Hãng tin Reuters ngày 27/9 đưa tin "bộ ba" tham gia cứu trợ Hy Lạp - gồm Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - vẫn bất đồng về cách thức kéo nước này ra khỏi bờ vực khủng hoảng nợ công.
Tin dẫn lời một quan chức Hy Lạp yêu cầu giấu tên cho biết vấn đề không phải giữa IMF và Hy Lạp, mà là giữa IMF và Liên minh châu Âu (EU). EU muốn chờ xem điều gì sẽ xảy ra với Tây Ban Nha và Italy thậm chí tới sau cuộc tổng tuyển cử ở Đức vào năm 2013.
EU cũng muốn dành cho Hy Lạp thêm thời gian để đáp ứng các điều kiện nhận cứu trợ, do lo ngại nếu ép nước này đẩy nhanh tiến trình này, có nghĩa là xứ sở "Thần thoại" buộc phải xin cứu trợ thêm.
Trong khi đó, IMF muốn EU đưa ra một giải pháp toàn diện cho các vấn đề đang tồn tại trong khu vực này.
Các quan chức EU xác nhận IMF đã hối thúc tổ chức này cơ cấu lại nợ cho Hy Lạp, thực chất là yêu cầu ECB và chính phủ các nước thành viên chịu thiệt hại gần 200 tỷ euro phần nợ mà họ đang nắm giữ của Hy Lạp để giảm nhẹ gánh nặng nợ nần cho quốc gia này.
Ý tưởng cơ cấu lại nợ chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối từ các quốc gia không sẵn sàng chịu thiệt hại từ những khoản tiền mà họ cho Hy Lạp vay.
Cuộc đàm phán trong tuần trước giữa giới chức Hy Lạp và đại diện nhóm "bộ ba" đã trở nên căng thẳng khi Hy Lạp đồng ý nâng mức cắt giảm lương và lương hưu từ 5-5,5 tỷ euro lên 7,5-8 tỷ euro, trong kế hoạch tiết kiệm chi tiêu ngân sách trị giá 11,5 tỷ euro để được giải ngân phần cứu trợ tối quan trọng giúp Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ vào mùa Thu này, song nhóm "bộ ba" vẫn cho là "chưa đủ".
Giới quan sát cho rằng những tranh cãi trong kế hoạch cứu trợ vỡ nợ dành cho Hy Lạp phản ánh những lo ngại sâu sắc hơn về khả năng cắt giảm nợ công của Hy Lạp, hiện tương đương 160% GDP của nước này, cũng như khả năng Hy Lạp có thể khôi phục lòng tin đối với các nhà đầu tư tư nhân sẵn sàng mua trái phiếu chính phủ của xứ sở "Thần thoại".
Hy Lạp đang đàm phán với nhóm "bộ ba" để được giải ngân phần cứu trợ 31,5 tỷ euro, trong gói cứu trợ thứ hai từ EU và IMF, nhằm giúp nước này thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công vào mùa Thu này.
Nhiều nhà kinh tế lo ngại quá trình đàm phán có thể ngừng trệ kéo dài, trong khi một số ngân hàng tỏ ý muốn Hy Lạp rút khỏi khu vực đồng euro, kịch bản đe dọa sự tồn tại của đồng tiền chung châu Âu.
[Báo cáo chủ nợ của Hy Lạp: Hoãn tới sau bầu cử Mỹ]
Tại Tây Ban Nha, phí tổn vay mượn của nước này ngày 26/9 lại tăng lên mức báo động, trong khi thị trường chứng khoán tiếp tục "tụt dốc", do có dấu hiệu cho thấy xứ sở "Bò tót" đang lún sâu vào suy thoái kinh tế và có thể phải xin cứu trợ toàn diện.
Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm lên đến hơn 6%, mức lãi được coi là "không thể chịu đựng được" lâu dài. Thị trường chứng khoán Madrid giảm gần 4% trong phiên giao dịch chiều 26/9.
Báo cáo hàng tháng của Ngân hàng Tây Ban Nha dự báo kinh tế nước này sẽ lún sâu vào suy thoái với sản lượng kinh tế giảm mạnh trong quý III năm nay, sau đợt suy thoái hồi cuối quý IV năm ngoái.
Trước đó trong ngày, tờ Thời báo phố Wall của Mỹ dẫn lời Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy nói rằng nếu phí tổn vay mượn của Tây Ban Nha tăng quá cao trong một thời gian dài,̀ ông "dám chắc 100% sẽ phải xin cứu trợ vỡ nợ"./.
