Đông đảo cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân đã và đang tham gia đóng góp sôi nổi vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XI của Đảng.
Nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, có tầm trí tuệ cao, thể hiện sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm rất cao của nhân dân đối với công tác xây dựng Đảng, với các văn kiện của Đảng.
Tiến sỹ Vũ Thanh Minh, Ủy ban Dân tộc nhận xét nội dung các dự thảo văn kiện được xây dựng rất hệ thống, khoa học, xuất phát từ thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước. Dự thảo các văn kiện đã khẳng định được vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp xây dựng đất nước.
Những đặc trưng của Chủ nghĩa xã hội theo Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) sáng rõ và rất cụ thể. Quan điểm về Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 của Đảng mang tính khoa học, phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của thời đại.
Góp ý cụ thể vào dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011), tiến sỹ Vũ Thanh Minh đề nghị, phần I - “Quá trình cách mạng và những bài học kinh nghiệm” cần nêu cụ thể hơn những yếu kém, khó khăn trong đánh giá những tồn tại.
Góp ý vào những định hướng lớn về phát triển kinh tế, tiến sỹ Vũ Thanh Minh nêu rõ, hiện nay, Đảng đã có Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong quá trình phát triển, nông nghiệp đã góp phần quan trọng ổn định kinh tế đất nước.
Song trên thực tế, đầu tư cho nông nghiệp còn nhiều hạn chế so với các ngành kinh tế khác, đời sống của nông dân còn nhiều khó khăn, chế độ, chính sách đối với nông dân chưa được đảm bảo. Tiến sỹ Vũ Thanh Minh đề xuất Đảng và Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn nữa tới nông nghiệp, nông thôn và nông dân, có chế độ ưu tiên đặc biệt cho nông dân, nông thôn đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
Góp ý vào Dự thảo báo cáo chính trị, liên quan đến nội dung đổi mới và phát triển giáo dục, đào tạo, tiến sỹ Vũ Thanh Minh đề nghị Nhà nước có giải pháp thiết thực, khắc phục tình trạng chạy đua thành tích trong giáo dục, hạn chế mở các trường dân lập tràn lan; quan tâm giáo dục ý thức tự vươn lên, tự học, tự rèn luyện của người học.
Về thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, cần bổ sung thêm chăm lo đời sống nông dân và hạn chế tối đa hiện tượng chỉ chăm lo lợi ích cục bộ của một số tập đoàn kinh tế. Trong hoạt động đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước cần quan tâm đầu tư tới việc giới thiệu hình ảnh, đất nước con người Việt Nam với công đồng thế giới.
Đề cập đến nội dung xây dựng pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, tiến sỹ Vũ Thanh Minh cho rằng cần khắc phục tình trạng dân chủ hình thức, cán bộ xa dân, thiếu cầu thị tiếp thu ý kiến của nhân dân, làm giảm lòng tin của nhân dân.
Đảng và Nhà nước cần đặc biệt quan tâm tới xây dựng hệ thống chính trị ở vùng cao, biên giới, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Nhằm nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, công tác kiểm tra, giám sát đảng viên cần được tăng cường và nghiêm khắc, xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm./.
Nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, có tầm trí tuệ cao, thể hiện sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm rất cao của nhân dân đối với công tác xây dựng Đảng, với các văn kiện của Đảng.
Tiến sỹ Vũ Thanh Minh, Ủy ban Dân tộc nhận xét nội dung các dự thảo văn kiện được xây dựng rất hệ thống, khoa học, xuất phát từ thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước. Dự thảo các văn kiện đã khẳng định được vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp xây dựng đất nước.
Những đặc trưng của Chủ nghĩa xã hội theo Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) sáng rõ và rất cụ thể. Quan điểm về Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 của Đảng mang tính khoa học, phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của thời đại.
Góp ý cụ thể vào dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011), tiến sỹ Vũ Thanh Minh đề nghị, phần I - “Quá trình cách mạng và những bài học kinh nghiệm” cần nêu cụ thể hơn những yếu kém, khó khăn trong đánh giá những tồn tại.
Góp ý vào những định hướng lớn về phát triển kinh tế, tiến sỹ Vũ Thanh Minh nêu rõ, hiện nay, Đảng đã có Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong quá trình phát triển, nông nghiệp đã góp phần quan trọng ổn định kinh tế đất nước.
Song trên thực tế, đầu tư cho nông nghiệp còn nhiều hạn chế so với các ngành kinh tế khác, đời sống của nông dân còn nhiều khó khăn, chế độ, chính sách đối với nông dân chưa được đảm bảo. Tiến sỹ Vũ Thanh Minh đề xuất Đảng và Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn nữa tới nông nghiệp, nông thôn và nông dân, có chế độ ưu tiên đặc biệt cho nông dân, nông thôn đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
Góp ý vào Dự thảo báo cáo chính trị, liên quan đến nội dung đổi mới và phát triển giáo dục, đào tạo, tiến sỹ Vũ Thanh Minh đề nghị Nhà nước có giải pháp thiết thực, khắc phục tình trạng chạy đua thành tích trong giáo dục, hạn chế mở các trường dân lập tràn lan; quan tâm giáo dục ý thức tự vươn lên, tự học, tự rèn luyện của người học.
Về thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, cần bổ sung thêm chăm lo đời sống nông dân và hạn chế tối đa hiện tượng chỉ chăm lo lợi ích cục bộ của một số tập đoàn kinh tế. Trong hoạt động đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước cần quan tâm đầu tư tới việc giới thiệu hình ảnh, đất nước con người Việt Nam với công đồng thế giới.
Đề cập đến nội dung xây dựng pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, tiến sỹ Vũ Thanh Minh cho rằng cần khắc phục tình trạng dân chủ hình thức, cán bộ xa dân, thiếu cầu thị tiếp thu ý kiến của nhân dân, làm giảm lòng tin của nhân dân.
Đảng và Nhà nước cần đặc biệt quan tâm tới xây dựng hệ thống chính trị ở vùng cao, biên giới, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Nhằm nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, công tác kiểm tra, giám sát đảng viên cần được tăng cường và nghiêm khắc, xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm./.
(TTXVN/Vietnam+)