Ngày 13/3, Đoàn công tác Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 do ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 làm trưởng đoàn, đã kiểm tra công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại tỉnh Bình Phước.
Thay mặt Ban Chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân tỉnh Bình Phước về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ông Nguyễn Văn Năm, Phó Ban Chỉ đạo đã báo cáo tình hình triển khai và kết quả tổng hợp ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các thành viên trong Đoàn công tác của Trung ương và ý kiến giải trình thêm của tỉnh Bình Phước, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Bình Phước trong công tác triển khai, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo của Trung ương và kết quả tổng hợp ý kiến của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tỉnh đã có nhiều hoạt động da dạng, phong phú với các hình thức tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Việc lấy ý kiến nhân dân đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cần phải được tổ chức sâu rộng trong nhân dân, xem đây là kênh rất quan trọng cần phải được phát huy tối đa. Các cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể quần chúng tỉnh Bình Phước đã nâng cao trách nhiệm trong việc tổ chức tốt việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.
Tỉnh đã triển khai nghiêm túc, bài bản, kịp thời; làm tốt công tác tuyên truyền; có nhiều hình thức lấy ý kiến và những cách làm hay, phù hợp với từng địa bàn dân cư, từng đối tượng. Mặc dù thời gian ngắn, bận rộn tổ chức, chăm lo Tết Nguyên đán cho người dân, nhưng tỉnh đã có cố gắng lớn và đạt được những kết quả tương đối cơ bản, rõ nét, đảm bảo tiến độ Trung ương đề ra.
Phó Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo tỉnh Bình Phước cần tiếp thu các ý kiến trao đổi của các thành viên trong Đoàn công tác của Trung ương về các tồn tại để tiếp tục có cách làm hiệu quả việc lấy ý kiến của nhân dân trong thời gian tới.
Trước mắt, tỉnh Bình Phước tập trung hoàn thành bản báo cáo tổng hợp đúng thời hạn là ngày 15/3/2013 và phải đầy đủ nội dung theo các hướng dẫn, trung thực ý kiến của nhân dân kể cả những ý kiến khác, liên quan đến những vấn đề hệ trọng. Báo cáo phải phản ánh được số người tham gia, số người có ý kiến, lý giải vì sao đa số người có ý kiến về một nội dung đóng góp, mong muốn nhiều nhất và cần đưa ra những nhận định, đánh giá làm toát lên được quan điểm, tỷ lệ ủng hộ hay không ủng hộ của nhân dân đối với mỗi chương, điều, khoản.
Phó Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, tỉnh Bình Phước phải đặc biệt quan tâm tới công tác tuyên truyền về bản Dự thảo tới người dân, bởi bên cạnh việc thu được ý kiến đóng góp, một yêu cầu rất quan trọng nữa là giúp người dân hiểu nhiều hơn về Hiến pháp, nâng cao nhận thức, hiểu biết về vai trò, quyền lợi, nghĩa vụ của người dân được Hiến pháp quy định. Tỉnh phải tập hợp đầy đủ, khách quan, trung thực mọi ý kiến đóng góp của nhân dân, tranh thủ thêm ý kiến của các nhà chuyên môn, nhà khoa học, nhà quản lý.
Tại buổi làm việc, tỉnh Bình Phước cũng nêu lên một số khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 như thời gian triển khai quá ngắn, người dân chưa thật sự quan tâm đúng mức. Công tác triển khai của một số ngành và một số huyện, thị xã còn thiếu tính đồng bộ, chậm so với thời gian quy định, gây khó khăn cho công tác tổng hợp. Do địa bàn tỉnh rộng, nên có nơi, có lúc công tác tuyên truyền về việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chưa được sâu rộng, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
Việc Trung ương có quá nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện và cách viết báo cáo tổng hợp, nội dung lại chưa thống nhất cao, nhất là trong việc chỉ đạo, trách nhiệm của một số cơ quan của tỉnh và phương pháp tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân, cũng gây khó khăn trong quá trình thực hiện.
Tỉnh Bình Phước còn đề xuất với Đoàn công tác của Trung ương là sau khi tổng hợp, hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 để trình Quốc hội xem xét, quyết định, đề nghị Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 nên thông báo tình hình và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân, trong đó nêu rõ các ý kiến đã tiếp thu, các ý kiến không được tiếp thu, lý do tại sao để nhân dân được biết và đồng tình, ủng hộ cao./.
