Chiều 11/3, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức hội nghị góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho biết Bộ đã phổ biến tới hơn 100 đơn vị để lấy ý kiến của các cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành; xác định đây là đợt sinh hoạt chính trị-pháp lý của toàn ngành để phát huy trí tuệ, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng việc góp ý vào nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 không chỉ thể hiện quyền dân chủ mà thông qua đó còn thể hiện quan điểm, lập trường, chính kiến của người dân trong đường lối xây dựng đất nước.
Ngoài những vấn đề chung, Bộ trưởng cũng đề nghị các ý kiến tập trung bổ sung, điều chỉnh để hệ thống quản lý Nhà nước hoạt động hiệu quả hơn, kinh tế trong đó có nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững hơn.
Qua tổng hợp ý kiến cho thấy, nhìn chung, các ý kiến đều khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước tiếp tục khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của thể chế chính trị và bộ máy Nhà nước nêu trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Nhiều ý kiến đề nghị sửa đổi về Lời nói đầu, bởi quá dài, chưa làm nổi bật được mục đích, chủ thể, nhiệm vụ của Hiến Pháp, các nội dung cụ thể trong lời nói đầu cũng chưa được cơ cấu hợp lý./.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho biết Bộ đã phổ biến tới hơn 100 đơn vị để lấy ý kiến của các cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành; xác định đây là đợt sinh hoạt chính trị-pháp lý của toàn ngành để phát huy trí tuệ, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng việc góp ý vào nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 không chỉ thể hiện quyền dân chủ mà thông qua đó còn thể hiện quan điểm, lập trường, chính kiến của người dân trong đường lối xây dựng đất nước.
Ngoài những vấn đề chung, Bộ trưởng cũng đề nghị các ý kiến tập trung bổ sung, điều chỉnh để hệ thống quản lý Nhà nước hoạt động hiệu quả hơn, kinh tế trong đó có nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững hơn.
Qua tổng hợp ý kiến cho thấy, nhìn chung, các ý kiến đều khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước tiếp tục khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của thể chế chính trị và bộ máy Nhà nước nêu trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Nhiều ý kiến đề nghị sửa đổi về Lời nói đầu, bởi quá dài, chưa làm nổi bật được mục đích, chủ thể, nhiệm vụ của Hiến Pháp, các nội dung cụ thể trong lời nói đầu cũng chưa được cơ cấu hợp lý./.
Hoàng Tùng (TTXVN)