Ngày 28/3, thành phố Cần Thơ sơ kết 3 năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn và tiếp tục triển khai thực hiện đề án để đào tạo và nâng chất lượng cho hơn 18.000 lao động giai đoạn 2013-2015 đáp ứng yêu cầu phát triển công, nông nghiệp của địa phương.
Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Cần Thơ đến năm 2020,” trong đó giai đoạn đầu từ năm 2010-2012, đã tạo điều kiện cho hơn 9.300 lao động nông thôn và các đối tượng chính sách xã hội được tham gia học nghề, góp phần tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề, nâng cao thu nhập cho hơn 71% học viên và gia đình nông thôn khó khăn.
Đến nay, có nhiều hộ thoát nghèo từ chương trình này và chương trình phối hợp giữa dạy nghề cho lao động nông thôn và các mô hình thoát nghèo bền vững, từng bước thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội của thành phố và cả nước.
Ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công thương thành phố Cần Thơ nhấn mạnh: Trong đào tạo nghề cần giáo dục ý thức tổ chức, kỷ luật cho người lao động, giáo dục nền nếp và thay đổi tư duy ý thức của người lao động theo tác phong công nghiệp hiện đại.
Hiện nay, ý thức của đa số lao động sau đào tạo còn thấp, còn đậm chất nông dân. Nhiều lao động tham gia sản xuất, chế biến nghỉ việc tùy tiện, giờ giấc bê trễ, ảnh hưởng đến năng suất lao động của các cơ sở, doanh nghiệp. Đặc biệt cần tổ chức bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động để đáp ứng kịp thời các yêu cầu về kỹ thuật của đơn vị tuyển dụng.
Ngoài ra, việc dạy nghề cho lao động nông thôn sắp tới cũng cần trang bị thêm máy móc, thiết bị tiên tiến phù hợp với công nghệ, kỹ thuật hiện đại của các cơ sở tuyển dụng để lao động qua đào tạo có thể vận dụng nhịp nhàng các kỹ năng, kiến thức đã học với thực tế việc làm.
Trong ba năm tới, thành phố Cần Thơ tiếp tục đào tạo 15.000 lao động trình độ sơ cấp nghề và hơn 2.200 lao động trình độ trung cấp nghề. Thành phố tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách tạo điều kiện, cơ hội học nghề đối với lao động, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn./
Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Cần Thơ đến năm 2020,” trong đó giai đoạn đầu từ năm 2010-2012, đã tạo điều kiện cho hơn 9.300 lao động nông thôn và các đối tượng chính sách xã hội được tham gia học nghề, góp phần tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề, nâng cao thu nhập cho hơn 71% học viên và gia đình nông thôn khó khăn.
Đến nay, có nhiều hộ thoát nghèo từ chương trình này và chương trình phối hợp giữa dạy nghề cho lao động nông thôn và các mô hình thoát nghèo bền vững, từng bước thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội của thành phố và cả nước.
Ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công thương thành phố Cần Thơ nhấn mạnh: Trong đào tạo nghề cần giáo dục ý thức tổ chức, kỷ luật cho người lao động, giáo dục nền nếp và thay đổi tư duy ý thức của người lao động theo tác phong công nghiệp hiện đại.
Hiện nay, ý thức của đa số lao động sau đào tạo còn thấp, còn đậm chất nông dân. Nhiều lao động tham gia sản xuất, chế biến nghỉ việc tùy tiện, giờ giấc bê trễ, ảnh hưởng đến năng suất lao động của các cơ sở, doanh nghiệp. Đặc biệt cần tổ chức bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động để đáp ứng kịp thời các yêu cầu về kỹ thuật của đơn vị tuyển dụng.
Ngoài ra, việc dạy nghề cho lao động nông thôn sắp tới cũng cần trang bị thêm máy móc, thiết bị tiên tiến phù hợp với công nghệ, kỹ thuật hiện đại của các cơ sở tuyển dụng để lao động qua đào tạo có thể vận dụng nhịp nhàng các kỹ năng, kiến thức đã học với thực tế việc làm.
Trong ba năm tới, thành phố Cần Thơ tiếp tục đào tạo 15.000 lao động trình độ sơ cấp nghề và hơn 2.200 lao động trình độ trung cấp nghề. Thành phố tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách tạo điều kiện, cơ hội học nghề đối với lao động, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn./
Bảo Trân (TTXVN)