Ngày 29/12, tại Hà Nội, Cục Quản lý Đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị tổng kết công tác đấu thầu qua mạng giai đoạn 2009-2011 và đề xuất thực hiện đấu thầu qua mạng giai đoạn tiếp theo.
Ghi nhận thành công bước đầu
Đấu thầu qua mạng được quy định tại Luật Đấu thầu ban hành năm 2005 đã tạo cơ sở pháp lý cao nhất cho việc triển khai đấu thầu qua mạng tại Việt Nam. Cùng với đó là các văn bản dưới luật cũng quy định chi tiết thí điểm đấu thầu qua mạng, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho các đơn vị thực hiện đấu thầu điện tử.
Qua đó, việc ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm chính phủ nhằm xây dựng hệ thống đấu thầu điện tử quốc gia nằm trong kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 và Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
Năm 2009, Bộ Kế hoạch và Đầu tư với sự trợ giúp của Cơ quan hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đã tiến hành xây dựng hệ thống đấu thầu điện tử thử nghiệm tại địa chỉ http://muasamcong.mpi.gov.vn dựa trên hệ thống mua sắm chính phủ điện tử của Hàn Quốc (KONEPS) và được tối ưu hóa phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Trong giai đoạn thí điểm, hệ thống đã cung cấp đầy đủ cho người sử dụng đầy đủ các chức năng từ đăng tải kế hoạch đấu thầu, sơ tuyển, thông báo mời thầu, nộp hồ sơ dự thầu, lập biên bản mở thầu cho đến đăng tải kết quả đấu thầu, kiến nghị trong đấu thầu... để lựa chọn nhà thầu thông qua 4 hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh và chỉ định thầu.
Trong 3 năm qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện thí điểm đấu thầu qua mạng tại Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan có nhu cầu.
Tính tới thời điểm cuối năm 2011, 3 cơ quan thí điểm thí điểm và các đơn vị khác trong cả nước đã thực hiện thành công 55 gói thầu điện tử, 700 kế hoạch đấu thầu và hơn 20.000 thông báo mời thầu.
Trong đó, toàn bộ các hoạt động như đăng tải thông báo mời thầu, kế hoạch đấu thầu, mở thầu, thông báo kết quả đánh giá… đều được thực hiện trên hệ thống. Hiện nay, số lượng đăng ký sử dụng hệ thống đã lên tới hơn 1.600 bên mời thầu và hơn 400 nhà thầu.
Dự kiến trong năm tới sẽ mở rộng đối tượng thí điểm tại Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng... Đến 2015, tất cả các cơ quan hành chính công sẽ áp dụng hệ thống đấu thầu điện tử như “một cửa” duy nhất cho toàn bộ hoạt động mua sắm công.
Trên thế giới, đấu thầu qua mạng đã trở thành xu thế tất yếu của rất nhiều quốc gia. Báo cáo của các nước đã triển khai đấu thầu qua mạng cũng cho thấy công tác này có thể giúp tiết kiệm chi phí từ 3 - 20% giá trị đấu thầu mua sắm, tính trung bình là 10%. Tại Việt Nam , tổng giá trị các gói thầu thực hiện theo Luật Đấu thầu hàng năm khoảng 20% GDP (tương đương hơn 20 tỷ USD). Nếu triển khai đấu thầu qua mạng cho 100% các gói thầu thì có thể tiết kiệm hàng tỷ đô la cho ngân sách nhà nước.
Gặp khó vì yếu công nghệ
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Sơn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu, việc triển khai hệ thống đấu thầu qua mạng vẫn đang vấp phải khá nhiều khó khăn. Điển hình như trình độ công nghệ thông tin và hạ tầng công nghệ của các bên tham gia chưa đồng đều, cộng với sự phức tạp của công nghệ hạ tầng khóa công khai (PKI) dẫn đến nhu cầu đào tạo, hỗ trợ rất lớn… Từ đó, đòi hỏi cần phải có một đội ngũ đủ mạnh để đảm bảo đáp ứng nhu cầu khi mở rộng phạm vi áp dụng đấu thầu qua mạng.
Cùng với đó, sự chưa đồng bộ của hệ thống chính phủ điện tử tại Việt Nam đã khiến khả năng kết nối dữ liệu dùng chung giữa các hệ thống chính phủ điện tử còn hạn chế, khiến một số chức năng như kiểm tra thông tin đăng ký, thanh toán qua mạng... chưa thể thực hiện trực tuyến mà phải thực hiện trực tiếp theo cách truyền thống.
Chia sẻ về khó khăn trong việc sử dụng phương pháp đấu thầu điện tử, bà Nguyễn Thu Hiền - đại diện một chủ đầu tư - Tổng Công ty Điện lực Hà Nội, cho biết: đã có 2 gói thầu xây lắp của Tổng Công ty bị hủy, phải chuyển sang phương thức đấu thầu truyền thống vì dung lượng bản vẽ quá lớn trong khi dung lượng file tham gia đấu thầu bị giới hạn dưới 20M. Mặt khác, quy định chứng thư số phải gia hạn 1 lần/năm cũng gây khó khăn cho đơn vị thực hiện. Vì vậy, đại diện đơn vị này nên chăng áp dụng cơ chế tự động gia hạn nếu không có thay đổi về nhân sự để thuận tiện cho việc đấu thầu.
Cũng cần phải nói, đấu thầu qua mạng làm tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin trong hoạt động đấu thầu. Tuy nhiên, nếu những hạn chế trên không được khắc phục trong thời gian tới thì chắc chắn giai đoạn 2 của đấu thầu điện tử là mở rộng hệ thống theo hình thức hợp tác công tư PPP sẽ gặp vô vàn khó khăn trong quá trình triển khai./.