Thay mặt Ban Chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân tỉnh Bình Phước về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ông Nguyễn Văn Năm, Phó Ban Chỉ đạo đã báo cáo tình hình triển khai và kết quả tổng hợp ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các thành viên trong Đoàn công tác của Trung ương và ý kiến giải trình thêm của tỉnh Bình Phước, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Bình Phước trong công tác triển khai, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo của Trung ương và kết quả tổng hợp ý kiến của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tỉnh đã có nhiều hoạt động da dạng, phong phú với các hình thức tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Việc lấy ý kiến nhân dân đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cần phải được tổ chức sâu rộng trong nhân dân, xem đây là kênh rất quan trọng cần phải được phát huy tối đa. Các cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể quần chúng tỉnh Bình Phước đã nâng cao trách nhiệm trong việc tổ chức tốt việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.
Tỉnh đã triển khai nghiêm túc, bài bản, kịp thời; làm tốt công tác tuyên truyền; có nhiều hình thức lấy ý kiến và những cách làm hay, phù hợp với từng địa bàn dân cư, từng đối tượng. Mặc dù thời gian ngắn, bận rộn tổ chức, chăm lo Tết Nguyên đán cho người dân, nhưng tỉnh đã có cố gắng lớn và đạt được những kết quả tương đối cơ bản, rõ nét, đảm bảo tiến độ Trung ương đề ra.
Phó Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo tỉnh Bình Phước cần tiếp thu các ý kiến trao đổi của các thành viên trong Đoàn công tác của Trung ương về các tồn tại để tiếp tục có cách làm hiệu quả việc lấy ý kiến của nhân dân trong thời gian tới.
Trước mắt, tỉnh Bình Phước tập trung hoàn thành bản báo cáo tổng hợp đúng thời hạn là ngày 15/3/2013 và phải đầy đủ nội dung theo các hướng dẫn, trung thực ý kiến của nhân dân kể cả những ý kiến khác, liên quan đến những vấn đề hệ trọng. Báo cáo phải phản ánh được số người tham gia, số người có ý kiến, lý giải vì sao đa số người có ý kiến về một nội dung đóng góp, mong muốn nhiều nhất và cần đưa ra những nhận định, đánh giá làm toát lên được quan điểm, tỷ lệ ủng hộ hay không ủng hộ của nhân dân đối với mỗi chương, điều, khoản.
Phó Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, tỉnh Bình Phước phải đặc biệt quan tâm tới công tác tuyên truyền về bản Dự thảo tới người dân, bởi bên cạnh việc thu được ý kiến đóng góp, một yêu cầu rất quan trọng nữa là giúp người dân hiểu nhiều hơn về Hiến pháp, nâng cao nhận thức, hiểu biết về vai trò, quyền lợi, nghĩa vụ của người dân được Hiến pháp quy định. Tỉnh phải tập hợp đầy đủ, khách quan, trung thực mọi ý kiến đóng góp của nhân dân, tranh thủ thêm ý kiến của các nhà chuyên môn, nhà khoa học, nhà quản lý.
Tại buổi làm việc, tỉnh Bình Phước cũng nêu lên một số khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 như thời gian triển khai quá ngắn, người dân chưa thật sự quan tâm đúng mức. Công tác triển khai của một số ngành và một số huyện, thị xã còn thiếu tính đồng bộ, chậm so với thời gian quy định, gây khó khăn cho công tác tổng hợp. Do địa bàn tỉnh rộng, nên có nơi, có lúc công tác tuyên truyền về việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chưa được sâu rộng, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
Việc Trung ương có quá nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện và cách viết báo cáo tổng hợp, nội dung lại chưa thống nhất cao, nhất là trong việc chỉ đạo, trách nhiệm của một số cơ quan của tỉnh và phương pháp tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân, cũng gây khó khăn trong quá trình thực hiện.
Tỉnh Bình Phước còn đề xuất với Đoàn công tác của Trung ương là sau khi tổng hợp, hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 để trình Quốc hội xem xét, quyết định, đề nghị Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 nên thông báo tình hình và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân, trong đó nêu rõ các ý kiến đã tiếp thu, các ý kiến không được tiếp thu, lý do tại sao để nhân dân được biết và đồng tình, ủng hộ cao./.
Nguyễn Văn Việt (TTXVN)