Trước cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và suy thoái tại các nền kinh tế phát triển, châu Phi với dân số khoảng 1 tỷ người và tốc độ tăng trưởng năm 2012 dự báo ở mức 5,8% đang trở thành điểm đến ưu tiên của các nhà đầu tư tài chính nước ngoài, nhất là các ngân hàng châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Qatar...
Tại Maroc, việc Công ty đầu tư quốc gia (SNI) thông báo sẽ bán 10-20% cổ phần trong Ngân hàng Attijariwafa đang thu hút sự quan tâm của các ngân hàng vùng Vịnh vốn đang tìm kiếm các thị trường mới có lợi nhuận cao.
Hiện không chỉ các ngân hàng Attijariwafa và SNI muốn xúc tiến các cuộc thương lượng, mà còn có cả Ngân hàng quốc gia Qatar (QNB).
QNB vừa thông báo lãi ròng 1,6 tỷ euro (1,30 USD/euro) trong năm 2011 (tăng 32% so với năm 2010).
Với việc tạo ra nhiều lựa chọn tài chính bổ sung cho khách hàng, QNB sẽ là một lựa chọn ưu tiên trong đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng tại Maroc và sẽ làm cho trao đổi thương mại Maroc-Qatar không ngừng tăng cao ngay cả khi trao đổi thương mại hai nước hiện nay chỉ đạt khoảng 45 triệu euro.
Vào thời điểm này, các ngân hàng châu Âu cũng đang dòm ngó thị trường Nam Sahara châu Phi. Trong khi sa thải gần 60.000 nhân viên tại châu Âu năm 2011, các ngân hàng trên, nhất là của Anh, đang tăng cường hiện diện tại châu Phi.
Barclays đã mua lại 56% cổ phần của ngân hàng Nam Phi Absa Bank với giá 2,1 tỷ euro và điều ban lãnh đạo từ Dubai đến Johannesburg từ cuối năm 2011.
Ngân hàng HSBC năm ngoái đã nỗ lực bất thành trong việc thâu tóm ngân hàng Nedbank của Nam Phi và hiện đang săn lùng một đối tác chiến lược tại châu Phi.
Paul-Harry Aithnard, Giám đốc nghiên cứu của tập đoàn Ecobank giải thích: "HSBC đã du nhập thành công tại châu Á-Thái Bình Dương và hiện đang nhắm vào lĩnh vực thương mại giữa châu Phi và châu Á". Diana Layfield, Giám đốc phụ trách châu Phi của ngân hàng Standard Chartered đã cho biết vào tháng 12/2011: "Chúng tôi đang tìm mọi cơ hội để tăng cường hiện diện tại châu Phi."
Người Mỹ cũng không đứng ngoài. Tháng 11/2011, ngân hàng JP Morgan đã khai trương chi nhánh đặc biệt tại Nam Phi.
John Coulter, Giám đốc châu Phi của JP Morgan nói với tờ Financial Times rằng họ "thực sự muốn tăng cường hoạt động ngân hàng và dịch vụ cho các doanh nghiệp trên toàn châu Phi, cũng như hoạt động đầu tư.
Lúc này là thời điểm cần hiện diện để đầu tư cho 5 đến 10 năm tới. JP Morgan đang đàm phán để mở các văn phòng đại diện tại Kenya và Ghana trong quý 1/2012"./.
Tại Maroc, việc Công ty đầu tư quốc gia (SNI) thông báo sẽ bán 10-20% cổ phần trong Ngân hàng Attijariwafa đang thu hút sự quan tâm của các ngân hàng vùng Vịnh vốn đang tìm kiếm các thị trường mới có lợi nhuận cao.
Hiện không chỉ các ngân hàng Attijariwafa và SNI muốn xúc tiến các cuộc thương lượng, mà còn có cả Ngân hàng quốc gia Qatar (QNB).
QNB vừa thông báo lãi ròng 1,6 tỷ euro (1,30 USD/euro) trong năm 2011 (tăng 32% so với năm 2010).
Với việc tạo ra nhiều lựa chọn tài chính bổ sung cho khách hàng, QNB sẽ là một lựa chọn ưu tiên trong đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng tại Maroc và sẽ làm cho trao đổi thương mại Maroc-Qatar không ngừng tăng cao ngay cả khi trao đổi thương mại hai nước hiện nay chỉ đạt khoảng 45 triệu euro.
Vào thời điểm này, các ngân hàng châu Âu cũng đang dòm ngó thị trường Nam Sahara châu Phi. Trong khi sa thải gần 60.000 nhân viên tại châu Âu năm 2011, các ngân hàng trên, nhất là của Anh, đang tăng cường hiện diện tại châu Phi.
Barclays đã mua lại 56% cổ phần của ngân hàng Nam Phi Absa Bank với giá 2,1 tỷ euro và điều ban lãnh đạo từ Dubai đến Johannesburg từ cuối năm 2011.
Ngân hàng HSBC năm ngoái đã nỗ lực bất thành trong việc thâu tóm ngân hàng Nedbank của Nam Phi và hiện đang săn lùng một đối tác chiến lược tại châu Phi.
Paul-Harry Aithnard, Giám đốc nghiên cứu của tập đoàn Ecobank giải thích: "HSBC đã du nhập thành công tại châu Á-Thái Bình Dương và hiện đang nhắm vào lĩnh vực thương mại giữa châu Phi và châu Á". Diana Layfield, Giám đốc phụ trách châu Phi của ngân hàng Standard Chartered đã cho biết vào tháng 12/2011: "Chúng tôi đang tìm mọi cơ hội để tăng cường hiện diện tại châu Phi."
Người Mỹ cũng không đứng ngoài. Tháng 11/2011, ngân hàng JP Morgan đã khai trương chi nhánh đặc biệt tại Nam Phi.
John Coulter, Giám đốc châu Phi của JP Morgan nói với tờ Financial Times rằng họ "thực sự muốn tăng cường hoạt động ngân hàng và dịch vụ cho các doanh nghiệp trên toàn châu Phi, cũng như hoạt động đầu tư.
Lúc này là thời điểm cần hiện diện để đầu tư cho 5 đến 10 năm tới. JP Morgan đang đàm phán để mở các văn phòng đại diện tại Kenya và Ghana trong quý 1/2012"./.
Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)