Ghi nhận thành công bước đầu
Đấu thầu qua mạng được quy định tại Luật Đấu thầu ban hành năm 2005 đã tạo cơ sở pháp lý cao nhất cho việc triển khai đấu thầu qua mạng tại Việt Nam. Cùng với đó là các văn bản dưới luật cũng quy định chi tiết thí điểm đấu thầu qua mạng, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho các đơn vị thực hiện đấu thầu điện tử.
Qua đó, việc ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm chính phủ nhằm xây dựng hệ thống đấu thầu điện tử quốc gia nằm trong kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 và Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
Năm 2009, Bộ Kế hoạch và Đầu tư với sự trợ giúp của Cơ quan hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đã tiến hành xây dựng hệ thống đấu thầu điện tử thử nghiệm tại địa chỉ http://muasamcong.mpi.gov.vn dựa trên hệ thống mua sắm chính phủ điện tử của Hàn Quốc (KONEPS) và được tối ưu hóa phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Trong giai đoạn thí điểm, hệ thống đã cung cấp đầy đủ cho người sử dụng đầy đủ các chức năng từ đăng tải kế hoạch đấu thầu, sơ tuyển, thông báo mời thầu, nộp hồ sơ dự thầu, lập biên bản mở thầu cho đến đăng tải kết quả đấu thầu, kiến nghị trong đấu thầu... để lựa chọn nhà thầu thông qua 4 hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh và chỉ định thầu.
Trong 3 năm qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện thí điểm đấu thầu qua mạng tại Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan có nhu cầu.
Tính tới thời điểm cuối năm 2011, 3 cơ quan thí điểm thí điểm và các đơn vị khác trong cả nước đã thực hiện thành công 55 gói thầu điện tử, 700 kế hoạch đấu thầu và hơn 20.000 thông báo mời thầu.
Trong đó, toàn bộ các hoạt động như đăng tải thông báo mời thầu, kế hoạch đấu thầu, mở thầu, thông báo kết quả đánh giá… đều được thực hiện trên hệ thống. Hiện nay, số lượng đăng ký sử dụng hệ thống đã lên tới hơn 1.600 bên mời thầu và hơn 400 nhà thầu.
Dự kiến trong năm tới sẽ mở rộng đối tượng thí điểm tại Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng... Đến 2015, tất cả các cơ quan hành chính công sẽ áp dụng hệ thống đấu thầu điện tử như “một cửa” duy nhất cho toàn bộ hoạt động mua sắm công.
Trên thế giới, đấu thầu qua mạng đã trở thành xu thế tất yếu của rất nhiều quốc gia. Báo cáo của các nước đã triển khai đấu thầu qua mạng cũng cho thấy công tác này có thể giúp tiết kiệm chi phí từ 3 - 20% giá trị đấu thầu mua sắm, tính trung bình là 10%. Tại Việt Nam , tổng giá trị các gói thầu thực hiện theo Luật Đấu thầu hàng năm khoảng 20% GDP (tương đương hơn 20 tỷ USD). Nếu triển khai đấu thầu qua mạng cho 100% các gói thầu thì có thể tiết kiệm hàng tỷ đô la cho ngân sách nhà nước.
Gặp khó vì yếu công nghệ
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Sơn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu, việc triển khai hệ thống đấu thầu qua mạng vẫn đang vấp phải khá nhiều khó khăn. Điển hình như trình độ công nghệ thông tin và hạ tầng công nghệ của các bên tham gia chưa đồng đều, cộng với sự phức tạp của công nghệ hạ tầng khóa công khai (PKI) dẫn đến nhu cầu đào tạo, hỗ trợ rất lớn… Từ đó, đòi hỏi cần phải có một đội ngũ đủ mạnh để đảm bảo đáp ứng nhu cầu khi mở rộng phạm vi áp dụng đấu thầu qua mạng.
Cùng với đó, sự chưa đồng bộ của hệ thống chính phủ điện tử tại Việt Nam đã khiến khả năng kết nối dữ liệu dùng chung giữa các hệ thống chính phủ điện tử còn hạn chế, khiến một số chức năng như kiểm tra thông tin đăng ký, thanh toán qua mạng... chưa thể thực hiện trực tuyến mà phải thực hiện trực tiếp theo cách truyền thống.
Chia sẻ về khó khăn trong việc sử dụng phương pháp đấu thầu điện tử, bà Nguyễn Thu Hiền - đại diện một chủ đầu tư - Tổng Công ty Điện lực Hà Nội, cho biết: đã có 2 gói thầu xây lắp của Tổng Công ty bị hủy, phải chuyển sang phương thức đấu thầu truyền thống vì dung lượng bản vẽ quá lớn trong khi dung lượng file tham gia đấu thầu bị giới hạn dưới 20M. Mặt khác, quy định chứng thư số phải gia hạn 1 lần/năm cũng gây khó khăn cho đơn vị thực hiện. Vì vậy, đại diện đơn vị này nên chăng áp dụng cơ chế tự động gia hạn nếu không có thay đổi về nhân sự để thuận tiện cho việc đấu thầu.
Cũng cần phải nói, đấu thầu qua mạng làm tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin trong hoạt động đấu thầu. Tuy nhiên, nếu những hạn chế trên không được khắc phục trong thời gian tới thì chắc chắn giai đoạn 2 của đấu thầu điện tử là mở rộng hệ thống theo hình thức hợp tác công tư PPP sẽ gặp vô vàn khó khăn trong quá trình triển khai./.
Quang Toàn (TTXVN/Vietnam+)