Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, ngày 24/1, các địa phương trong cả nước tiếp tục tổ chức lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tại Hội nghị triển khai lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của tỉnh Đồng Nai, ông Trần Đình Thành, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai khẳng định rằng việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là thể hiện quyền dân chủ và vai trò làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện để người dân thể hiện quan điểm, chính kiến của mình về xây dựng Hiến pháp; phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết của các tổ chức và nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992; qua đó, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của tổ chức cá nhân đối với việc sửa đổi Hiến pháp và thi hành Hiến pháp.
Theo đó, tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai lấy ý kiến toàn dân về toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 bao gồm các nội dung như đánh giá chung về dự thảo sửa đổi Hiến pháp; lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; chế độ kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; bộ máy Nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp...
Tại Hội nghị, các đại biểu, tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bày tỏ sự đồng tình cao về bố cục, câu chữ, nội dung điều chỉnh của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Trong đó đại biểu đánh giá cao việc tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp ý kiến vào toàn bộ Dự thảo Hiến pháp cũng như tập trung đóng góp những nội dung liên quan trực tiếp đến phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền hoạt động của tổ chức mình và những vấn đề quan tâm..
Đồng thời, việc lấy ý kiến của nhân dân được thực hiện theo nhiều phương thức như thảo luận tại hội nghị, tọa đàm, góp ý trực tiếp bằng văn bản hay thông qua trang điện tử của Quốc hội… đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho toàn thể nhân dân góp ý, đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Tỉnh Đồng Nai cũng cho biết sau hội nghị này, tỉnh sẽ triển khai sâu rộng đến từng tổ chức, đơn vị và tầng lớp nhân dân để mọi tổ chức, cá nhân có thể tham gia đóng góp ý kiến, thời gian thực hiện đến hết tháng Ba tới đây.
Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp của các vị nguyên là lãnh đạo Hội đồng Nhân dân, nguyên lãnh đạo một số sở và giảng viên Trường Đại học Luật, Trường cán bộ Thành phố… cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Các đại biểu tham dự Hội nghị đã đánh giá Dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 có nhiều điểm tiến bộ và thẳng thắn đóng góp ý kiến về các nội dung sửa đổi về việc nên tiếp tục thay đổi hay giữ nguyên theo tinh thần của Hiến pháp 1992; trong đó chương về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân là một trong những chương được nhiều đại biểu quan tâm.
Theo bà Phạm Phương Thảo, Nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố, trong Hiến pháp nên làm rõ chức năng, chế tài của Hội đồng Hiến pháp, để có một Hội đồng Hiến pháp mạnh xử lý những vấn đề vi hiến. Nếu Hội đồng Hiến pháp chỉ có chức năng tham mưu, xem xét, kiến nghị, đề xuất thì chưa đủ mạnh. Vì vậy bà cho rằng cần xem xét để lập một Hội đồng Hiến pháp có tính độc lập để xử lý nhanh, mạnh mẽ các vấn đề liên quan đến vi hiến.
Ngoài ra, bà Phạm Phương Thảo cho rằng trong Chương 9 của dự thảo Hiến pháp nên có chế định liên quan đến đô thị đặc biệt, trong đó nên có thành phố trực thuộc thành phố, sẽ phù hợp hơn, tạo điều kiện cho những đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất những vấn đề liên quan đến chính quyền đô thị.
Ông Trương Văn Đa, Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh góp ý, trong Dự thảo đã đưa được quyền con người vào chung với quyền công dân. Tuy nhiên, quyền con người được đưa ra còn quá ngắn gọn, không nói quyền con người theo tập quán, hiểu biết của đất nước Việt Nam như thế nào.
Về vấn đề Nhà nước bảo hộ tư liệu sản xuất, quyền về tài sản, ông Trương Văn Đa cho rằng, với nông dân đất đai là tư liệu sản xuất, vì vậy sở hữu đất đai cũng phải được bảo vệ như trong Hiến pháp quy định. Đất do Nhà nước cấp có mục đích, người được hưởng thụ phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước, còn đất do dân bỏ tiền mua hoặc được thừa kế là sở hữu, Nhà nước cần bảo vệ vì đó là tư liệu sản xuất.
Ông Trương Văn Đa nhấn mạnh, đất là tài nguyên của quốc gia là rõ ràng nhưng về mặt sở hữu cần được làm rõ hơn.
Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Trị phối hợp Ủy ban Nhân dân tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Bí thư tỉnh ủy Lê Hữu Phúc nhấn mạnh rằng việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi Hiến pháp là phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của mọi tầng lớp nhân dân, nhằm góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, nhận được sự quan tâm của tầng lớp nhân dân.
Các đại biểu đã được quán triệt Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc Hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; hướng dẫn của Ủy ban Nhân dân tỉnh về triển khai kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; báo cáo thuyết minh về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; kế hoạch của Hội đồng Nhân dân tỉnh về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Về hình thức lấy ý kiến, Dự thảo sẽ được lấy ý kiến thông qua góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đến cơ quan, tổ chức được phân công trách nhiệm; thảo luận tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm; thông qua Cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị; cổng thông tin điện tử của Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tỉnh, Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, báo Quảng Trị và các hình thức phù hợp khác.
Thời gian lấy ý kiến nhân dân bắt đầu từ ngày 2/1 vừa qua và kết thúc vào ngày 31/3 tới. Công tác tổ chức hội nghị quán triệt và triển khai các cấp phải được hoàn thành trong tháng Một này./..
