện trong báo cáo còn mờ nhạt.
Một trong những nguyên nhân của tồn tại là do cơ quan chức năng về phòng, chống tham nhũng hoạt động chưa thật sự hiệu quả. Trong năm 2013 và các năm tiếp theo, các cơ quan phòng, chống tham nhũng cần tập trung khắc phục những hạn chế còn tồn tại, tìm ra các giải pháp tăng cường hiệu quả của việc phát hiện, xử lý tham nhũng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước, báo cáo tham nhũng trong năm 2012 của Chính phủ chưa đánh giá hết mọi mặt của đời sống xã hội như giáo dục, y tế, nạn phong bì..., mới tập trung vào đất đai, tài nguyên, ngân hàng tài chính.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước cũng đề nghị báo cáo phòng, chống tham nhũng của Chính phủ nên bổ sung thống kê những phát hiện, kiến nghị xử lý của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hàng năm xem kết quả xử lý đến đâu, có những vụ việc gì phát sinh...
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho rằng trong năm 2013, các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng nên chọn khâu đột phá để tập trung phòng, chống tham nhũng có hiệu quả; đề xuất lựa chọn vấn đề "trách nhiệm người đứng đầu." Nếu người đứng đầu để xảy ra vấn đề thì phải chịu trách nhiệm và xin từ chức.
Ngay sau phiên thảo luận và cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã phát biểu bế mạc phiên họp thứ 11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII.
Phát biểu bế mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, sau sáu ngày làm việc khẩn trương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành chương trình đề ra.
Tại phiên họp lần thứ 11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng, còn có ý kiến khác nhau của các dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân; Luật Hộ tịch; Luật Khoa học và công nghệ (sửa đổi); Luật Đất đai (sửa đổi); dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Xuất bản (sửa đổi).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã nghe các báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số; kết quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân với các quyết định hành chính về đất đai; cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012 và một số công việc quan trọng khác.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các cơ quan của Quốc hội tiếp tục hoàn thiện xây dựng pháp luật, bổ sung báo cáo để có thể sớm gửi tài liệu cho các đại biểu Quốc hội, góp phần thiết thực vào việc chuẩn bị tốt cho kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII./.
Phúc Hằng (TTXVN)