Bình quân 30% nguồn nước sạch ở các đô thị Việt Nam bị thất thoát, thất thu; tỷ lệ này cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Thông tin được đưa ra tại hội thảo “Giảm nước thất thoát, thất thu” do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Hội Cấp thoát nước Việt Nam, công ty Vitens Evides (Hà Lan) và công ty Cấp nước Đà Nẵng phối hợp tổ chức tại Đà Nẵng, ngày 25/3.
Theo Bộ Xây dựng, cả nước hiện có 68 công ty cấp nước, mới chỉ cung cấp dịch vụ cho khoảng 70% dân số ở hơn 750 đô thị.
Thời gian qua, các bộ ngành Trung ương và các công ty cấp nước đã triển khai nhiều giải pháp chống thất thoát, thất thu nước sạch nên tỷ lệ thất thoát bình quân toàn quốc đã giảm từ 42% (năm 1998) xuống còn 30% hiện nay. Tuy nhiên, so với các nước tiên tiến và các nước trong khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ này vẫn còn cao.
Nguyên nhân là do giá nước sạch chưa được tính đúng, tính đủ để đảm bảo các đơn vị cấp nước chủ động trong sản xuất kinh doanh cũng như tập trung sửa chữa, thay thế và bảo trì hệ thống đường ống.
Bên cạnh đó, hoạt động chống thất thoát, thất thu nước sạch chưa có tính chất liên tục và chỉ đạo xuyên suốt từ trung ương đến địa phương; các chế tài về giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch vẫn chưa có quy định cụ thể.
Mặt khác, hoạt động chống thất thoát, thất thu nước sạch đòi hỏi nguồn vốn đầu tư khá lớn, trong khi đó các đơn vị cấp nước đang thiếu nguồn vốn đầu tư.
Hiện nay, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ phê duyệt “Chương trình Quốc gia chống thất thoát nước sạch đến năm 2025”, với mục tiêu 100% dân số đô thị được dùng nước sạch vào năm 2020, giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân còn 15% năm 2025.
Dự kiến, tổng nguồn vốn đầu tư cho chương trình khoảng 9.400 tỷ đồng từ ngân sách, nguồn vốn ODA, tín dụng ưu đãi của nhà nước và các nguồn vốn khác.
Để chống thất thoát, thất thu nước sạch, Hội Cấp thoát nước Việt Nam, các công ty cấp nước và các chuyên gia quốc tế đã đề xuất nhiều giải pháp, trong đó tập trung tập huấn cho các doanh nghiệp quán triệt nội dung chương trình chống thất thoát, thất thu nước sạch sau khi Chính phủ phê duyệt.
Các công ty cấp nước phải thực hiện phân vùng tách mạng nhằm lập lại bản đồ, hồ sơ mạng đường ống cho từng quận, phường, đánh giá đúng thực trạng chất lượng đường ống để lập kế hoạch sửa chữa và nâng cấp; đầu tư các trang thiết bị mới phát hiện rò rỉ./.
Thông tin được đưa ra tại hội thảo “Giảm nước thất thoát, thất thu” do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Hội Cấp thoát nước Việt Nam, công ty Vitens Evides (Hà Lan) và công ty Cấp nước Đà Nẵng phối hợp tổ chức tại Đà Nẵng, ngày 25/3.
Theo Bộ Xây dựng, cả nước hiện có 68 công ty cấp nước, mới chỉ cung cấp dịch vụ cho khoảng 70% dân số ở hơn 750 đô thị.
Thời gian qua, các bộ ngành Trung ương và các công ty cấp nước đã triển khai nhiều giải pháp chống thất thoát, thất thu nước sạch nên tỷ lệ thất thoát bình quân toàn quốc đã giảm từ 42% (năm 1998) xuống còn 30% hiện nay. Tuy nhiên, so với các nước tiên tiến và các nước trong khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ này vẫn còn cao.
Nguyên nhân là do giá nước sạch chưa được tính đúng, tính đủ để đảm bảo các đơn vị cấp nước chủ động trong sản xuất kinh doanh cũng như tập trung sửa chữa, thay thế và bảo trì hệ thống đường ống.
Bên cạnh đó, hoạt động chống thất thoát, thất thu nước sạch chưa có tính chất liên tục và chỉ đạo xuyên suốt từ trung ương đến địa phương; các chế tài về giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch vẫn chưa có quy định cụ thể.
Mặt khác, hoạt động chống thất thoát, thất thu nước sạch đòi hỏi nguồn vốn đầu tư khá lớn, trong khi đó các đơn vị cấp nước đang thiếu nguồn vốn đầu tư.
Hiện nay, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ phê duyệt “Chương trình Quốc gia chống thất thoát nước sạch đến năm 2025”, với mục tiêu 100% dân số đô thị được dùng nước sạch vào năm 2020, giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân còn 15% năm 2025.
Dự kiến, tổng nguồn vốn đầu tư cho chương trình khoảng 9.400 tỷ đồng từ ngân sách, nguồn vốn ODA, tín dụng ưu đãi của nhà nước và các nguồn vốn khác.
Để chống thất thoát, thất thu nước sạch, Hội Cấp thoát nước Việt Nam, các công ty cấp nước và các chuyên gia quốc tế đã đề xuất nhiều giải pháp, trong đó tập trung tập huấn cho các doanh nghiệp quán triệt nội dung chương trình chống thất thoát, thất thu nước sạch sau khi Chính phủ phê duyệt.
Các công ty cấp nước phải thực hiện phân vùng tách mạng nhằm lập lại bản đồ, hồ sơ mạng đường ống cho từng quận, phường, đánh giá đúng thực trạng chất lượng đường ống để lập kế hoạch sửa chữa và nâng cấp; đầu tư các trang thiết bị mới phát hiện rò rỉ./.
Hà Phương (Vietnam+)