Bộ Tài chính Mỹ ngày 21/3 cho biết sẽ bắt đầu bán tháo số tài sản "độc hại" ước tính trị giá khoảng 142 tỷ USD trong một nỗ lực nhằm "đóng lại một chương khác của cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009."
Quan chức Bộ Tài chính Mary Miller phát biểu: "Chúng tôi sẽ thoái lui khỏi khoản vốn đầu tư này theo một nhịp độ từ từ và có trật tự nhằm tối đa hóa sự phục hồi của nền kinh tế và hỗ trợ bảo vệ tiến trình khắc phục thị trường tài chính nhà đất."
Bộ Tài chính nói rằng sẽ rút khoảng 10 tỷ USD các loại chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS). Những tài sản này, vốn được những gã khổng lồ cho vay thế chấp như Fannie Mae và Freddie Mac nắm giữ, đã được chính phủ liên bang mua lại theo chương trình giải cứu tài sản gặp rắc rối.
Theo Bộ Tài chính, sau ba năm kể từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra, thị trường đối với các loại chứng khoán phái sinh được đảm bảo bằng tài sản hiện nay đã phục hồi mạnh mẽ, đồng thời hy vọng sẽ thu được khoảng 15-20 tỷ USD lợi nhuận từ vụ bán này, tùy thuộc vào các điều kiện thị trường.
Trước đó, Bộ Tài chính Mỹ cũng đã thực hiện quy trình rút dần cổ phần ở trong các tập đoàn như Citigroup, General Motors, Ally Financial và AIG mà trước đây chính phủ đã rót vốn giải cứu.
Trong khi đó, tập đoàn bảo hiểm AIG gần đây cũng đề xuất mua lại 15,7 tỷ USD chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Cùng ngày, Tòa án Tối cao của Mỹ đã giữ nguyên một phán quyết yêu cầu rằng FED phải tiết lộ các chi tiết về các chương trình cho vay khẩn cấp đối với các ngân hàng trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Trước đó, một nhóm các ngân hàng thương mại lớn đã yêu cầu tòa án tối cao đảo ngược một phán quyết của một tòa phúc thẩm yêu cầu FED tiết lộ các hồ sơ cho vay. Tuy nhiên, các thẩm phán của tòa án tối cao đã bác bỏ kháng cáo này của các ngân hàng.
Hiệp hội trung tâm giao hoán thanh lý New York, đại diện cho những ngân hàng thương mại lớn nhất của Mỹ như Bank of America Corp, Bank of New York Mellon Corp, Citigroup Inc, JPMorgan Chase & Co, UBS AG và Wells Fargo & Co. vốn nắm giữ hơn một nửa các tài sản ký gửi của Mỹ, đã kháng cáo lên Tòa án Tối cao rằng các dữ liệu cho vay khẩn cấp cần phải giữ bí mật.
Hiệp hội này cho rằng phán quyết của tòa phúc thẩm đe dọa các chương trình lớn của liên bang phục mà phụ thuộc vào việc giữ bí mật các giao dịch thương mại và có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của các ngân hàng vay vốn của FED./.
Quan chức Bộ Tài chính Mary Miller phát biểu: "Chúng tôi sẽ thoái lui khỏi khoản vốn đầu tư này theo một nhịp độ từ từ và có trật tự nhằm tối đa hóa sự phục hồi của nền kinh tế và hỗ trợ bảo vệ tiến trình khắc phục thị trường tài chính nhà đất."
Bộ Tài chính nói rằng sẽ rút khoảng 10 tỷ USD các loại chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS). Những tài sản này, vốn được những gã khổng lồ cho vay thế chấp như Fannie Mae và Freddie Mac nắm giữ, đã được chính phủ liên bang mua lại theo chương trình giải cứu tài sản gặp rắc rối.
Theo Bộ Tài chính, sau ba năm kể từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra, thị trường đối với các loại chứng khoán phái sinh được đảm bảo bằng tài sản hiện nay đã phục hồi mạnh mẽ, đồng thời hy vọng sẽ thu được khoảng 15-20 tỷ USD lợi nhuận từ vụ bán này, tùy thuộc vào các điều kiện thị trường.
Trước đó, Bộ Tài chính Mỹ cũng đã thực hiện quy trình rút dần cổ phần ở trong các tập đoàn như Citigroup, General Motors, Ally Financial và AIG mà trước đây chính phủ đã rót vốn giải cứu.
Trong khi đó, tập đoàn bảo hiểm AIG gần đây cũng đề xuất mua lại 15,7 tỷ USD chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Cùng ngày, Tòa án Tối cao của Mỹ đã giữ nguyên một phán quyết yêu cầu rằng FED phải tiết lộ các chi tiết về các chương trình cho vay khẩn cấp đối với các ngân hàng trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Trước đó, một nhóm các ngân hàng thương mại lớn đã yêu cầu tòa án tối cao đảo ngược một phán quyết của một tòa phúc thẩm yêu cầu FED tiết lộ các hồ sơ cho vay. Tuy nhiên, các thẩm phán của tòa án tối cao đã bác bỏ kháng cáo này của các ngân hàng.
Hiệp hội trung tâm giao hoán thanh lý New York, đại diện cho những ngân hàng thương mại lớn nhất của Mỹ như Bank of America Corp, Bank of New York Mellon Corp, Citigroup Inc, JPMorgan Chase & Co, UBS AG và Wells Fargo & Co. vốn nắm giữ hơn một nửa các tài sản ký gửi của Mỹ, đã kháng cáo lên Tòa án Tối cao rằng các dữ liệu cho vay khẩn cấp cần phải giữ bí mật.
Hiệp hội này cho rằng phán quyết của tòa phúc thẩm đe dọa các chương trình lớn của liên bang phục mà phụ thuộc vào việc giữ bí mật các giao dịch thương mại và có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của các ngân hàng vay vốn của FED./.
Khắc Hiếu (Vietnam+)