Từ ngày 24-25/5/2012, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 18 tại Tokyo, Nhật Bản. Tham gia đoàn có Lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trong bài phát biểu chính tại Hội nghị, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh mô hình tăng trưởng mới của châu Á cần tập trung ưu tiên tái cấu trúc nền kinh tế, đầu tư cho cơ sở hạ tầng, phát triển con người và khoa học công nghệ, đầu tư phát triển kinh tế xanh và đảm bảo an sinh xã hội.
Phó Chủ tịch nước cũng chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong việc khắc phục hậu quả khủng hoảng tài chính toàn cầu, thông tin về các kết quả bước đầu mà Việt Nam đã đạt được trong việc kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội.
Phó Chủ tịch nước nêu rõ định hướng phát triển của Việt Nam nhằm chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu để nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế theo đó tập trung vào các chương trình tái cơ cấu kinh tế (tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu thị trường tài chính, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước), chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, phát triển khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển kinh tế xanh, bền vững và đẩy mạnh cải cách hành chính.
Phó Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của Nhật Bản trong hỗ trợ các quốc gia khu vực thông qua nhiều khuôn khổ hợp tác khác nhau sẽ góp phần giúp các nền kinh tế tái cơ cấu, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho phát triển chung của khu vực trong đó có Nhật Bản.
Hội nghị Tương lai châu Á được Thời báo kinh tế Nhật Bản Nikkei tổ chức hàng năm.Với chủ đề “ Vai trò châu Á trong thế giới biến động: Tìm kiếm mô hình tăng trưởng mới”, Hội nghị năm nay đã thu hút sự tham dự đông đảo của hơn 500 đại biểu là các chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách, các học giả, nhà nghiên cứu và đại diện các tập đoàn kinh tế.
Thủ tướng Nhật Bản, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, Tổng thư ký ASEAN, Giám đốc điều hành Ngân hàng thế giới, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, Bộ trưởng Công nghiệp Myanmar, Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan, Bộ trưởng Thương mại và Truyền thông Newzealand, Cố vấn cao cấp của Singapore Lý Quang Diệu, Cựu Thủ tướng Malaysia M.Marhathia… đã tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Hội nghị đã thảo luận về vai trò của châu Á trong nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, thách thức và cách thức vượt qua những rào cản hiện nay để phát triển và tìm mô hình tăng trưởng mới. Các đại biểu có chung nhận định kinh tế thế giới vẫn chưa phục hồi vững chắc, dự báo tăng trưởng thấp trong năm 2012 và 2013. Trong bối cảnh đó, các nền kinh tế châu Á, Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế mới nổi, sẽ tiếp tục là động lực cho tăng trưởng kinh tế thế giới, nhất là của khu vực.
Tuy nhiên, các nền kinh tế châu Á cần nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế, thu hẹp chênh lệch phát triển giữa các vùng miền và các nhóm dân cư, đầu tư cho giáo dục, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. Tăng cường liên kết khu vực trong khuôn khổ Cộng đồng kinh tế ASEAN, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, hay các Hiệp định thương mại tự do song phương sẽ gắn kết và tạo khuôn khổ để các nền kinh tế châu Á hỗ trợ lẫn nhau, góp phần giúp các nước châu Á đối phó với khủng hoảng và duy trì tăng trưởng trong dài hạn.
Các đại biểu nhấn mạnh vai trò của Nhật Bản trong tiến trình hội nhập hiện nay của châu Á như một đầu tàu về kinh tế, công nghệ, nguồn nhân lực, nguồn vốn và mong muốn Nhật Bản cam kết mạnh mẽ hơn nữa nhằm tăng cường hợp tác khu vực.
Các phát biểu tại Hội nghị nhấn mạnh hòa bình, ổn định là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trong khu vực, các vấn đề khác biệt, các tranh chấp giữa các nước như tranh chấp ở Biển Đông, Biển Hoa Đông cần được giải quyết thông qua đối thoại và bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế./.
