Tình trạng kẹt xe trầm trọng cộng với đường phố ngập lụt và nạn mất điện, hàng loạt đô thị lớn tại châu Á đang đi vào ngõ cụt mà giới chuyên gia gọi là "bão hòa."
Đây là hậu quả của nhiều nhược điểm chồng chất lên nhau mà cội nguồn vẫn là sự thiển cận về thiết kế đô thị của giới lãnh đạo, trong bối cảnh dân chúng nông thôn kéo nhau lên thành phố kiếm sống.
Theo nhận định của các chuyên gia thiết kế đô thị, tương lai nhiều đô thị lớn tại châu Á là rất đáng bi quan.
Trừ các nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan, hầu hết quốc gia còn lại đều có chung một tình trạng: chậm trễ trong việc xây dựng hạ tầng, từ cống rãnh thoát nước cho đến đường giao thông và hệ thống truyền tải điện.
Từ một năm nay, thủ đô của Thái Lan và Philippines bị ngập lụt liên tục, trong khi Ấn Độ đang rơi vào sự cố "thiếu điện lịch sử." Trung tâm của vấn đề là những người có trách nhiệm thiếu tầm nhìn xa.
Chính sách thiết kế đô thị một cách lỏng lẻo của các chính quyền địa phương phản ảnh rõ nét khả năng hạn chế, bị lệ thuộc vào mục tiêu chính trị và kinh tế nhất thời.
Ví dụ như tại Thái Lan, nếu không có biện pháp chấn chỉnh thì trong 50 năm tới, Bangkok sẽ khó tránh bị nhấn chìm dưới mặt nước.
Còn thủ đô Manila của Philippines thì bị căn bệnh khác, do tình trạng đô thị hóa quá nhanh cản trở các ngõ thoát nước tự nhiên trong khi hệ thống cống rãnh không được bảo trì tốt.
Tuy vậy, thử thách nghiêm trọng nhất có lẽ là Ấn Độ. Gần 50% dân số của Ấn Độ, tức hơn 600 triệu người đã không có điện dùng trong tháng Bảy vừa qua.
Thành phố Bombay, thủ đô kinh tế của Ấn Độ, có tỷ lệ 20.000 người dân trên mỗi km2. Giao thông công cộng không đủ khả năng chuyên chở 7 triệu người từ ngoại ô vào thành phố làm việc. Trung bình mỗi năm có 3.000 nạn nhân tử vong vì đi tàu hỏa bị té hay bị xe hỏa cán chết.
Tình trạng kẹt xe và thiếu hệ thống giao thông hữu hiệu phục vụ người đi làm là tệ nạn chung của khu vực.
Thủ đô Jakarta của Indonesia và Dhaka của Bangladesh vừa bị ngập khi mưa lớn mà còn bị tắc nghẽn giao thông, tới mức nhiều người dân chán nản có ý định đi nơi khác sinh sống./.
Đây là hậu quả của nhiều nhược điểm chồng chất lên nhau mà cội nguồn vẫn là sự thiển cận về thiết kế đô thị của giới lãnh đạo, trong bối cảnh dân chúng nông thôn kéo nhau lên thành phố kiếm sống.
Theo nhận định của các chuyên gia thiết kế đô thị, tương lai nhiều đô thị lớn tại châu Á là rất đáng bi quan.
Trừ các nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan, hầu hết quốc gia còn lại đều có chung một tình trạng: chậm trễ trong việc xây dựng hạ tầng, từ cống rãnh thoát nước cho đến đường giao thông và hệ thống truyền tải điện.
Từ một năm nay, thủ đô của Thái Lan và Philippines bị ngập lụt liên tục, trong khi Ấn Độ đang rơi vào sự cố "thiếu điện lịch sử." Trung tâm của vấn đề là những người có trách nhiệm thiếu tầm nhìn xa.
Chính sách thiết kế đô thị một cách lỏng lẻo của các chính quyền địa phương phản ảnh rõ nét khả năng hạn chế, bị lệ thuộc vào mục tiêu chính trị và kinh tế nhất thời.
Ví dụ như tại Thái Lan, nếu không có biện pháp chấn chỉnh thì trong 50 năm tới, Bangkok sẽ khó tránh bị nhấn chìm dưới mặt nước.
Còn thủ đô Manila của Philippines thì bị căn bệnh khác, do tình trạng đô thị hóa quá nhanh cản trở các ngõ thoát nước tự nhiên trong khi hệ thống cống rãnh không được bảo trì tốt.
Tuy vậy, thử thách nghiêm trọng nhất có lẽ là Ấn Độ. Gần 50% dân số của Ấn Độ, tức hơn 600 triệu người đã không có điện dùng trong tháng Bảy vừa qua.
Thành phố Bombay, thủ đô kinh tế của Ấn Độ, có tỷ lệ 20.000 người dân trên mỗi km2. Giao thông công cộng không đủ khả năng chuyên chở 7 triệu người từ ngoại ô vào thành phố làm việc. Trung bình mỗi năm có 3.000 nạn nhân tử vong vì đi tàu hỏa bị té hay bị xe hỏa cán chết.
Tình trạng kẹt xe và thiếu hệ thống giao thông hữu hiệu phục vụ người đi làm là tệ nạn chung của khu vực.
Thủ đô Jakarta của Indonesia và Dhaka của Bangladesh vừa bị ngập khi mưa lớn mà còn bị tắc nghẽn giao thông, tới mức nhiều người dân chán nản có ý định đi nơi khác sinh sống./.
Anh Quân (TTXVN)