Trong thông báo gửi tới Quốc hội Anh, Ngoại trưởng William Hague cho biết các cơ quan ngoại giao nước ngoài ở thủ đô London hiện vẫn còn nợ hơn 67 triệu bảng (khoảng 107 triệu USD) tiền phí tắc nghẽn, loại phí áp dụng đối với ôtô đi vào trung tâm thành phố trong giờ cao điểm.
Trong số này, Đại sứ quán Mỹ nợ nhiều nhất với 7,2 triệu bảng (tương đương 11,5 triệu USD). Tuy nhiên, phía Mỹ cho rằng quyền miễn trừ ngoại giao cũng bao gồm việc miễn khoản phí tắc nghẽn này.
Theo tờ Daily Telegraph, trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama năm 2011, Thị trưởng London Boris Johnson từng yêu cầu người đứng đầu Nhà Trắng viết phiếu chi séc trị giá 5 triệu bảng để thanh toán phí tắc nghẽn nhưng Đại sứ Mỹ tại Anh đã kịp thời can thiệp trước khi ông Obama đưa ra câu trả lời.
Tiếp sau Đại sứ quán Mỹ trong danh sách nợ phí tắc nghẽn là Đại sứ quán Nga và Đại sứ quán Nhật Bản, với khoản nợ lần lượt là 4,89 triệu bảng (7,8 triệu USD) và 4,85 triệu bảng (7,7 triệu USD).
Ngoài phí tắc nghẽn, các cơ quan ngoại giao nước ngoài còn nợ 674.100 bảng (hơn 1 triệu USD) tiền thuế chi trả cho các dịch vụ công (áp dụng đối với các văn phòng, tòa nhà sử dụng vào mục đích phi dân sự) trong năm 2012, trong đó riêng Đại sứ quán Cote d'Ivoire nợ 97.987 bảng (156.800 USD) và Đại sứ quán Trung Quốc nợ 94.377 bảng (151.000 USD).
Ông Hague cho biết trong số tiền 674.100 bảng nói trên thì Iran và Syria nợ tới 45.219 bảng (72.300 USD). Tuy nhiên, các nhà chức trách ở "đảo quốc sương mù" chắc chắn không đòi được khoản nợ này vì cả Iran và Syria hiện không có cơ quan đại diện ngoại giao tại Anh.
Phí đỗ xe cũng là một trong những khoản tiền mà các nhà ngoại giao nước ngoài đang còn nợ chính quyền thành phố, với 344.747 bảng (551.600 USD) chỉ riêng trong năm 2012.
Các nhà ngoại giao Nigeria đứng đầu danh sách này với khoản nợ lên tới 84.000 bảng (134.400 USD). Tiếp đến là các nhà ngoại giao Arập Xêút, nợ 24.000 bảng (38.400 USD)./.
Trong số này, Đại sứ quán Mỹ nợ nhiều nhất với 7,2 triệu bảng (tương đương 11,5 triệu USD). Tuy nhiên, phía Mỹ cho rằng quyền miễn trừ ngoại giao cũng bao gồm việc miễn khoản phí tắc nghẽn này.
Theo tờ Daily Telegraph, trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama năm 2011, Thị trưởng London Boris Johnson từng yêu cầu người đứng đầu Nhà Trắng viết phiếu chi séc trị giá 5 triệu bảng để thanh toán phí tắc nghẽn nhưng Đại sứ Mỹ tại Anh đã kịp thời can thiệp trước khi ông Obama đưa ra câu trả lời.
Tiếp sau Đại sứ quán Mỹ trong danh sách nợ phí tắc nghẽn là Đại sứ quán Nga và Đại sứ quán Nhật Bản, với khoản nợ lần lượt là 4,89 triệu bảng (7,8 triệu USD) và 4,85 triệu bảng (7,7 triệu USD).
Ngoài phí tắc nghẽn, các cơ quan ngoại giao nước ngoài còn nợ 674.100 bảng (hơn 1 triệu USD) tiền thuế chi trả cho các dịch vụ công (áp dụng đối với các văn phòng, tòa nhà sử dụng vào mục đích phi dân sự) trong năm 2012, trong đó riêng Đại sứ quán Cote d'Ivoire nợ 97.987 bảng (156.800 USD) và Đại sứ quán Trung Quốc nợ 94.377 bảng (151.000 USD).
Ông Hague cho biết trong số tiền 674.100 bảng nói trên thì Iran và Syria nợ tới 45.219 bảng (72.300 USD). Tuy nhiên, các nhà chức trách ở "đảo quốc sương mù" chắc chắn không đòi được khoản nợ này vì cả Iran và Syria hiện không có cơ quan đại diện ngoại giao tại Anh.
Phí đỗ xe cũng là một trong những khoản tiền mà các nhà ngoại giao nước ngoài đang còn nợ chính quyền thành phố, với 344.747 bảng (551.600 USD) chỉ riêng trong năm 2012.
Các nhà ngoại giao Nigeria đứng đầu danh sách này với khoản nợ lên tới 84.000 bảng (134.400 USD). Tiếp đến là các nhà ngoại giao Arập Xêút, nợ 24.000 bảng (38.400 USD)./.
Huy Hiệp/London (Vietnam+)