Trong bài phát biểu chính tại Hội nghị, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh mô hình tăng trưởng mới của châu Á cần tập trung ưu tiên tái cấu trúc nền kinh tế, đầu tư cho cơ sở hạ tầng, phát triển con người và khoa học công nghệ, đầu tư phát triển kinh tế xanh và đảm bảo an sinh xã hội.
Phó Chủ tịch nước cũng chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong việc khắc phục hậu quả khủng hoảng tài chính toàn cầu, thông tin về các kết quả bước đầu mà Việt Nam đã đạt được trong việc kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội.
Phó Chủ tịch nước nêu rõ định hướng phát triển của Việt Nam nhằm chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu để nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế theo đó tập trung vào các chương trình tái cơ cấu kinh tế (tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu thị trường tài chính, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước), chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, phát triển khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển kinh tế xanh, bền vững và đẩy mạnh cải cách hành chính.
Phó Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của Nhật Bản trong hỗ trợ các quốc gia khu vực thông qua nhiều khuôn khổ hợp tác khác nhau sẽ góp phần giúp các nền kinh tế tái cơ cấu, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho phát triển chung của khu vực trong đó có Nhật Bản.
Hội nghị Tương lai châu Á được Thời báo kinh tế Nhật Bản Nikkei tổ chức hàng năm.Với chủ đề “ Vai trò châu Á trong thế giới biến động: Tìm kiếm mô hình tăng trưởng mới”, Hội nghị năm nay đã thu hút sự tham dự đông đảo của hơn 500 đại biểu là các chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách, các học giả, nhà nghiên cứu và đại diện các tập đoàn kinh tế.
Thủ tướng Nhật Bản, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, Tổng thư ký ASEAN, Giám đốc điều hành Ngân hàng thế giới, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, Bộ trưởng Công nghiệp Myanmar, Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan, Bộ trưởng Thương mại và Truyền thông Newzealand, Cố vấn cao cấp của Singapore Lý Quang Diệu, Cựu Thủ tướng Malaysia M.Marhathia… đã tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Hội nghị đã thảo luận về vai trò của châu Á trong nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, thách thức và cách thức vượt qua những rào cản hiện nay để phát triển và tìm mô hình tăng trưởng mới. Các đại biểu có chung nhận định kinh tế thế giới vẫn chưa phục hồi vững chắc, dự báo tăng trưởng thấp trong năm 2012 và 2013. Trong bối cảnh đó, các nền kinh tế châu Á, Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế mới nổi, sẽ tiếp tục là động lực cho tăng trưởng kinh tế thế giới, nhất là của khu vực.
Tuy nhiên, các nền kinh tế châu Á cần nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế, thu hẹp chênh lệch phát triển giữa các vùng miền và các nhóm dân cư, đầu tư cho giáo dục, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. Tăng cường liên kết khu vực trong khuôn khổ Cộng đồng kinh tế ASEAN, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, hay các Hiệp định thương mại tự do song phương sẽ gắn kết và tạo khuôn khổ để các nền kinh tế châu Á hỗ trợ lẫn nhau, góp phần giúp các nước châu Á đối phó với khủng hoảng và duy trì tăng trưởng trong dài hạn.
Các đại biểu nhấn mạnh vai trò của Nhật Bản trong tiến trình hội nhập hiện nay của châu Á như một đầu tàu về kinh tế, công nghệ, nguồn nhân lực, nguồn vốn và mong muốn Nhật Bản cam kết mạnh mẽ hơn nữa nhằm tăng cường hợp tác khu vực.
Các phát biểu tại Hội nghị nhấn mạnh hòa bình, ổn định là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trong khu vực, các vấn đề khác biệt, các tranh chấp giữa các nước như tranh chấp ở Biển Đông, Biển Hoa Đông cần được giải quyết thông qua đối thoại và bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế./.
(TTXVN)