Những góa phụ không con Ai Cập không ngừng phải ghánh chịu những đau khổ bởi họ không chỉ mất đi người chồng thân yêu, mà còn phải rời xa ngôi nhà của mình vì họ không phải là những người thừa kế duy nhất.
Nahla vừa mất chồng cách đây vài tháng nói: "Sau 15 năm chung sống, tôi rơi vào tình cảnh không có nhà cửa vì lý do duy nhất tôi không có con". Trên thực tế, những người chị chồng đã có ý định bán căn hộ của vợ chống Nahla vì mỗi người trong số họ đều có quyền thừa kế.
Theo luật Hồi giáo, những góa phụ không con được hưởng 1/4 quyền thừa kế tài sản từ người chồng của mình. Phần còn lại thuộc về bố mẹ và anh chị em chồng. Trái lại, nếu họ có con, họ được hưởng 1/8 tài sản và phần còn lại thuộc về đứa con. Do đó, người mẹ tiếp tục được sống trong ngôi nhà với con mình.
Mặt khác, luật pháp Ai Cập cho phép góa phụ được giữ lại căn hộ nếu căn hộ đó là thuê. Nhưng nếu căn hộ đó là tài sản của người chồng, thì quyền thừa kế phải thực hiện theo những quy định của luật Hồi giáo.
Nahla không thể tưởng tượng ra được đến một ngày nào đó mình phải rời xa ngôi nhà mà mình đã từng ở. "Hiện nay, tôi không có bất cứ một khoản thu nhập nào ngoài tiền trợ cấp của chồng tôi, khoảng 400 le (80 USD)/tháng, vì chồng tôi mất lúc còn khá trẻ."
Trước đây, Nahla cũng từng là một tiếp viên hàng không của hãng hàng không EgypteAir. Sau khi lập gia đình, bà đã quyết định rời bỏ công việc để chăm sóc gia đình.
Người đàn bà bất hạnh này nói: "Tôi làm điều này vì chồng tôi. Nếu tôi biết được những gì sẽ xảy ra với mình ngày hôm nay, tôi không bao giờ rời bỏ công việc trước đây của mình." Số tiền mà Nahla nhận được từ quyền thừa kế không thể giúp bà mua được một căn hộ tương tự.
Manal mất chồng sau 25 chung sống tâm sự: "Tôi đã từng rất hạnh phúc, có một cuộc sống ổn định, bên người chồng yêu thương. Chưa bao giờ tôi phải lo nghĩ đến tương lai của mình."
Manal không thể tưởng tượng được cái chết của chồng đã làm đảo lộn cuộc sống của mình như thế nào. Gia đình bên chồng đã yêu cầu Manal phải rời bỏ căn họ mà hai vợ chồng đã từng ở vì mọi người cần tiền.
Tuy nhiên không giống như trường hợp của Nahla, Manal đang làm việc cho một ngân hàng lớn và dành dụm được một số tiền đủ để mua lại ngôi nhà này. "Thật là không tưởng khi mình phải rời xa ngôi nhà này để sống ở một nơi khác. Tôi cảm thấy thật sự thất vọng. Sự ra đi của chồng tôi là chưa đủ hay sao?"
Vấn đề này đang gây ra sự phản đối từ phía các chuyên gia và các nhà xã hội học. Bà Nadia Radwane, nhà hoạt động xã hội, tuyên bố: "Tôi phản đối luật thừa kế hiện hành. Cuộc sống xã hội hiện nay khác xa so với những gì cách đây 1.400 năm. Đó là một sự làm nhục phụ nữ."
Bà Radwane nhấn mạnh, nếu người chồng thành đạt trong sự nghiệp, có khả năng mua được nhà hay một mảnh đất, thì đó cũng là nhờ một phần lớn công của người vợ đã giúp người chồng trên con đường sự nghiệp của anh ta.
Chúng ta cần một nền luật pháp nhân đạo hơn, chú trọng đến những quyền cơ bản đối với người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo. Nhưng có vẻ điều này còn rất lâu nữa mới diễn ra, bà Radwane cho biết./.