Tại Hội nghị triển khai lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của tỉnh Đồng Nai, ông Trần Đình Thành, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai khẳng định rằng việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là thể hiện quyền dân chủ và vai trò làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện để người dân thể hiện quan điểm, chính kiến của mình về xây dựng Hiến pháp; phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết của các tổ chức và nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992; qua đó, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của tổ chức cá nhân đối với việc sửa đổi Hiến pháp và thi hành Hiến pháp.
Theo đó, tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai lấy ý kiến toàn dân về toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 bao gồm các nội dung như đánh giá chung về dự thảo sửa đổi Hiến pháp; lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; chế độ kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; bộ máy Nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp...
Tại Hội nghị, các đại biểu, tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bày tỏ sự đồng tình cao về bố cục, câu chữ, nội dung điều chỉnh của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Trong đó đại biểu đánh giá cao việc tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp ý kiến vào toàn bộ Dự thảo Hiến pháp cũng như tập trung đóng góp những nội dung liên quan trực tiếp đến phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền hoạt động của tổ chức mình và những vấn đề quan tâm..
Đồng thời, việc lấy ý kiến của nhân dân được thực hiện theo nhiều phương thức như thảo luận tại hội nghị, tọa đàm, góp ý trực tiếp bằng văn bản hay thông qua trang điện tử của Quốc hội… đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho toàn thể nhân dân góp ý, đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Tỉnh Đồng Nai cũng cho biết sau hội nghị này, tỉnh sẽ triển khai sâu rộng đến từng tổ chức, đơn vị và tầng lớp nhân dân để mọi tổ chức, cá nhân có thể tham gia đóng góp ý kiến, thời gian thực hiện đến hết tháng Ba tới đây.
Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp của các vị nguyên là lãnh đạo Hội đồng Nhân dân, nguyên lãnh đạo một số sở và giảng viên Trường Đại học Luật, Trường cán bộ Thành phố… cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Các đại biểu tham dự Hội nghị đã đánh giá Dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 có nhiều điểm tiến bộ và thẳng thắn đóng góp ý kiến về các nội dung sửa đổi về việc nên tiếp tục thay đổi hay giữ nguyên theo tinh thần của Hiến pháp 1992; trong đó chương về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân là một trong những chương được nhiều đại biểu quan tâm.
Theo bà Phạm Phương Thảo, Nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố, trong Hiến pháp nên làm rõ chức năng, chế tài của Hội đồng Hiến pháp, để có một Hội đồng Hiến pháp mạnh xử lý những vấn đề vi hiến. Nếu Hội đồng Hiến pháp chỉ có chức năng tham mưu, xem xét, kiến nghị, đề xuất thì chưa đủ mạnh. Vì vậy bà cho rằng cần xem xét để lập một Hội đồng Hiến pháp có tính độc lập để xử lý nhanh, mạnh mẽ các vấn đề liên quan đến vi hiến.
Ngoài ra, bà Phạm Phương Thảo cho rằng trong Chương 9 của dự thảo Hiến pháp nên có chế định liên quan đến đô thị đặc biệt, trong đó nên có thành phố trực thuộc thành phố, sẽ phù hợp hơn, tạo điều kiện cho những đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất những vấn đề liên quan đến chính quyền đô thị.
Ông Trương Văn Đa, Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh góp ý, trong Dự thảo đã đưa được quyền con người vào chung với quyền công dân. Tuy nhiên, quyền con người được đưa ra còn quá ngắn gọn, không nói quyền con người theo tập quán, hiểu biết của đất nước Việt Nam như thế nào.
Về vấn đề Nhà nước bảo hộ tư liệu sản xuất, quyền về tài sản, ông Trương Văn Đa cho rằng, với nông dân đất đai là tư liệu sản xuất, vì vậy sở hữu đất đai cũng phải được bảo vệ như trong Hiến pháp quy định. Đất do Nhà nước cấp có mục đích, người được hưởng thụ phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước, còn đất do dân bỏ tiền mua hoặc được thừa kế là sở hữu, Nhà nước cần bảo vệ vì đó là tư liệu sản xuất.
Ông Trương Văn Đa nhấn mạnh, đất là tài nguyên của quốc gia là rõ ràng nhưng về mặt sở hữu cần được làm rõ hơn.
Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Trị phối hợp Ủy ban Nhân dân tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Bí thư tỉnh ủy Lê Hữu Phúc nhấn mạnh rằng việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi Hiến pháp là phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của mọi tầng lớp nhân dân, nhằm góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, nhận được sự quan tâm của tầng lớp nhân dân.
Các đại biểu đã được quán triệt Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc Hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; hướng dẫn của Ủy ban Nhân dân tỉnh về triển khai kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; báo cáo thuyết minh về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; kế hoạch của Hội đồng Nhân dân tỉnh về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Về hình thức lấy ý kiến, Dự thảo sẽ được lấy ý kiến thông qua góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đến cơ quan, tổ chức được phân công trách nhiệm; thảo luận tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm; thông qua Cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị; cổng thông tin điện tử của Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tỉnh, Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, báo Quảng Trị và các hình thức phù hợp khác.
Thời gian lấy ý kiến nhân dân bắt đầu từ ngày 2/1 vừa qua và kết thúc vào ngày 31/3 tới. Công tác tổ chức hội nghị quán triệt và triển khai các cấp phải được hoàn thành trong tháng Một này./..
Sỹ Tuyên, Liên Phương, Trần Tĩnh (TTXVN)