Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tham dự các hội nghị này.
Tại Hội nghị AMM, các Bộ trưởng đã kiểm điểm việc triển khai các quyếtđịnh của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 44 (tại Bali, tháng 7/2011)và Hội nghị không chính thức các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (tại New York tháng9/2011).
Các bộ trưởng nhất trí đẩy mạnh hơn nữa tiến trình xây dựng Cộng đồngASEAN, và cùng với triển khai hiệu quả Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, cácnước thành viên cũng sẽ tích cực thực hiện các mục tiêu cần đạt được trong từngnăm từ nay đến năm 2015.
Chia sẻ thông cảm với các nước thành viên như Thái Lan, Campuchia, Lào,Philippines và Việt Nam vừa chịu hậu quả nặng nề do thiên tai, bão lụt gây ra,các bộ trưởng nhấn mạnh khu vực cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác về quản lý và giảmnhẹ thiên tai; nâng cao năng lực khu vực nhằm ứng phó hiệu quả với các tháchthức đang nổi lên, kể cả biến đổi khí hậu, an ninh, an toàn hàng hải và các vấnđề xuyên quốc gia khác.
Về quan hệ đối ngoại của ASEAN, các bộ trưởng nhấn mạnh ASEAN cần tiếp tụcchủ động khuyến khích và tạo điều kiện cho các đối tác tham gia tích cực và đónggóp xây dựng và xử lý các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh và hợp tác khuvực; thúc đẩy quá trình xây dựng cấu trúc khu vực phù hợp với lợi ích của cácnước, đặc thù Đông Á dựa trên các tiến trình hiện có như ASEAN+1, ASEAN+3, EAS,ARF, ADMM+… với ASEAN giữ vai trò chủ đạo.
Đồng thời, các bộ trưởng hoan nghênh việc Brazil tham gia Hiệp ước Thânthiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), khẳng định TAC tiếp tục là công cụ hữu hiệuchỉ đạo các mối quan hệ giữa các nước ASEAN cũng như giữa ASEAN với bên ngoài,vì hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực.
Trao đổi về tình hình Biển Đông, các bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọngcủa việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải; giải quyết tranhchấp giữa các bên liên quan bằng biện pháp hòa bình; tôn trọng các nguyên tắccủa luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc(UNCLOS) và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướngtới xây dựng một bộ quy tắc ứng xử một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). CácBộ trưởng hoan nghênh phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác (WG) của SOM ASEAN vềCOC khởi động quá trình trao đổi trong ASEAN về các thành tố của COC.
- Tại Hội nghị Hội đồng Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạtnhân (SEANWFZ), các bộ trưởng đánh giá cao kết quả thực hiện Kế hoạch Hành độngtriển khai Hiệp ước SEANWFZ; nhất là tiến triển trong đàm phán vừa qua giữaASEAN với các nước có vũ khí hạt nhân (NWS) để tạo điều kiện cho các nước có vũkhí hạt nhân tham gia Nghị định thư của Hiệp ước SEANWFZ.
- Tại Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Chính trị-an ninh ASEAN (APSC), các bộtrưởng phụ trách APSC đã kiểm điểm 2 năm triển khai Kế hoạch tổng thể xây dựngCộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN. Các bộ trưởng nhấn mạnh cần tập trung thựchiện hiệu quả 14 lĩnh vực ưu tiên; tăng cường xây dựng và chia sẻ các chuẩn mựcứng xử; phát huy các công cụ, cơ chế hợp tác vì hòa bình, an ninh ở khu vực nhưTAC, SEANWFZ, DOC, ARF, ADMM+…; ứng phó hiệu quả với các thách thức đang nổi lênnhư an ninh biển, quản lý thiên tai, tội phạm xuyên quốc gia…; đồng thời đẩymạnh công tác phối hợp và điều phối giữa các cơ quan trong trụ cột Cộng đồng,góp phần vào mục tiêu chung là xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
- Tại Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC), các bộ trưởng đã rà soátlần cuối công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN-19 và các hội nghị cấp caoliên quan. Đến nay, công tác chuẩn bị cả về chương trình hoạt động, nghị sự, vănkiện đã cơ bản hoàn tất. Các bộ trưởng cũng thảo luận các vấn đề liên quan đếnhoạt động của Ban Thư ký ASEAN, nhất là tăng cường năng lực cho Ban Thư ký nhằmhỗ trợ và phục vụ tốt hơn tiến trình xây dựng cộng đồng của ASEAN.
Kết thúc các hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN đã cùng Ngoạitrưởng Brazil ký Tuyên bố chấp thuận và Tuyên bố ý định về việc Brazil sẽ sớmtham gia TAC thời gian tới.
Tham dự các hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chia sẻ quanđiểm của Việt Nam và đóng góp tích cực vào các vấn đề ưu tiên của ASEAN, nhất làtăng cường đoàn kết, liên kết, xây dựng Cộng đồng ASEAN; đẩy mạnh hợp tác nângcao năng lực khu vực nhằm ứng phó hiệu quả với các thách thức đang nổi lên,trong đó có thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh an toàn hàng hải, các vấn đềxuyên quốc gia…
Bộ trưởng hoan nghênh việc ASEAN sẽ ký Hiệp định thành lập Trung tâm Điềuphối Trợ giúp nhân đạo về Quản lý thiên tai; đề nghị ASEAN cần phát huy hiệu quảhoạt động của Trung tâm này cũng như tiếp tục thúc đẩy triển khai Tuyên bố vềHợp tác tìm kiếm và cứu nạn người và tàu thuyền gặp nạn trên biển.
Trong phát biểu, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng nhấn mạnh ASEAN cần tiếptục đóng góp tích cực và phát huy vai trò chủ đạo trong thúc đẩy hòa bình, anninh, ổn định và hợp tác ở khu vực, tiếp tục củng cố các công cụ và cơ chế hợptác chính trị-an ninh khu vực hiện có vì hòa bình và an ninh ở khu vực; khẳngđịnh hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông, trong đó có an ninh và an toànhàng hải là nguyện vọng và lợi ích chung của khu vực và tất cả các nước; các bênliên quan cần giải quyết hòa bình các tranh chấp, tuân thủ luật pháp quốc tế,Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982 (UNCLOS), thực hiện đầy đủ DOC, sớm xâydựng COC.
Bên lề các hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Phạm Bình Minhcũng đã có các tiếp xúc với bộ trưởng ngoại giao một số nước để bàn các nội dunghợp tác song phương cùng quan tâm./.