Sáng 14/3, tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Trần Đại Quang nêu rõ Bộ Công an đã nghiêm túc tổ chức triển khai việc lấy ý kiến trong toàn lực lượng Công an nhân dân.
Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an đã phát động một đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý quan trọng, rộng lớn trong toàn lực lượng nhằm phát huy dân chủ trực tiếp, trí tuệ, quyền, nghĩa vụ của công dân đối với Tổ quốc; trách nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sỹ Công an đối với việc góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Sau hơn 2 tháng triển khai Kế hoạch lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tất cả 106 Công an các đơn vị, địa phương đã ban hành và tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch; 100% cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân đã được nghiên cứu và tham gia góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó nhiều ý kiến đóng góp có chất lượng và tập trung vào những nội dung mang tính nguyên tắc như khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước; các quy định về bảo vệ Tổ quốc; vị trí, vai trò của lực lượng vũ trang nhân dân.
Đồng thời với việc tổ chức lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong Công an nhân dân, lực lượng Công an còn thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong quá trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết Hội nghị này có ý nghĩa quan trọng, nhằm phát huy trí tuệ của toàn lực lượng, góp phần hoàn thiện các quy định của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nói chung và chế định bảo vệ Tổ quốc cũng như các quy định liên quan đến lực lượng Công an nhân dân nói riêng.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung tham gia thảo luận, góp ý kiến về phạm vi sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp; lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; tổ chức bộ máy Nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp.
Các ý kiến thống nhất với các quy định mang tính nguyên tắc của Hiến pháp, cụ thể, là tiếp tục ghi nhận các quy định về bản chất và mô hình tổng thể của thể chế chính trị đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 1992.
Nhiều ý kiến làm rõ, đầy đủ và sâu sắc hơn các vấn đề như khẳng định thể chế của Nhà nước Việt Nam là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - là một nước độc lập, dân chủ, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Đồng thời, nhiều đại biểu nêu ý kiến cụ thể góp ý về các quy định trong Hiến pháp về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân với tính chất là lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng, Nhà nước và của nhân dân; mối quan hệ giữa bảo vệ an ninh, trật tự với phát triển kinh tế, xã hội và đối ngoại.../.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Trần Đại Quang nêu rõ Bộ Công an đã nghiêm túc tổ chức triển khai việc lấy ý kiến trong toàn lực lượng Công an nhân dân.
Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an đã phát động một đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý quan trọng, rộng lớn trong toàn lực lượng nhằm phát huy dân chủ trực tiếp, trí tuệ, quyền, nghĩa vụ của công dân đối với Tổ quốc; trách nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sỹ Công an đối với việc góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Sau hơn 2 tháng triển khai Kế hoạch lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tất cả 106 Công an các đơn vị, địa phương đã ban hành và tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch; 100% cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân đã được nghiên cứu và tham gia góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó nhiều ý kiến đóng góp có chất lượng và tập trung vào những nội dung mang tính nguyên tắc như khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước; các quy định về bảo vệ Tổ quốc; vị trí, vai trò của lực lượng vũ trang nhân dân.
Đồng thời với việc tổ chức lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong Công an nhân dân, lực lượng Công an còn thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong quá trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết Hội nghị này có ý nghĩa quan trọng, nhằm phát huy trí tuệ của toàn lực lượng, góp phần hoàn thiện các quy định của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nói chung và chế định bảo vệ Tổ quốc cũng như các quy định liên quan đến lực lượng Công an nhân dân nói riêng.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung tham gia thảo luận, góp ý kiến về phạm vi sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp; lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; tổ chức bộ máy Nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp.
Các ý kiến thống nhất với các quy định mang tính nguyên tắc của Hiến pháp, cụ thể, là tiếp tục ghi nhận các quy định về bản chất và mô hình tổng thể của thể chế chính trị đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 1992.
Nhiều ý kiến làm rõ, đầy đủ và sâu sắc hơn các vấn đề như khẳng định thể chế của Nhà nước Việt Nam là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - là một nước độc lập, dân chủ, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Đồng thời, nhiều đại biểu nêu ý kiến cụ thể góp ý về các quy định trong Hiến pháp về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân với tính chất là lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng, Nhà nước và của nhân dân; mối quan hệ giữa bảo vệ an ninh, trật tự với phát triển kinh tế, xã hội và đối ngoại.../.
Nguyễn Cường (TTXVN)