Ngày 1/3, các nhà khoa học thuộc Đại học Edinburgh ở Scotland công bố một phát hiện thú vị đối với những người đang muốn tìm bạn đời, đó là càng nhiều lựa chọn, càng khó chọn lựa.
Nghiên cứu dựa trên khảo sát đối với 1.868 phụ nữ và 1.870 nam giới tại 84 cuộc “xem mặt” - hình thức tìm kiếm bạn đời khá phổ biến hiện nay.
Những người đi “xem mặt” thường tham gia một loạt các cuộc hẹn, ở đó họ sẽ đánh giá sự hòa hợp của nhau chỉ bằng nói chuyện trong vòng vài phút.
Theo nhà nghiên cứu Alison Lenton, bản thân việc đánh giá nhiều ứng cử viên không phải là vấn đề. Trên thực tế, nhiều người tham gia “xem mặt” lại có cơ hội lớn khi muốn tìm “một nửa” của mình vì họ được tha hồ lựa chọn và “quăng lưới.”
Tuy nhiên, thuận lợi này chỉ phát huy hiệu quả khi tất cả các ứng cử viên đều có nét giống nhau. Khi họ tương đối khác nhau, nhân vật chính sẽ bối rối khi lựa chọn vì có nhiều yếu tố mâu thuẫn và kết cục của những cuộc gặp này là “ra về tay trắng.”
“Điều đáng ngạc nhiên là kết quả cho thấy càng nhiều lựa chọn, càng khó chọn lựa. Mọi người thường rơi vào hoàn cảnh không biết chọn ai,” Lenton giải thích.
Để hỗ trợ cho nghiên cứu, những người tham gia phải cung cấp chi tiết thông tin về nghề nghiệp, trình độ học vấn, tuổi tác, chiều cao, cân nặng và tôn giáo của mình để các nhà khoa học đánh giá mức độ khác biệt, từ đó giúp nghiên cứu đạt được mức độ chính xác cao nhất./.
Nghiên cứu dựa trên khảo sát đối với 1.868 phụ nữ và 1.870 nam giới tại 84 cuộc “xem mặt” - hình thức tìm kiếm bạn đời khá phổ biến hiện nay.
Những người đi “xem mặt” thường tham gia một loạt các cuộc hẹn, ở đó họ sẽ đánh giá sự hòa hợp của nhau chỉ bằng nói chuyện trong vòng vài phút.
Theo nhà nghiên cứu Alison Lenton, bản thân việc đánh giá nhiều ứng cử viên không phải là vấn đề. Trên thực tế, nhiều người tham gia “xem mặt” lại có cơ hội lớn khi muốn tìm “một nửa” của mình vì họ được tha hồ lựa chọn và “quăng lưới.”
Tuy nhiên, thuận lợi này chỉ phát huy hiệu quả khi tất cả các ứng cử viên đều có nét giống nhau. Khi họ tương đối khác nhau, nhân vật chính sẽ bối rối khi lựa chọn vì có nhiều yếu tố mâu thuẫn và kết cục của những cuộc gặp này là “ra về tay trắng.”
“Điều đáng ngạc nhiên là kết quả cho thấy càng nhiều lựa chọn, càng khó chọn lựa. Mọi người thường rơi vào hoàn cảnh không biết chọn ai,” Lenton giải thích.
Để hỗ trợ cho nghiên cứu, những người tham gia phải cung cấp chi tiết thông tin về nghề nghiệp, trình độ học vấn, tuổi tác, chiều cao, cân nặng và tôn giáo của mình để các nhà khoa học đánh giá mức độ khác biệt, từ đó giúp nghiên cứu đạt được mức độ chính xác cao nhất./.
Thảo Nguyên (Vietnam+)