Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cho biết, theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước sẽ từng bước giảm tỷ lệ sở hữu trong các công ty tài chính.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép thành lập và hoạt động cho 18 Công ty tài chính. Trong số này, sáu công ty tài chính 100% vốn nước ngoài hoạt động chuyên doanh trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, bốn công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước là chủ sở hữu và tám công ty tài chính cổ phần có các cổ đông là Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước chiếm tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần trên 25%.
Sau gần 15 năm hoạt động, các công ty tài chính đã thể hiện vai trò của mình trong việc hỗ trợ quản lý tài chính, thu xếp vốn trong và ngoài nước cho các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước. Đồng thời, công ty tài chính cũng là một kênh cung cấp vốn trung, dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư chiều sâu để đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật, song hành cùng các ngân hàng thương mại cung cấp vốn cho nền kinh tế, góp phần thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong những năm gần đây, hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đã bộc lộ nhiều bất cập như huy động quá nhiều vốn để thực hiện đầu tư, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh trong khi năng lực quản lý, trình độ quản trị doanh nghiệp và khả năng tài chính có hạn; đầu tư ra ngoài ngành nghề chính còn nhiều.
Do vậy, Chính phủ chủ trương yêu cầu Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước có kế hoạch giảm tỷ lệ đầu tư ra ngoài ngành nghề chính, đặc biệt giảm tỷ lệ đầu tư vào ba lĩnh vực “nhạy cảm” là tài chính, ngân hàng và bảo hiểm thông qua việc ban hành Nghị định 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 về Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.
Thực tế, việc giảm dần tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước trong các công ty tài chính đã diễn ra từ năm 2008 thông qua các hình thức như cổ phần hóa các công ty tài chính trực thuộc Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, bán đấu giá một phần vốn đang nắm giữ hoặc dừng mua thêm cổ phiếu phát hành tăng vốn điều lệ của công ty tài chính.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, thời gian tới, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước tập trung vốn đầu tư vào các ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, không đầu tư ngoài ngành, nhất là các lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán. Với những Tập đoàn, Tổng công ty đã đầu tư vào các lĩnh vực này phải sớm có kế hoạch thoái vốn, tiến tới chấm dứt kinh doanh./.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép thành lập và hoạt động cho 18 Công ty tài chính. Trong số này, sáu công ty tài chính 100% vốn nước ngoài hoạt động chuyên doanh trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, bốn công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước là chủ sở hữu và tám công ty tài chính cổ phần có các cổ đông là Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước chiếm tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần trên 25%.
Sau gần 15 năm hoạt động, các công ty tài chính đã thể hiện vai trò của mình trong việc hỗ trợ quản lý tài chính, thu xếp vốn trong và ngoài nước cho các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước. Đồng thời, công ty tài chính cũng là một kênh cung cấp vốn trung, dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư chiều sâu để đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật, song hành cùng các ngân hàng thương mại cung cấp vốn cho nền kinh tế, góp phần thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong những năm gần đây, hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đã bộc lộ nhiều bất cập như huy động quá nhiều vốn để thực hiện đầu tư, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh trong khi năng lực quản lý, trình độ quản trị doanh nghiệp và khả năng tài chính có hạn; đầu tư ra ngoài ngành nghề chính còn nhiều.
Do vậy, Chính phủ chủ trương yêu cầu Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước có kế hoạch giảm tỷ lệ đầu tư ra ngoài ngành nghề chính, đặc biệt giảm tỷ lệ đầu tư vào ba lĩnh vực “nhạy cảm” là tài chính, ngân hàng và bảo hiểm thông qua việc ban hành Nghị định 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 về Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.
Thực tế, việc giảm dần tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước trong các công ty tài chính đã diễn ra từ năm 2008 thông qua các hình thức như cổ phần hóa các công ty tài chính trực thuộc Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, bán đấu giá một phần vốn đang nắm giữ hoặc dừng mua thêm cổ phiếu phát hành tăng vốn điều lệ của công ty tài chính.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, thời gian tới, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước tập trung vốn đầu tư vào các ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, không đầu tư ngoài ngành, nhất là các lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán. Với những Tập đoàn, Tổng công ty đã đầu tư vào các lĩnh vực này phải sớm có kế hoạch thoái vốn, tiến tới chấm dứt kinh doanh./.
Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)