Chiều 11/7, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi cho biết, để thực hiện Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải cần 116.417 tỷ đồng.
Nguồn vốn này sẽ được huy động từ vốn vay ODA, nguồn vốn ngân sách, trái phiếu, cùng với các hình thức BT, BOT, PPP.
Theo quy hoạch, hệ thống thoát nước mưa bảo vệ khu vực đô thị khỏi tình trạng ngập úng với mức độ bảo vệ ứng với trận mưa có chu kỳ tính toán 10 năm, đồng thời có thể chủ động điếu tiết với chu kỳ cao hơn.
Cụ thể, giai đoạn 2011-2015 sẽ đáp ứng được các vấn đề bức xúc của thành phố về giảm thiểu ngập úng và ô nhiễm nguồn nước mặt bao gồm giải quyết cơ bản chống ngập úng cho khu vực đô thị trung tâm phía Nam sông Hồng đến sông Tô Lịch (quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai) với trận mưa có chu kỳ tính toán 10 năm với lượng mưa 310mm/ 2ngày, khắc phục khoảng 25 điểm ngập úng cục bộ hiện nay trong đô thị trung tâm...
Đồng thời, giai đoạn này cũng phải từng bước giải quyết ngập úng cục bộ cho các khu tập trung dân cư của các đô thị vệ tinh. Cơ bản cải tạo các hồ hiện trạng có chức năng điều hòa nước mưa trong khu vực đô thị trung tâm. Xử lý nước thải lưu vực sông Tô Lịch cho khu vực quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, một phần ở quận Hoàng Mai, Đống Đa, Ba Đình bằng các trạm xử lý Yên Sở, Bảy Mẫu, Kim Liên, Trúc Bạch; tổng công suất 220.000m3/ngày đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi xả ra sông Hồng.
Giai đoạn 2016-2020 sẽ được xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước mưa đô thị trung tâm, đặc biệt khu vực phía Nam sông Hồng đến sông Nhuệ, đáp ứng tiêu thoát nước cho trận mưa có chu kỳ tính toán 10 năm với lượng mưa 310mm/ 2ngày, hoàn thiện từng bước hệ thống thoát nước mưa khu vực còn lại của đô thị trung tâm và tại các đô thị vệ tinh, chú trọng thực hiện các công trình đầu mối và khắc phục các điểm ngập úng cục bộ.
Quy hoạch nêu rõ tiếp tục chương trình cải tạo các hồ hiện có trong các đô thị vệ tinh và sinh thái, xây dựng các hồ đa chức năng mới; tiếp nước và tạo dòng chảy các sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Tích; xây dựng mạng lưới thu gom nước thải cho khu vực trung tâm thành phố và khu vực động lực phát triển kinh tế Thủ đô, hoàn thành thêm một số nhà máy xử lý nước thải như Yên Xá, Phú Đô, Tây sông Nhuệ, Hà Đông, Sơn Tây.
Để thực hiện được quy hoạch trên, thành phố Hà Nội ưu tiên đầu tư hoàn thành các dự án thoát nước mưa trong giai đoạn 2011-2015 gồm dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội - Dự án II, Dự án xây dựng và cải tạo trạm bơm Cổ Nhuế, Mỹ Đình, Mễ Trì khu vực phía Tây Hà Nội, Dự án đầu tư xây dựng thoát nước quận Hà Đông, các dự án xây dựng công trình đầu mối cấp 1 cho quận Long Biên và giải quyết 25 điểm ngập úng cục bộ trong các đô thị.
Bên cạnh đó, thành phố cũng xây dựng các hệ thống thu gom và xử lý nước thải gồm Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, Dự án xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Tây hồ Tây, Dự án xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải tại quận Hà Đông và thị xã Sơn Tây, dự án cải tạo, chống ô nhiễm các hồ nội thành.
Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua chiều 11/7./.
Nguồn vốn này sẽ được huy động từ vốn vay ODA, nguồn vốn ngân sách, trái phiếu, cùng với các hình thức BT, BOT, PPP.
Theo quy hoạch, hệ thống thoát nước mưa bảo vệ khu vực đô thị khỏi tình trạng ngập úng với mức độ bảo vệ ứng với trận mưa có chu kỳ tính toán 10 năm, đồng thời có thể chủ động điếu tiết với chu kỳ cao hơn.
Cụ thể, giai đoạn 2011-2015 sẽ đáp ứng được các vấn đề bức xúc của thành phố về giảm thiểu ngập úng và ô nhiễm nguồn nước mặt bao gồm giải quyết cơ bản chống ngập úng cho khu vực đô thị trung tâm phía Nam sông Hồng đến sông Tô Lịch (quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai) với trận mưa có chu kỳ tính toán 10 năm với lượng mưa 310mm/ 2ngày, khắc phục khoảng 25 điểm ngập úng cục bộ hiện nay trong đô thị trung tâm...
Đồng thời, giai đoạn này cũng phải từng bước giải quyết ngập úng cục bộ cho các khu tập trung dân cư của các đô thị vệ tinh. Cơ bản cải tạo các hồ hiện trạng có chức năng điều hòa nước mưa trong khu vực đô thị trung tâm. Xử lý nước thải lưu vực sông Tô Lịch cho khu vực quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, một phần ở quận Hoàng Mai, Đống Đa, Ba Đình bằng các trạm xử lý Yên Sở, Bảy Mẫu, Kim Liên, Trúc Bạch; tổng công suất 220.000m3/ngày đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi xả ra sông Hồng.
Giai đoạn 2016-2020 sẽ được xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước mưa đô thị trung tâm, đặc biệt khu vực phía Nam sông Hồng đến sông Nhuệ, đáp ứng tiêu thoát nước cho trận mưa có chu kỳ tính toán 10 năm với lượng mưa 310mm/ 2ngày, hoàn thiện từng bước hệ thống thoát nước mưa khu vực còn lại của đô thị trung tâm và tại các đô thị vệ tinh, chú trọng thực hiện các công trình đầu mối và khắc phục các điểm ngập úng cục bộ.
Quy hoạch nêu rõ tiếp tục chương trình cải tạo các hồ hiện có trong các đô thị vệ tinh và sinh thái, xây dựng các hồ đa chức năng mới; tiếp nước và tạo dòng chảy các sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Tích; xây dựng mạng lưới thu gom nước thải cho khu vực trung tâm thành phố và khu vực động lực phát triển kinh tế Thủ đô, hoàn thành thêm một số nhà máy xử lý nước thải như Yên Xá, Phú Đô, Tây sông Nhuệ, Hà Đông, Sơn Tây.
Để thực hiện được quy hoạch trên, thành phố Hà Nội ưu tiên đầu tư hoàn thành các dự án thoát nước mưa trong giai đoạn 2011-2015 gồm dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội - Dự án II, Dự án xây dựng và cải tạo trạm bơm Cổ Nhuế, Mỹ Đình, Mễ Trì khu vực phía Tây Hà Nội, Dự án đầu tư xây dựng thoát nước quận Hà Đông, các dự án xây dựng công trình đầu mối cấp 1 cho quận Long Biên và giải quyết 25 điểm ngập úng cục bộ trong các đô thị.
Bên cạnh đó, thành phố cũng xây dựng các hệ thống thu gom và xử lý nước thải gồm Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, Dự án xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Tây hồ Tây, Dự án xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải tại quận Hà Đông và thị xã Sơn Tây, dự án cải tạo, chống ô nhiễm các hồ nội thành.
Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua chiều 11/7./.
Thanh Bình (TTXVN)