Ngày 25/2, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã họp đánh giá tình hình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2010; xác định nhiệm vụ và giải pháp về xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2011.
Bà Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở chủ trì cuộc họp.
Các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương đã thảo luận, cho ý kiến vào quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm trong năm 2010, tập trung vào việc triển khai thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở các cơ quan Trung ương, ở xã, phường, thị trấn, trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và việc xây dựng quy chế thực hiện dân chủ ở một số loại hình mới.
Các thành viên Ban Chỉ đạo đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong năm 2011; trong đó, các đại biểu nhấn mạnh cần có những đánh giá về tình hình dân chủ ở cơ sở; có chế tài xử lý người đứng đầu cơ quan, đơn vị xem nhẹ việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Cùng với tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, gắn kiểm tra, giám sát với phát hiện, xử lý các vấn đề còn tồn tại, cần tìm kiếm các giải pháp, cách làm để việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đạt hiệu quả cao hơn như mong muốn.
Sau khi nghe ý kiến thảo luận của các thành viên Ban Chỉ đạo, bà Hà Thị Khiết phát biểu đánh giá cao ý kiến tâm huyết của các thành viên Ban chỉ đạo vào báo cáo đánh tình hình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2010, nhiệm vụ và giải pháp về xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2011.
Bà Hà Thị Khiết cũng đề nghị các thành viên trong Ban Chỉ đạo thực hiện cơ chế lồng ghép với nhiệm vụ chức trách của mình; đặc biệt, sau cuộc họp, Ban Chỉ đạo sẽ có dự kiến phân công địa bàn kiểm tra cho các thành viên trong ban Chỉ đạo. Công tác kiểm tra sẽ được thực hiện 2 lần/năm để có đề xuất xác đáng gửi tới Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Năm 2011, các cấp, các ngành, các tổ chức trong hệ thống chính trị, ý thức tập trung tổ chức nghiên cứu chuyên sâu, nắm vững các quan điểm của Đảng về mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân không ngừng nâng cao nhận thức, ý thức và tinh thần trách nhiệm lĩnh vực của đời sống xã hội; mở rộng và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
Các cấp, các ngành, các tổ chức trong hệ thống chính trị thực hiện dân chủ, đúng quy trình, đúng quy định của pháp luật trong hiệp thương giới thiệu người ứng cử; động viên nhân dân thực hiện đầy đủ trách nhiệm của cử tri trong việc lựa chọn đại biểu xứng đáng để bầu đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2015.
Các cơ quan Nhà nước tiếp tục thể chế hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; khảo sát, đánh giá việc thực hiện pháp lệnh, các nghị định, về phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực; sửa đổi, bổ sung và xây dựng các văn bản cho phù hợp với tình hình mới.
Các cấp, các ngành, các tổ chức trong hệ thống chính trị tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, khảo sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở, nhất là các doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Các đơn vị chuẩn bị tham gia xây dựng Đề án pháp lệnh thực hiện dân chủ trong các loại hình doanh nghiệp; thực hiện khảo sát, đánh giá việc thực hiện quy chế dân chủ trong các cơ quan hành chính, cơ quan cấp xã. Các đơn vị tổng kết và kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 71/1998/NĐ-CP về thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan hành chính nhà nước…
Năm 2010, các tỉnh, thành phố, các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương đã tích cực triển khai thực hiện Kết luận 65-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, gắn với thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước và các chương trình kinh tế-xã hội của địa phương, đơn vị.
Công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiện toàn Ban Chỉ đạo… được các cấp ủy quan tâm chỉ đạo thực hiện. Nhận thức về thực hành dân chủ của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân được nâng lên. Kết quả việc thực hiện quy chế dân chủ ở từng loại hình cơ sở có những bước tiến bộ, không khí dân chủ trong Đảng, trong xã hội tiếp tục được nâng lên.
Ban Chỉ đạo các cấp đã tích cực phối hợp với các cơ quan, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể nhân dân hướng dẫn và chỉ đạo các loại hình cơ sở tổ chức thực hiện, đôn đốc việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy chế, quy định thực hiện dân chủ, công khai ở cơ sở.
Việc thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở đã động viên các tầng lớp nhân dân thi đua lập thành tích chào mừng các ngày kỷ niệm lớn trong năm và Đại hội Đảng các cấp, góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh chính trị; tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh./.
