Năm 2012 tuy tình hình chung còn nhiều khó khăn, Bình Dương vẫn đặt ra kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hơn 1 tỷ USD.
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh, từ đầu năm đến nay, tỉnh đã thu hút 2,83 tỷ USD vốn FDI, trong đó 51 dự án cấp phép mới với tổng vốn 1 tỷ 419 triệu USD và 57 dự án tăng vốn 664 triệu USD.
Kết quả này đạt hơn gấp đôi so với kế hoạch cả năm 2012 và nâng số dự án FDI trên địa bàn tỉnh hiện nay lên 2.070 dự án, với tổng vốn đầu tư 16 tỷ 838 triệu USD.
Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tiếp thị đầu tư tập trung vào các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc... Ngoài việc thu hút vào lĩnh vực công nghiệp, tỉnh còn phát triển dịch vụ, đô thị cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng bước đầu được đầu tư đồng bộ, hiện đại nên đã hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ và phát triển đô thị...
Trong tổng số vốn FDI mới, tỉnh đã thu hút được các dự án có vốn đầu tư lớn như dự án của Tập đoàn Tokyu 1,2 tỷ USD; dự án của Tập đoàn Dai Nippon Printing (DNP) 35 triệu USD; dự án của Công ty trách nhiệm hữu hạn Biomin Việt Nam 8 triệu USD; dự án của Công ty trách nhiệm hữu hạn Kỹ nghệ gỗ Hoa Nét với vốn đầu tư 5,2 triệu USD...
Các dự án tăng vốn, gồm dự án của Công ty cổ phần Sun Steel tăng thêm 120 triệu USD; dự án của Công ty trách nhiệm hữu hạn United International Pharma tăng thêm 6 triệu USD; dự án của Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp thực phẩm Liwayway tăng thêm 14,5 triệu USD...
Ông Trần Văn Liễu, Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh cho rằng để hấp dẫn được các nhà đầu tư, trong thời gian qua, Bình Dương đã thực hiện được nhiều vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm như hạ tầng công nghiệp và giao thông, an sinh xã hội, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển đô thị...
Đối với hạ tầng công nghiệp, 28 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có diện tích 9.093ha trong đó có 26 khu hoạt động được quy hoạch bài bản từ kết cấu hạ tầng đến kết nối giao thông thuận lợi, trong đó nhiều khu công nghiệp được đánh giá hiện đại ở tốp đầu cả nước như khu công nghiệp Việt Nam-Singapore, khu công nghiệp Mỹ Phước.
Tỉnh còn tập trung đẩy mạnh phát triển hạ tầng, đầu tư phát triển giao thông gắn với các tỉnh, thành phố trong vùng như đường Mỹ Phước-Tân Vạn, đường vành đai, đầu tư mới giao thông nội tỉnh, các cảng sông trung chuyển với cảng biển; tạo điều kiện giao thông thông suốt... Nhờ vậy, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Bình Dương luôn được đánh giá tốt và tạo nhiều thuận lợi, tiết kiệm chi phí đối với các nhà đầu tư.
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp phát triển ổn định, Bình Dương chú trọng đến công tác đào tạo. Tỉnh vừa xây dựng, vừa hợp tác liên kết để xây dựng và phát triển các dự án giáo dục và đào tạo và đã có các trường đại học như: Đại học Quốc tế Miền Đông, Đại học Việt Đức, Đại học Thủ Dầu Một, Đại học Kinh tế-Kỹ thuật Bình Dương, Đại học Bình Dương... Hiện cũng có 6 trường cao đẳng và 42 cơ sở dạy nghề đang hoạt động tại Bình Dương.
Với trên 700.000 lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp, trong đó lao động nữ chiếm khoảng 70% và lao động ngoài tỉnh chiếm 85%, Bình Dương đã có nhiều chính sách chăm lo cho người lao động như xây nhà ở công nhân, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí...
Nói như ông Mitsuhiro Mori, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh trong lần về làm việc tại Bình Dương mới đây, điều tiên quyết hấp dẫn các nhà đầu tư là vấn đề cơ sở hạ tầng, chính sách tốt để thu hút nguồn nhân lực. Đây là những yếu tố gây đột phá thu hút đầu tư mà Bình Dương đã làm được./.