Tin dẫn lời một quan chức Hy Lạp yêu cầu giấu tên cho biết vấn đề không phải giữa IMF và Hy Lạp, mà là giữa IMF và Liên minh châu Âu (EU). EU muốn chờ xem điều gì sẽ xảy ra với Tây Ban Nha và Italy thậm chí tới sau cuộc tổng tuyển cử ở Đức vào năm 2013.
EU cũng muốn dành cho Hy Lạp thêm thời gian để đáp ứng các điều kiện nhận cứu trợ, do lo ngại nếu ép nước này đẩy nhanh tiến trình này, có nghĩa là xứ sở "Thần thoại" buộc phải xin cứu trợ thêm.
Trong khi đó, IMF muốn EU đưa ra một giải pháp toàn diện cho các vấn đề đang tồn tại trong khu vực này.
Các quan chức EU xác nhận IMF đã hối thúc tổ chức này cơ cấu lại nợ cho Hy Lạp, thực chất là yêu cầu ECB và chính phủ các nước thành viên chịu thiệt hại gần 200 tỷ euro phần nợ mà họ đang nắm giữ của Hy Lạp để giảm nhẹ gánh nặng nợ nần cho quốc gia này.
Ý tưởng cơ cấu lại nợ chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối từ các quốc gia không sẵn sàng chịu thiệt hại từ những khoản tiền mà họ cho Hy Lạp vay.
Cuộc đàm phán trong tuần trước giữa giới chức Hy Lạp và đại diện nhóm "bộ ba" đã trở nên căng thẳng khi Hy Lạp đồng ý nâng mức cắt giảm lương và lương hưu từ 5-5,5 tỷ euro lên 7,5-8 tỷ euro, trong kế hoạch tiết kiệm chi tiêu ngân sách trị giá 11,5 tỷ euro để được giải ngân phần cứu trợ tối quan trọng giúp Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ vào mùa Thu này, song nhóm "bộ ba" vẫn cho là "chưa đủ".
Giới quan sát cho rằng những tranh cãi trong kế hoạch cứu trợ vỡ nợ dành cho Hy Lạp phản ánh những lo ngại sâu sắc hơn về khả năng cắt giảm nợ công của Hy Lạp, hiện tương đương 160% GDP của nước này, cũng như khả năng Hy Lạp có thể khôi phục lòng tin đối với các nhà đầu tư tư nhân sẵn sàng mua trái phiếu chính phủ của xứ sở "Thần thoại".
Hy Lạp đang đàm phán với nhóm "bộ ba" để được giải ngân phần cứu trợ 31,5 tỷ euro, trong gói cứu trợ thứ hai từ EU và IMF, nhằm giúp nước này thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công vào mùa Thu này.
Nhiều nhà kinh tế lo ngại quá trình đàm phán có thể ngừng trệ kéo dài, trong khi một số ngân hàng tỏ ý muốn Hy Lạp rút khỏi khu vực đồng euro, kịch bản đe dọa sự tồn tại của đồng tiền chung châu Âu.
[Báo cáo chủ nợ của Hy Lạp: Hoãn tới sau bầu cử Mỹ]
Tại Tây Ban Nha, phí tổn vay mượn của nước này ngày 26/9 lại tăng lên mức báo động, trong khi thị trường chứng khoán tiếp tục "tụt dốc", do có dấu hiệu cho thấy xứ sở "Bò tót" đang lún sâu vào suy thoái kinh tế và có thể phải xin cứu trợ toàn diện.
Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm lên đến hơn 6%, mức lãi được coi là "không thể chịu đựng được" lâu dài. Thị trường chứng khoán Madrid giảm gần 4% trong phiên giao dịch chiều 26/9.
Báo cáo hàng tháng của Ngân hàng Tây Ban Nha dự báo kinh tế nước này sẽ lún sâu vào suy thoái với sản lượng kinh tế giảm mạnh trong quý III năm nay, sau đợt suy thoái hồi cuối quý IV năm ngoái.
Trước đó trong ngày, tờ Thời báo phố Wall của Mỹ dẫn lời Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy nói rằng nếu phí tổn vay mượn của Tây Ban Nha tăng quá cao trong một thời gian dài,̀ ông "dám chắc 100% sẽ phải xin cứu trợ vỡ nợ"./.
(TTXVN)