Ngày 1/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng tư vấn Dân chủ Pháp luật, thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến các nhân sĩ, trí thức hàng đầu khu vực phía Nam về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Phát biểu tại Hội nghị, các đại biểu đánh giá bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có nhiều điểm mới, đồng thời các đại biểu đã có những đóng góp quan trọng cho bản Dự thảo, trong đó một số ý kiến nêu bật vấn đề cần thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo trong bản Hiến pháp sửa đổi.
Đại biểu Nguyễn Hữu Danh, Ủy viên Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, trước tình hình phức tạp ở quần đảo Trường Sa và Hoàng sa hiện nay thì ngay trong lời nói đầu của Hiến pháp cần ghi rõ quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Theo ông Nguyễn Hữu Danh, lời nói đầu Dự thảo Hiến pháp sửa đổi có ghi “Hiến pháp này tiếp tục khẳng định ý chí của nhân dân và chủ quyền quốc gia; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; xây dựng và bảo vệ tổ quốc…” chưa thể hiện rõ thực hiện chủ quyền quốc gia tại các hải đảo ở biển Đông. Do vậy, ông Nguyễn Hữu Danh đề nghị bổ sung cụm từ “chủ quyền quốc gia” là “Hiến pháp này tiếp tục khẳng định ý chí của nhân dân và chủ quyền quốc gia tại quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và các đảo khác tại biển Đông.”
Cùng quan điểm này, Luật gia Hồ Ngọc Cử - Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, lời nói đầu của Hiến pháp cần khẳng định chủ quyền quốc gia như tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam vào thời Lý. Luật gia Hồ Ngọc Cử cũng đề nghị bổ sung vào lời nói đầu của Hiến pháp sửa đổi, trong đó khẳng định việc bảo vệ chủ quyền quốc gia Việt Nam, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngoài vấn đề chủ quyền quốc gia được nhiều người quan tâm, một số đại biểu đã đóng góp các vấn đề liên quan quyền con người trong tố tụng hình sự. Ông Võ Văn Thiện, Trưởng ban Công tác phía Nam Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cho rằng các quy định hiện nay của Hiến pháp, pháp luật liên quan đến Hội thẩm nhân dân đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện đảm bảo ngày càng tốt hơn sự tham gia của nhân dân trong hoạt động giải quyết, xét xử các loại vụ án. Mặc dù vậy, nhưng trong thực tiễn cũng còn một số bất cập cần được khắc phục, ví dụ như Hiến pháp hiện hành mới chỉ quy định nguyên tắc về việc xét xử của Tòa án có Hội thẩm tham gia và địa vị pháp lý của Hội thẩm khi xét xử là ngang quyền với Thẩm phán.
Ông Võ Văn Thiện nhấn mạnh, với tầm quan trọng của chế định này, Hiến pháp sửa đổi cần thể hiện rõ bản chất của chế định Hội thẩm nhân dân như việc nhân dân tham gia vào thực hiện quyền lực nhà nước (quyền tư pháp).
Ông Thiện đề nghị quy định trong Hiến pháp: “Hội thẩm là những công dân tiêu biểu, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của công dân, được bầu hoặc cử tham gia công tác xét xử của Tòa án”./.
Phát biểu tại Hội nghị, các đại biểu đánh giá bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có nhiều điểm mới, đồng thời các đại biểu đã có những đóng góp quan trọng cho bản Dự thảo, trong đó một số ý kiến nêu bật vấn đề cần thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo trong bản Hiến pháp sửa đổi.
Đại biểu Nguyễn Hữu Danh, Ủy viên Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, trước tình hình phức tạp ở quần đảo Trường Sa và Hoàng sa hiện nay thì ngay trong lời nói đầu của Hiến pháp cần ghi rõ quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Theo ông Nguyễn Hữu Danh, lời nói đầu Dự thảo Hiến pháp sửa đổi có ghi “Hiến pháp này tiếp tục khẳng định ý chí của nhân dân và chủ quyền quốc gia; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; xây dựng và bảo vệ tổ quốc…” chưa thể hiện rõ thực hiện chủ quyền quốc gia tại các hải đảo ở biển Đông. Do vậy, ông Nguyễn Hữu Danh đề nghị bổ sung cụm từ “chủ quyền quốc gia” là “Hiến pháp này tiếp tục khẳng định ý chí của nhân dân và chủ quyền quốc gia tại quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và các đảo khác tại biển Đông.”
Cùng quan điểm này, Luật gia Hồ Ngọc Cử - Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, lời nói đầu của Hiến pháp cần khẳng định chủ quyền quốc gia như tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam vào thời Lý. Luật gia Hồ Ngọc Cử cũng đề nghị bổ sung vào lời nói đầu của Hiến pháp sửa đổi, trong đó khẳng định việc bảo vệ chủ quyền quốc gia Việt Nam, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngoài vấn đề chủ quyền quốc gia được nhiều người quan tâm, một số đại biểu đã đóng góp các vấn đề liên quan quyền con người trong tố tụng hình sự. Ông Võ Văn Thiện, Trưởng ban Công tác phía Nam Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cho rằng các quy định hiện nay của Hiến pháp, pháp luật liên quan đến Hội thẩm nhân dân đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện đảm bảo ngày càng tốt hơn sự tham gia của nhân dân trong hoạt động giải quyết, xét xử các loại vụ án. Mặc dù vậy, nhưng trong thực tiễn cũng còn một số bất cập cần được khắc phục, ví dụ như Hiến pháp hiện hành mới chỉ quy định nguyên tắc về việc xét xử của Tòa án có Hội thẩm tham gia và địa vị pháp lý của Hội thẩm khi xét xử là ngang quyền với Thẩm phán.
Ông Võ Văn Thiện nhấn mạnh, với tầm quan trọng của chế định này, Hiến pháp sửa đổi cần thể hiện rõ bản chất của chế định Hội thẩm nhân dân như việc nhân dân tham gia vào thực hiện quyền lực nhà nước (quyền tư pháp).
Ông Thiện đề nghị quy định trong Hiến pháp: “Hội thẩm là những công dân tiêu biểu, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của công dân, được bầu hoặc cử tham gia công tác xét xử của Tòa án”./.