Bà Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở chủ trì cuộc họp.
Các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương đã thảo luận, cho ý kiến vào quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm trong năm 2010, tập trung vào việc triển khai thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở các cơ quan Trung ương, ở xã, phường, thị trấn, trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và việc xây dựng quy chế thực hiện dân chủ ở một số loại hình mới.
Các thành viên Ban Chỉ đạo đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong năm 2011; trong đó, các đại biểu nhấn mạnh cần có những đánh giá về tình hình dân chủ ở cơ sở; có chế tài xử lý người đứng đầu cơ quan, đơn vị xem nhẹ việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Cùng với tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, gắn kiểm tra, giám sát với phát hiện, xử lý các vấn đề còn tồn tại, cần tìm kiếm các giải pháp, cách làm để việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đạt hiệu quả cao hơn như mong muốn.
Sau khi nghe ý kiến thảo luận của các thành viên Ban Chỉ đạo, bà Hà Thị Khiết phát biểu đánh giá cao ý kiến tâm huyết của các thành viên Ban chỉ đạo vào báo cáo đánh tình hình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2010, nhiệm vụ và giải pháp về xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2011.
Bà Hà Thị Khiết cũng đề nghị các thành viên trong Ban Chỉ đạo thực hiện cơ chế lồng ghép với nhiệm vụ chức trách của mình; đặc biệt, sau cuộc họp, Ban Chỉ đạo sẽ có dự kiến phân công địa bàn kiểm tra cho các thành viên trong ban Chỉ đạo. Công tác kiểm tra sẽ được thực hiện 2 lần/năm để có đề xuất xác đáng gửi tới Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Năm 2011, các cấp, các ngành, các tổ chức trong hệ thống chính trị, ý thức tập trung tổ chức nghiên cứu chuyên sâu, nắm vững các quan điểm của Đảng về mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân không ngừng nâng cao nhận thức, ý thức và tinh thần trách nhiệm lĩnh vực của đời sống xã hội; mở rộng và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
Các cấp, các ngành, các tổ chức trong hệ thống chính trị thực hiện dân chủ, đúng quy trình, đúng quy định của pháp luật trong hiệp thương giới thiệu người ứng cử; động viên nhân dân thực hiện đầy đủ trách nhiệm của cử tri trong việc lựa chọn đại biểu xứng đáng để bầu đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2015.
Các cơ quan Nhà nước tiếp tục thể chế hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; khảo sát, đánh giá việc thực hiện pháp lệnh, các nghị định, về phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực; sửa đổi, bổ sung và xây dựng các văn bản cho phù hợp với tình hình mới.
Các cấp, các ngành, các tổ chức trong hệ thống chính trị tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, khảo sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở, nhất là các doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Các đơn vị chuẩn bị tham gia xây dựng Đề án pháp lệnh thực hiện dân chủ trong các loại hình doanh nghiệp; thực hiện khảo sát, đánh giá việc thực hiện quy chế dân chủ trong các cơ quan hành chính, cơ quan cấp xã. Các đơn vị tổng kết và kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 71/1998/NĐ-CP về thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan hành chính nhà nước…
Năm 2010, các tỉnh, thành phố, các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương đã tích cực triển khai thực hiện Kết luận 65-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, gắn với thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước và các chương trình kinh tế-xã hội của địa phương, đơn vị.
Công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiện toàn Ban Chỉ đạo… được các cấp ủy quan tâm chỉ đạo thực hiện. Nhận thức về thực hành dân chủ của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân được nâng lên. Kết quả việc thực hiện quy chế dân chủ ở từng loại hình cơ sở có những bước tiến bộ, không khí dân chủ trong Đảng, trong xã hội tiếp tục được nâng lên.
Ban Chỉ đạo các cấp đã tích cực phối hợp với các cơ quan, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể nhân dân hướng dẫn và chỉ đạo các loại hình cơ sở tổ chức thực hiện, đôn đốc việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy chế, quy định thực hiện dân chủ, công khai ở cơ sở.
Việc thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở đã động viên các tầng lớp nhân dân thi đua lập thành tích chào mừng các ngày kỷ niệm lớn trong năm và Đại hội Đảng các cấp, góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh chính trị; tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh./.
Nguyễn Bích Thủy (TTXVN/Vietnam+)