Cần sớm khắc phục những hạn chế trong định giá đất

Vấn đề định giá đất hiện đang còn rất nhiều bất cập, cần sớm được khắc phục, đổi mới để tạo sự minh bạch, công bằng cho người dân.

Các chuyên gia quốc tế cho rằng, việc định giá đất ở Việt Nam nên bắt đầu từ mô hình đơn giản để tránh tốn kém. Giá trị đưa ra trong bảng giá đất cần phải có liên hệ với thị trường, có sự tham gia của chính quyền địa phương và người dân nhằm nâng cao chất lượng định giá và hạn chế được khiếu tại tố cáo.
Vấn đề định giá đất hiện nay còn rất nhiều bất cập, cần sớm được khắc phục, đổimới để tạo sự minh bạch, công bằng cho người dân, thị trường bất động sản.

Vấn đề này được nhiều đại biểu tham gia thảo luận tại hội thảo về giá đất doTổng Cục quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức ngày 13/8 tạiThành phố Hồ Chí Minh.

Ông Bùi Ngọc Tuấn, Cục trưởng Cục Kinh tế và Phát triển quỹ đất-Tổng Cục quản lýđất đai cho biết pháp luật về giá đất đã từng bước tiếp cận cơ chế thị trường,phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, tạo chuyển biếnlớn trong quản lý Nhà nước về đất đai, phát huy nguồn lực đất đai để phát triểnkinh tế-xã hội. Giá đất do Nhà nước quy định theo nguyên tắc nêu trên đã gópphần tăng nguồn thu cho ngân sách, hạn chế tham nhũng trong quản lý, sử dụngđất, đồng thời là cơ sở để giải quyết tốt hơn quyền lợi của người dân khi Nhànước thu hồi đất.

Tuy nhiên, vấn đề định giá đất đã bộc lộ nhiều bất cập. Cụ thể như nguyên tắcđịnh giá chưa định lượng được thế nào là "sát" với giá chuyển nhượng quyền sửdụng đất thực tế trên thị trường và chưa làm rõ được thế nào là "trong điều kiệnbình thường," chưa quy định cụ thể theo mục đích sử dụng đất và thời hạn sử dụngđất. Nguyên tắc này cũng chưa bao hàm những nơi, những loại đất không có giaodịch về quyền sử dụng đất. Khung giá đất luôn không theo kịp biến động của thịtrường, đặc biệt có nơi khung giá đất chỉ bằng 20% giá thị trường.

Mặt khác, khung giá chỉ quy định theo 3 vùng (đồng bằng, trung du, miền núi) nênbiên độ giữa giá đất tối đa và tối thiểu có khoảng cách lớn (từ 1,5 đến 81 triệuđồng/m2 đối với đất ở tại đô thị loại đặc biệt). Bảng giá đất tại nhiều địaphương, nhất là tại các đô thị lớn, vẫn thấp hơn nhiều so với giá đất thị trường(chỉ bằng khoảng 30-60%).

Ngoài ra, theo các chuyên gia, nhiều vấn đề khác như Nhà nước chưa có cơ quanđịnh giá chuyên nghiệp mà chủ yếu theo cơ chế hội đồng liên ngành; chưa có hệthống quản lý, theo dõi, cập nhật giá đất trên thị trường; số lượng các tổ chứctư vấn giá đất còn ít, năng lực định giá còn hạn chế... dẫn đến việc xây dựngbảng giá đất, định giá cụ thể chưa đáp ứng yêu cầu và chưa được thực hiện đồngđều tại các địa phương.

Ông Olov Farnlvist, chuyên gia cao cấp của Cơ quan lập bản đồ, địa chính và đăngký đất Thụy Điển cho rằng Việt Nam cần xác định giá đất thống nhất giữa Trungương và địa phương. Việc định giá chủ yếu là hoạt động mang tính địa phươngnhưng đối với định giá hàng loạt thì cần có sự giám sát từ Trung ương để có thểtiến hành định giá một cách thống nhất. Các giá trị đưa ra trong bảng giá đấtthì cần phải có liên hệ với thị trường, đồng thời có sự tham gia của chính quyềnđịa phương và người dân, từ đó hạn chế được khiếu tại tố cáo cũng như nâng caochất lượng định giá.

Theo ông Olov Farnlvist, đối với Việt Nam, việc định giá đất nên bắt đầu từ môhình đơn giản, nếu không chi phí thu thập tư liệu rất tốn kém, sau đó nếu cóđiều kiện thì mới bắt đầu mở rộng mô hình định giá. Nhiều ý kiến cho rằng, giáđất do Nhà nước quy định phải bảo đảm nguyên tắc theo mục đích sử dụng tại thờiđiểm định giá, theo thời hạn sử dụng đất, đồng thời phù hợp với giá đất phổ biếntrên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng. Nhiều ýkiến đề nghị nguyên tắc định giá đất cần bảo đảm tính công khai, minh bạch.

Tại cuộc hội thảo, nhiều nội dung được các đại biểu, chuyên gia thảo luận nhưcác phương pháp định giá đất; phạm vi, điều kiện áp dụng phương pháp định giáđất đối với từng loại đất, quy định về khung giá, quy định về xây dựng và banhành bảng giá đất, việc áp dụng bảng giá đất; trình tự, thủ tục xây dựng bảnggiá đất; xử lý giá đất tại khu vực giáp ranh; quy định về định giá đất cụ thể;trình tự, thủ tục và việc áp dụng định giá đất cụ thể đối với từng loại đất.../.

Hoàng Anh Tuấn (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Chung cư cho người có thu nhập thấp bên kên Tàu Hủ-Bến Nghé, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Kích hoạt nhà ở xã hội, khơi thông tăng trưởng

Không chỉ dừng lại ở mục tiêu an cư cho người thu nhập thấp, nhà ở xã hội còn là chính sách kinh tế mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần mở rộng dư địa tăng trưởng, kích hoạt dòng vốn đầu tư.