Nahla vừa mất chồng cách đây vài tháng nói: "Sau 15 năm chung sống, tôi rơi vào tình cảnh không có nhà cửa vì lý do duy nhất tôi không có con". Trên thực tế, những người chị chồng đã có ý định bán căn hộ của vợ chống Nahla vì mỗi người trong số họ đều có quyền thừa kế.
Theo luật Hồi giáo, những góa phụ không con được hưởng 1/4 quyền thừa kế tài sản từ người chồng của mình. Phần còn lại thuộc về bố mẹ và anh chị em chồng. Trái lại, nếu họ có con, họ được hưởng 1/8 tài sản và phần còn lại thuộc về đứa con. Do đó, người mẹ tiếp tục được sống trong ngôi nhà với con mình.
Mặt khác, luật pháp Ai Cập cho phép góa phụ được giữ lại căn hộ nếu căn hộ đó là thuê. Nhưng nếu căn hộ đó là tài sản của người chồng, thì quyền thừa kế phải thực hiện theo những quy định của luật Hồi giáo.
Nahla không thể tưởng tượng ra được đến một ngày nào đó mình phải rời xa ngôi nhà mà mình đã từng ở. "Hiện nay, tôi không có bất cứ một khoản thu nhập nào ngoài tiền trợ cấp của chồng tôi, khoảng 400 le (80 USD)/tháng, vì chồng tôi mất lúc còn khá trẻ."
Trước đây, Nahla cũng từng là một tiếp viên hàng không của hãng hàng không EgypteAir. Sau khi lập gia đình, bà đã quyết định rời bỏ công việc để chăm sóc gia đình.
Người đàn bà bất hạnh này nói: "Tôi làm điều này vì chồng tôi. Nếu tôi biết được những gì sẽ xảy ra với mình ngày hôm nay, tôi không bao giờ rời bỏ công việc trước đây của mình." Số tiền mà Nahla nhận được từ quyền thừa kế không thể giúp bà mua được một căn hộ tương tự.
Manal mất chồng sau 25 chung sống tâm sự: "Tôi đã từng rất hạnh phúc, có một cuộc sống ổn định, bên người chồng yêu thương. Chưa bao giờ tôi phải lo nghĩ đến tương lai của mình."
Manal không thể tưởng tượng được cái chết của chồng đã làm đảo lộn cuộc sống của mình như thế nào. Gia đình bên chồng đã yêu cầu Manal phải rời bỏ căn họ mà hai vợ chồng đã từng ở vì mọi người cần tiền.
Tuy nhiên không giống như trường hợp của Nahla, Manal đang làm việc cho một ngân hàng lớn và dành dụm được một số tiền đủ để mua lại ngôi nhà này. "Thật là không tưởng khi mình phải rời xa ngôi nhà này để sống ở một nơi khác. Tôi cảm thấy thật sự thất vọng. Sự ra đi của chồng tôi là chưa đủ hay sao?"
Vấn đề này đang gây ra sự phản đối từ phía các chuyên gia và các nhà xã hội học. Bà Nadia Radwane, nhà hoạt động xã hội, tuyên bố: "Tôi phản đối luật thừa kế hiện hành. Cuộc sống xã hội hiện nay khác xa so với những gì cách đây 1.400 năm. Đó là một sự làm nhục phụ nữ."
Bà Radwane nhấn mạnh, nếu người chồng thành đạt trong sự nghiệp, có khả năng mua được nhà hay một mảnh đất, thì đó cũng là nhờ một phần lớn công của người vợ đã giúp người chồng trên con đường sự nghiệp của anh ta.
Chúng ta cần một nền luật pháp nhân đạo hơn, chú trọng đến những quyền cơ bản đối với người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo. Nhưng có vẻ điều này còn rất lâu nữa mới diễn ra, bà Radwane cho biết./.
Thanh Bình/Cairo (Vietnam+)