Ngày 23/10, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 làm việc tại hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật tố tụng hành chính.
Theo ông Trần Ngọc Vinh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thì dự thảo Luật tố tụng hành chính cần quy định mở rộng hơn khái niệm quyết định hành chính.
- Xin ông nói rõ hơn về việc cần thiết mở rộng hơn khái niệm quyết định hành chính?
Ông Trần Ngọc Vinh: Hiện nay, nhiều cơ quan nhà nước khi quyết đinh về một vấn đề nào đó thường không ra quyết định hành chính mà chỉ có công văn truyền đạt ý kiến, thông báo mang tính chỉ đạo, bắt buộc thi hành nên người dân lại không có cơ sở khởi kiện (vì hình thức thể hiện không phải là quyết định hành chính).
Do vậy, tôi đề nghị trong Luật tố tụng hành chính cần quy định mở rộng hơn khái niệm quyết định hành chính. Các văn bản của cơ quan nhà nước có đóng dấu Quốc huy do người có thẩm quyền ký đều được coi là quyết định hành chính.
- Như vậy, việc ban hành Luật là cần thiết, thưa ông?
Ông Trần Ngọc Vinh: Đúng vậy, vì trong hoạt động thực tiễn, các cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với tổ chức, cá nhân và ngược lại, nên phát sinh rất nhiều mối quan hệ, hành vi cần phải được điều chỉnh bằng luật.
Tôi cho rằng, vai trò của luật sư trong tố tụng hành chính có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng các quy định trong dự thảo Luật tố tụng hành chính về vai trò của luật sư chưa tương xứng với vai trò.
Đề nghị ban soạn thảo chỉnh lý, bổ sung quy định đảm bảo vai trò của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng hành chính, đồng thời có các quy định đảm bảo và thể hiện nguyên tắc độc lập, khách quan trong tố tụng hành chính.
- Ông nghĩ sao về khái niệm hành vi hành chính được trình bày trong dự thảo Luật này?
Ông Trần Ngọc Vinh: Theo định nghĩa về hành vi hành chính thì hai cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hành chính, một là cơ quan hành chính nhà nước, hai là cơ quan khác của nhà nước.
Tôi thấy quy định về hành vi hành chính tại khoản 2, điều 2 là "hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền..." vẫn chưa đầy đủ vì còn thiếu hành vi hành chính của cơ quan khác của nhà nước.
Tại điểm a, khoản 2, điều 103, tôi cho rằng để bảo vệ quyền lợi của người dân thì nên kéo dài thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính lên 2 năm. Vì thực tế hiện nay có rất nhiều quyết định hành chính khi ban hành xâm phạm đến lợi ích của công dân, song người dân vẫn không biết quyết định hành chính đó là vi phạm. Sự việc kéo dài cho đến khi có những trường hợp tương tự có người khiếu kiện thì họ mới biết, mà khi đó họ khiếu kiện thì đã hết thời hiệu.
- Theo ông, cần bổ sung gì thêm vào dự thảo Luật?
Ông Trần Ngọc Vinh: Tại điều 8, tôi đề nghị nên bổ sung quy định về việc luật sư, người đại diện của đương sự có thể thay đương sự trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ.
Tại điểm c, khoản 2, điều 155, tôi cho rằng nên bỏ quy định về hủy quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan đến quyết định bị hủy, bởi vì quyết định hành chính bị hủy thì đương nhiên những quyết định khiếu nại đối với quyết định hành chính đó không còn hiệu lực. Mặt khác, thẩm quyền của tòa án không có việc giải quyết quyết định khiếu nại. Đề nghị ban soạn thảo xem xét.
Xin cảm ơn ông./.
Theo ông Trần Ngọc Vinh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thì dự thảo Luật tố tụng hành chính cần quy định mở rộng hơn khái niệm quyết định hành chính.
- Xin ông nói rõ hơn về việc cần thiết mở rộng hơn khái niệm quyết định hành chính?
Ông Trần Ngọc Vinh: Hiện nay, nhiều cơ quan nhà nước khi quyết đinh về một vấn đề nào đó thường không ra quyết định hành chính mà chỉ có công văn truyền đạt ý kiến, thông báo mang tính chỉ đạo, bắt buộc thi hành nên người dân lại không có cơ sở khởi kiện (vì hình thức thể hiện không phải là quyết định hành chính).
Do vậy, tôi đề nghị trong Luật tố tụng hành chính cần quy định mở rộng hơn khái niệm quyết định hành chính. Các văn bản của cơ quan nhà nước có đóng dấu Quốc huy do người có thẩm quyền ký đều được coi là quyết định hành chính.
- Như vậy, việc ban hành Luật là cần thiết, thưa ông?
Ông Trần Ngọc Vinh: Đúng vậy, vì trong hoạt động thực tiễn, các cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với tổ chức, cá nhân và ngược lại, nên phát sinh rất nhiều mối quan hệ, hành vi cần phải được điều chỉnh bằng luật.
Tôi cho rằng, vai trò của luật sư trong tố tụng hành chính có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng các quy định trong dự thảo Luật tố tụng hành chính về vai trò của luật sư chưa tương xứng với vai trò.
Đề nghị ban soạn thảo chỉnh lý, bổ sung quy định đảm bảo vai trò của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng hành chính, đồng thời có các quy định đảm bảo và thể hiện nguyên tắc độc lập, khách quan trong tố tụng hành chính.
- Ông nghĩ sao về khái niệm hành vi hành chính được trình bày trong dự thảo Luật này?
Ông Trần Ngọc Vinh: Theo định nghĩa về hành vi hành chính thì hai cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hành chính, một là cơ quan hành chính nhà nước, hai là cơ quan khác của nhà nước.
Tôi thấy quy định về hành vi hành chính tại khoản 2, điều 2 là "hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền..." vẫn chưa đầy đủ vì còn thiếu hành vi hành chính của cơ quan khác của nhà nước.
Tại điểm a, khoản 2, điều 103, tôi cho rằng để bảo vệ quyền lợi của người dân thì nên kéo dài thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính lên 2 năm. Vì thực tế hiện nay có rất nhiều quyết định hành chính khi ban hành xâm phạm đến lợi ích của công dân, song người dân vẫn không biết quyết định hành chính đó là vi phạm. Sự việc kéo dài cho đến khi có những trường hợp tương tự có người khiếu kiện thì họ mới biết, mà khi đó họ khiếu kiện thì đã hết thời hiệu.
- Theo ông, cần bổ sung gì thêm vào dự thảo Luật?
Ông Trần Ngọc Vinh: Tại điều 8, tôi đề nghị nên bổ sung quy định về việc luật sư, người đại diện của đương sự có thể thay đương sự trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ.
Tại điểm c, khoản 2, điều 155, tôi cho rằng nên bỏ quy định về hủy quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan đến quyết định bị hủy, bởi vì quyết định hành chính bị hủy thì đương nhiên những quyết định khiếu nại đối với quyết định hành chính đó không còn hiệu lực. Mặt khác, thẩm quyền của tòa án không có việc giải quyết quyết định khiếu nại. Đề nghị ban soạn thảo xem xét.
Xin cảm ơn ông./.
Vũ Anh Minh (Vietnam+)