Không chỉ giữ ngôi vị số 1 trên bảng tổng sắp huy chương, Canada cũng đồng thời trở thành nước chủ nhà gặt hái được thành công lớn nhất từ trước tới nay trong lịch sử Thế vận hội mùa Đông, khi đạt mốc 13 huy chương vàng trong ngày hôm qua (28/2).
Với 13 huy chương vàng, Canada đã phá vỡ kỷ lục được lập bởi Mỹ và Na Uy (10 huy chương vàng) trước đây. Thành tích 13 huy chương vàng cũng đã từng được lập bởi Liên Xô ở Innsbruck năm 1976, Na Uy ở Salt Lake năm 2002. Tuy nhiên, Canada là nước chủ nhà đầu tiên đạt tới con số huy chương vàng này. Đây cũng là thành tích tốt nhất của thể thao Canada tính trong cả lịch sử Thế vận hội mùa Đông lẫn mùa Hè.
Trước đây, Canada từng 2 lần đăng cai Thế vận hội, gồm Thế vận hội mùa Hè 1972 ở Montreal và Thế vận hội mùa Đông Calgary 1988, nhưng chưa bao giờ họ có được thành công vang dội thế này. Kỷ lục cũ của họ là giành được 10 huy chương vàng ở Thế vận hội mùa Hè Los Angeles năm 1984. Với vẻ đầy tự hào, Chris Rudge, Chủ tịch Ủy ban Olympic Canada phát biểu: “Kể cả trong mơ tôi cũng chưa bao giờ nghĩ được chúng tôi lại có thể giành được nhiều vàng đến thế.”
Trong ngày hôm qua, Canada đã giành được 3 huy chương vàng ở các môn Curling nam (thắng Na Uy 6-3 trong trận chung kết), trượt ván nam (Jay Anderson) và trượt băng tốc độ nội dung đồng đội nam. Hiện tại, Canada vẫn còn có cơ hội đánh bóng thêm cho thành công của họ nếu như giành chiến thắng ở trận chung kết hockey nam với đội tuyển Mỹ, và ở môn trượt ván 50km vào ngày thi đấu cuối cùng.
Như đã biết, Mỹ đã giành được tới 36 huy chương các loại (9 vàng, 14 bạc, 13 đồng), lập kỷ lục về số huy chương tại các kỳ Thế vận hội mùa Đông. Thế nhưng, nếu xét về số huy chương vàng thì họ còn xếp dưới cả đoàn Đức, cũng giành thêm 1 huy chương vàng trượt băng tốc độ nội dung đồng đội nữ. Còn chiếc huy chương vàng mà đoàn Mỹ giành được trong ngày hôm qua là ở môn trượt lòng máng nội dung 4 người.
Một trong những hình ảnh ấn tượng nhất trong ngày thi đấu áp chót là sự xuất hiện của vận động viên người Ghana Kwame Nkrumah-Acheampong, người được cánh báo chí đặt cho biệt danh báo tuyết. Năm nay 35 tuổi, sinh ra ở Glasgow (Scotland), mới chỉ làm quen với môn thể thao này từ cách đây 7 năm, song Kwame đã quyết định đại diện cho quê hương mình, một quốc gia nằm ở Tây Phi, ở Thế vận hội tưởng như chỉ dành cho những quốc gia ở Bắc bán cầu.
"Báo tuyết" hoàn thành bài thi sau 2 giờ 22 phút 60 giây (trong khi người về nhất là vận động viên Italy Giuliano Razzoli chỉ mất 1:39.32), nhưng anh vẫn chưa phải là người về đích cuối cùng, khi cán đích trước một vận động viên của Albania gần nửa phút. Dù thế nào, với tư cách là vận động viên người Phi đầu tiên có mặt ở Thế vận hội mùa Đông, Kwame cũng vẫn là người chiến thắng./.
Với 13 huy chương vàng, Canada đã phá vỡ kỷ lục được lập bởi Mỹ và Na Uy (10 huy chương vàng) trước đây. Thành tích 13 huy chương vàng cũng đã từng được lập bởi Liên Xô ở Innsbruck năm 1976, Na Uy ở Salt Lake năm 2002. Tuy nhiên, Canada là nước chủ nhà đầu tiên đạt tới con số huy chương vàng này. Đây cũng là thành tích tốt nhất của thể thao Canada tính trong cả lịch sử Thế vận hội mùa Đông lẫn mùa Hè.
Trước đây, Canada từng 2 lần đăng cai Thế vận hội, gồm Thế vận hội mùa Hè 1972 ở Montreal và Thế vận hội mùa Đông Calgary 1988, nhưng chưa bao giờ họ có được thành công vang dội thế này. Kỷ lục cũ của họ là giành được 10 huy chương vàng ở Thế vận hội mùa Hè Los Angeles năm 1984. Với vẻ đầy tự hào, Chris Rudge, Chủ tịch Ủy ban Olympic Canada phát biểu: “Kể cả trong mơ tôi cũng chưa bao giờ nghĩ được chúng tôi lại có thể giành được nhiều vàng đến thế.”
Trong ngày hôm qua, Canada đã giành được 3 huy chương vàng ở các môn Curling nam (thắng Na Uy 6-3 trong trận chung kết), trượt ván nam (Jay Anderson) và trượt băng tốc độ nội dung đồng đội nam. Hiện tại, Canada vẫn còn có cơ hội đánh bóng thêm cho thành công của họ nếu như giành chiến thắng ở trận chung kết hockey nam với đội tuyển Mỹ, và ở môn trượt ván 50km vào ngày thi đấu cuối cùng.
Như đã biết, Mỹ đã giành được tới 36 huy chương các loại (9 vàng, 14 bạc, 13 đồng), lập kỷ lục về số huy chương tại các kỳ Thế vận hội mùa Đông. Thế nhưng, nếu xét về số huy chương vàng thì họ còn xếp dưới cả đoàn Đức, cũng giành thêm 1 huy chương vàng trượt băng tốc độ nội dung đồng đội nữ. Còn chiếc huy chương vàng mà đoàn Mỹ giành được trong ngày hôm qua là ở môn trượt lòng máng nội dung 4 người.
Một trong những hình ảnh ấn tượng nhất trong ngày thi đấu áp chót là sự xuất hiện của vận động viên người Ghana Kwame Nkrumah-Acheampong, người được cánh báo chí đặt cho biệt danh báo tuyết. Năm nay 35 tuổi, sinh ra ở Glasgow (Scotland), mới chỉ làm quen với môn thể thao này từ cách đây 7 năm, song Kwame đã quyết định đại diện cho quê hương mình, một quốc gia nằm ở Tây Phi, ở Thế vận hội tưởng như chỉ dành cho những quốc gia ở Bắc bán cầu.
"Báo tuyết" hoàn thành bài thi sau 2 giờ 22 phút 60 giây (trong khi người về nhất là vận động viên Italy Giuliano Razzoli chỉ mất 1:39.32), nhưng anh vẫn chưa phải là người về đích cuối cùng, khi cán đích trước một vận động viên của Albania gần nửa phút. Dù thế nào, với tư cách là vận động viên người Phi đầu tiên có mặt ở Thế vận hội mùa Đông, Kwame cũng vẫn là người chiến thắng./.
(TT&VH/Vietnam+)