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh, từ đầu năm đến nay, tỉnh đã thu hút 2,83 tỷ USD vốn FDI, trong đó 51 dự án cấp phép mới với tổng vốn 1 tỷ 419 triệu USD và 57 dự án tăng vốn 664 triệu USD.
Kết quả này đạt hơn gấp đôi so với kế hoạch cả năm 2012 và nâng số dự án FDI trên địa bàn tỉnh hiện nay lên 2.070 dự án, với tổng vốn đầu tư 16 tỷ 838 triệu USD.
Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tiếp thị đầu tư tập trung vào các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc... Ngoài việc thu hút vào lĩnh vực công nghiệp, tỉnh còn phát triển dịch vụ, đô thị cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng bước đầu được đầu tư đồng bộ, hiện đại nên đã hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ và phát triển đô thị...
Trong tổng số vốn FDI mới, tỉnh đã thu hút được các dự án có vốn đầu tư lớn như dự án của Tập đoàn Tokyu 1,2 tỷ USD; dự án của Tập đoàn Dai Nippon Printing (DNP) 35 triệu USD; dự án của Công ty trách nhiệm hữu hạn Biomin Việt Nam 8 triệu USD; dự án của Công ty trách nhiệm hữu hạn Kỹ nghệ gỗ Hoa Nét với vốn đầu tư 5,2 triệu USD...
Các dự án tăng vốn, gồm dự án của Công ty cổ phần Sun Steel tăng thêm 120 triệu USD; dự án của Công ty trách nhiệm hữu hạn United International Pharma tăng thêm 6 triệu USD; dự án của Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp thực phẩm Liwayway tăng thêm 14,5 triệu USD...
Ông Trần Văn Liễu, Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh cho rằng để hấp dẫn được các nhà đầu tư, trong thời gian qua, Bình Dương đã thực hiện được nhiều vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm như hạ tầng công nghiệp và giao thông, an sinh xã hội, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển đô thị...
Đối với hạ tầng công nghiệp, 28 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có diện tích 9.093ha trong đó có 26 khu hoạt động được quy hoạch bài bản từ kết cấu hạ tầng đến kết nối giao thông thuận lợi, trong đó nhiều khu công nghiệp được đánh giá hiện đại ở tốp đầu cả nước như khu công nghiệp Việt Nam-Singapore, khu công nghiệp Mỹ Phước.
Tỉnh còn tập trung đẩy mạnh phát triển hạ tầng, đầu tư phát triển giao thông gắn với các tỉnh, thành phố trong vùng như đường Mỹ Phước-Tân Vạn, đường vành đai, đầu tư mới giao thông nội tỉnh, các cảng sông trung chuyển với cảng biển; tạo điều kiện giao thông thông suốt... Nhờ vậy, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Bình Dương luôn được đánh giá tốt và tạo nhiều thuận lợi, tiết kiệm chi phí đối với các nhà đầu tư.
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp phát triển ổn định, Bình Dương chú trọng đến công tác đào tạo. Tỉnh vừa xây dựng, vừa hợp tác liên kết để xây dựng và phát triển các dự án giáo dục và đào tạo và đã có các trường đại học như: Đại học Quốc tế Miền Đông, Đại học Việt Đức, Đại học Thủ Dầu Một, Đại học Kinh tế-Kỹ thuật Bình Dương, Đại học Bình Dương... Hiện cũng có 6 trường cao đẳng và 42 cơ sở dạy nghề đang hoạt động tại Bình Dương.
Với trên 700.000 lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp, trong đó lao động nữ chiếm khoảng 70% và lao động ngoài tỉnh chiếm 85%, Bình Dương đã có nhiều chính sách chăm lo cho người lao động như xây nhà ở công nhân, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí...
Nói như ông Mitsuhiro Mori, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh trong lần về làm việc tại Bình Dương mới đây, điều tiên quyết hấp dẫn các nhà đầu tư là vấn đề cơ sở hạ tầng, chính sách tốt để thu hút nguồn nhân lực. Đây là những yếu tố gây đột phá thu hút đầu tư mà Bình Dương đã làm được./.
Quách Lắm (TTXVN)